MÔI TRƢỜNG VI MÔ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu nahj MTV giai mỹ (Trang 27 - 30)

Đây là lọai môi trường được hình thành tùy thuộc vào đặc điểm họat động từng ngành, từng doanh nghịêp. Môi trường này có tác động ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên, đe dọa trực tiếp sự thành bại của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thường gồm:

● Khách hàng:

Là những người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Không có khách hàng, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ

của mình. Khi đề cập đến yếu tố này các nhà quản trị cần làm rõ một số khía cạnh sau đây:

- Khách hàng mục tiêu của Công Ty là ai? nhu cầu và thị hiếu của họ là gìnhững khuynh hướng trong tương lai của họ là gì?

- Ý kiến của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của Công Ty ra sao? - Mức độ trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của Công Ty?

- Áp lực của khách hàng hiện tại đối với Công Ty và xu hướng sắp tới như thế nào?

● Những ngƣời cung ứng:

Là những nhà cung cấp các nguồn lực như: Vật tư, thiết bị, vốn, nhân lực… cho họat động của Công Ty, kể cả các cơ quan cấp trên như: bộ chủ quản, liên hiệp xí nghiệp,… có quyền đưa ra các chính sách và qui định đối với họat động Công Ty.

Những nhà cung cấp thường là cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình họat động Công Ty về Số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạn cung cấp các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả họat động của một doanh nghiệp.

Để giảm bớt rủi ro từ yếu tố này, Công Ty phải tạo ra được mối quan hệ gắn bó với những người cung ứng, các cơ quan cấp trên. Mặt khác, phải tìm ra nhiều nhà cung ứng khác nhau về một lọai nguồn lực. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị trong Công Ty thực hiện quyền lựa chọn và chống lại sức ép của các nhà cung cấp.

● Các đối thủ cạnh tranh:

Trong xu thế hiện nay, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các Công Ty cùng cấp, các cạnh tranh này ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Công Ty phải ý thức đuợc sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chính sách thích hợp nhằm giảm được các rủi ro trong họat động kinh doanh của mình. Các nguy cơ cạnh tranh trên thực tế có thể chia thành 3 dạng sau đây:

- Cạnh tranh của các Công Ty hiện hữu trong ngành: hình thức cạnh tranh này xảy ra giữa các doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành. Phương thức cạnh tranh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức chẳng hạn cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ trước và sau bán hàng…mức độ cạnh tranh cũng có thể khác nhau tùy theo từng ngành.

- Nguy cơ xâm nhập mới: thị phần và mức lời của các Công Ty hoạt động trong ngành có thể bị chia sẻ vì sự xâm nhập mới. Nguy cơ này có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Một cách tốt nhất để đối phó với nguy cơ này là làm cho sản phẩm rẻ hơn và tạo được dự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của Công Ty.

- Các sản phẩm thay thế: Trong xu thế hiện nay ngòai việc phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, Công Ty còn phải đối phó với những hãng ở ngòai với các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thay thế các sản phẩm và dịch vụ của hãng.

Chính sự phát triển của khoa học và công nghệ mới đã tạo điều kiện cho lọai hình cạnh tranh này ngày càng quyết liệt. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của lọai hình này là thong qua sự thay đổi về giá cả và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ. Để giành được thắng lợi với các đối thủ, Công Ty cần phải trả lời được các câu hỏi cơ bản sau đây:

- Mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh là gì? - Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?

- Điểm mạnh, điểm yếu của Công Ty mình là gì?

● Các nhóm áp lực xã hội:

Các nhóm áp lực xã hội đối với hãng có thể là: Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực doanh nghiệp đóng, hoặc là dư luận xã hội, các tổ chức công đòan, hiệp hội người tiêu dùng, các tổ chức y tế, báo chí.

Họat động của Công Ty sẽ gặp những thuận lợi, nếu được các tổ chứ trong cộng đồng ủng hộ. Ngược lại, sẽ gặp những khó khăn nếu có sự bất bình từ phía cộng đồng.

Tóm lại, bất kỳ tổ chức nào thì sự họat động của nó ít nhiều phải chịu sự tác độ của các nhóm áp lực nhất định, các nhà quản trị cần phải thường xuyên mở rộng sự thông tin với các nhóm áp lực trong cộng đồng, nắm bắt kịp thời những ý kiến, dư luận, tranh thủ sự ủng hộ và tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với những nhóm này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu nahj MTV giai mỹ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)