Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ lớn (Trang 28 - 35)

5. Kết cấu đề tài

1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan

- Về phía khách hàng:

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh… Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng.

+ Sự trung thực của khách hàng:

Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín dụng.

Chẳng hạn như sử dụng vốn vay đầu tư vào tài sản cố định, vào bất động sản, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

+ Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng:

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khoa học, không thực hiện kỹ càng… Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. Ví dụ các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp như: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành công xưởng của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận được của cả dự án, ảnh hưởng xấu tới việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.

- Về phía ngân hàng:

+ Công tác thẩm định:

 Thẩm định dự án đầu tư:

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp ngân hàng rút ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

Thông qua công tác thẩm định, ngân hàng sẽ phát hiện, bổ sung thêm những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án đồng thời làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Công tác thẩm định tập trung ở hai nội dung:

Thẩm định toàn diện các nội dung của luận chứng kinh tế, kỹ thuật, báo cáo kinh tế của các dự án tiền khả thi.

Thẩm định toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bước đầu tiên của thẩm định dự án là phải thu thập thông tin sau đó sẽ tiếp đến tiến hành phân tích những thông tin đó. Những thông tin thu thập phải đồng bộ, từ nhiều nguồn khác nhau như:

Thẩm định về phương diện thị trường:

Kiểm tra cân đối cung cầu về sản phẩm của dự án, tuỳ theo phạm vi tiêu thụ sản phẩm ở trong nước hay xuất khẩu:

Nhu cầu của thị trường, dự báo mức độ gia tăng

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương

Đánh giá những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của dự án trong tương lai, độ bền của nhu cầu sử dụng của sản phẩm thay thế.

. Khả năng đáp ứng các nguồn cung cấp đầu vào: tính ổn định và tính thường xuyên của nguồn cung ứng.

Căn cứ vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về sản phẩm:

Ưu thế tương đối của sản phẩm do dự án sản xuất về: giá thành, chất lượng, mẫu mã, điều kiện lưu thông và tiêu thụ.

Khả năng và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm, kênh phân phối, khả năng nắm bắt thông tin.

Những con số cụ thể về khả năng tiêu thụ sản phẩm ở quá khứ và tương lai.

Thẩm định về phương diện kỹ thuật:

Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án, việc lựa chọn hình thức đầu tư và công suất của dự án.

Khai thác tiềm năng sẵn có và lâu dài, có khả năng đáp ứng được nhu cầu cần thiết, tối ưu hoá hiệu quả của dự án.

Nhu cầu về dây chuyền công nghệ và lựa cho thiết bị máy móc, khả năng tìm kiếm, lựa chọn công nghệ thích hợp, kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Thẩm định tiến độ thực hiện của dự án.

Thẩm định về phương diện tổ chức:

Xem xét cơ cấu tài chính: vấn đề về quyền lợi và trách nhiệm được kết nối như thế nào.

Năng lực tài chính, quản lý của nhóm điều hành, của nhân viên: có những hoạt động đào tạo trước mắt và lâu dài.

Thẩm định về mặt tài chính của dự án:

Đây chính là vấn đề cốt lõi nhất khi thẩm định dự án đầu tư đối với bất kỳ một ngân hàng nào khi đưa ra quyết định cho vay mà đặc biệt là cho vay trung dài hạn. Thẩm định về mặt tài chính được coi là sự đảm bảo tối thiểu cho khoản vay sắp cung cấp. Thẩm định tài chính bao gồm các nội dung chính là:

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương Vốn xây lắp: thường được tính toán trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và đơn giá xây lắp tổng hợp hay suất vốn đầu tư.

Vốn thiết bị: căn cứ vào danh mục thiết bị để kiểm tra giá cả mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo quy định của nhà nước. Đối với những thiết bị được chuyển giao công nghệ thì tính gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ.

Vốn kiến thiết cơ bản khác: cần tính tới nhu cầu vốn lưu động ban đầu và nhu cầu bổ sung vốn lưu động và những khoản mục chi phí cần thiết khác.

Dựa trên những tính toán cơ bản thì chủ dự án có trách nhiệm bỏ một phần vốn tự có của mình vào tổng khoản vay và đó được coi là điều kiện cần đảm bảo về uy tín và độ an toàn, phòng tránh rủi ro của khoản tín dụng trung dài hạn.

Tiến độ bỏ vốn đầu tư: có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với những công trình có thời gian xây dựng dài, cần thiết phải phân bổ tiến độ bỏ vốn theo giai đoạn thích hợp để tạo điều kiện cho việc điều hành vốn của ngân hàng.

Yếu tố quyết định trực tiếp cho việc lựa chọn cho vay hay không chính là khả năng sinh lợi của dự án vì ngân hàng cũng là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên họ cũng phải quan tâm tới lợi nhuận của dự án. Vì vậy, trước khi bỏ vốn đầu tư, khách hàng và ngân hàng thường tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án qua một số chỉ tiêu sau:

Khả năng thu nhập của dự án trên doanh thu và chi phí vận hành hàng năm của dự án

Doanh thu thuần = Doanh thu toàn bộ - Thuế VAT ỷ ấ ợ ậ ã ầ

ổ ố đầ ư

Nếu tỷ suất lợi nhuận của dự án > lãi suất tiền gửi thì nên đầu tư

Thời gian hoàn vốn: là số năm mà dự án cần thiết phải hoạt động để tổng số lợi nhuận và khấu hao thu được bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

ờ à ố ố đầ ư

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương Thời gian hoàn vốn phản ánh hiệu quả của đầu tư, thời gian hoàn vốn càng nhanh thì hiệu quả đầu tư càng có hiệu quả.

Giá trị hiện tại ròng (NPV): cho ta biết quy mô của thu nhập từ dự án trong suốt quá trình hoạt động từ khi khởi đầu cho đến khi kết thúc.

NPV = i n i i n i r Ci r Ti ) 1 ( ) 1 ( 0 0        Trong đó: n: số năm r: tỷ lệ chiết khấu

Ti: khoản thu của dự án ở năm thứ i

Ci: khoản chi cho đầu tư ở năm thứ i

Ngân hàng cho vay khi NPV > 0 vì khi đó dự án có tính khả thi, doanh nghiệp sẽ có lãi và có thể trả nợ ngân hàng.

Chỉ tiêu suất thu hồi nội bộ (IRR):

Suất thu hồi nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tương ứng với nó giá trị của NPV = 0

2 1 1 2 1 1 ) ( NPV NPV r r NPV r IRR    

Suất thu hồi nội bộ là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chịu đựng được. Dự án có tính khả thi khi IRR > lãi suất vay dự án vì khi đó doanh nghiệp vừa trả được nợ ngân hàng và vừa có lãi.

+ Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Ví dụ về chính sách lãi suất, khi lãi suất cho vay quá cao thì khách hàng sẽ không đến vay ngân hàng, ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn gây một hiệu quả tồi tệ đến hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay quá thấp thì sẽ có rất nhiều khách hàng đến vay và lúc này ngân hàng khó có khả năng đáp ứng hết khả năng về vốn trung dài hạn cho khách hàng.

+ Chất lượng nhân sự:

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giởi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, năm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng.

+ Công tác tổ chức ngân hàng:

Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc.

+ Thông tin tín dụng:

Những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho ngân hàng trong những công việc có liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tiền vay.

SVTH: Đinh Thị Thanh Huyền GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LỚN

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ lớn (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)