Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 68 - 69)

Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam kiến nghị với NHNN nâng tỉ lệ sử dụng vốn không kỳ hạn để cho vay lên 25-30%, tạo điều kiện cho các NH giảm mặt bằng lãi suất và nên tính nguồn tiền vay của các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động khi áp dụng Thông tư 13.

Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam cho phép chi nhánh áp dụng lãi suất huy động vốn ngang bằng với các Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn. NHNo&PTNT Việt Nam cần có cơ chế tín dụng, cơ chế đảm bảo tiền vay phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu thuỷ sản. Vì giá trị tôm xuất khẩu lớn nên nhu cầu vốn rất lớn, nếu buộc thế chấp tài sản thì khó có thể phát triển tín dụng trên lĩnh vực này. Từ đó không thể mua được ngoại tệ và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh.

NHNo&PTNT Việt Nam nên thiết kế máy ATM, có khả năng gửi tiền mà không cần thông qua phòng kế toán-ngân quỹ như Ngân hàng Công Thương và Đông Á đã từng làm.

NHNo&PTNT Viêt Nam cũng nên chú trọng đến việc đầu tư một sổ tiết kiệm thật hấp dẫn. Sổ tiết kiệm đó càng đa dạng theo số dư của số tiền gửi tiết kiệm, số dư càng cao thì sổ tiết kiệm càng hấp dẫn. Làm được điều này Ngân hàng sẽ được 2 lợi ích lớn:

+ Khách hàng có tâm lý là gửi càng nhiều tiền càng tốt, nhiều khách hàng có nguồn tài chính lớn họ đến giao dịch với chúng ta không chỉ là số tiền lãi mà cái họ cần là cái danh dự, là cái được tôn trọng. Nếu sổ tiết kiệm càng có giá trị thì họ sẽ càng tự hào khi đến giao dịch với chúng ta.

+ Khi ra khỏi Ngân hàng, khách hàng cầm một vật thật có giá trị thì sẽ gây sự chú ý cho những người xung quanh. Vì thế, thương hiệu của Ngân hàng vô tình lại được nhiều người biết đến.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 68 - 69)