MÔI TRƢỜNG NỘI BỘ:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu nahj MTV giai mỹ (Trang 30 - 34)

Bao gồm các yếu tố và điều kiện bên trong của Công Ty như: Tổ chức Nhân sự, khả năng tài chính, văn hóa của tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động của Công Ty … Hòan cảnh nội bộ thể hiện những điểm mạnh, yếu của Công Ty. Nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hòan thành mục tiêu của tổ chức.

Khi họach định các mục tiêu, nhất là các mục tiêu ngắn hạn Công Ty cần phải xuất phát từ những điều kiện nội bộ của mình. Với ý nghĩa đó việc nhận thức đúng hòan cảnh nội bộ là một trong những tiền đề chủ yếu cho quá trình lựa chọn và xác định mục tiêu, chiến lược của Công Ty.

● Yếu tố nhân lực:

Đây là một yếu tố quan trọng, cần được đánh giá một cách khách quan và chính xác. Khi nghiên cứu yếu tố náy, các nhà quản trị cần làm rõ các khía cạnh sau:

- Tổng nhân lực hiện có của Công Ty. - Cơ cấu nhân lực.

- Trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề của lực lượng nhân lực - Tình hình phân bố và sử dụng lực lượng nhân lực.

- Vấn đề phân phối thu nhập, các chính sách động viên người lao động. - Khả năng thu hút nhân lực của hãng.

- Mức độ thuyên chuyển và bỏ việc.

● Khả năng tài chính:

Là 1 yếu tố đặc biệt được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Các nội dung cần xem xét ở các yếu tố này là:

- Khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài - Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn. - Việc kiểm sóat các chi phí.

- Dòng tiền (thu và chi)

- Các quan hệ tài chính trong nội bộ và trong quan hệ với các đơn vị khác.

● Khả năng nghiên cứu và phát triển của Công Ty:

Tương lai của Công Ty phần nào phụ thuộc vào yếu tố này.

Nhiều nhà quản trị còn cho rằng, yếu tố này nên được xem là tiêu thức quan trọng để đánh giá khả năng, vị thế cạnh tranh của Công Ty.

Trong nhiều ngành kinh doanh, yếu tố này trở nên quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Khả năng này được thể hiện chủ yếu qua các mặt sau:

- Khả năng phát triển sản phẩm mới. - Khả năng cải tiến kỹ thuật.

- Khả năng ứng dụng công nghệ mới.

Để thực hiện đựơc các mặt trên đòi hỏi các Công Ty thường xuyên phải thu nhập thông tin vế thị trường khách hàng, để hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới và phải thường xuyên cập nhật các thông tin về sự phát triển khoa học và công nghệ mới.

● Văn hóa của tổ chức:

Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, khuôn mẫu có tính truyền thống,những dạng hành vi, những nguyên tắc, thủ tục có tính chất chính thức mà mọi thành viên của tổ chức phải noi theo. Với cách hiểu đó, văn hóa của tổ chức thường được biểu hiện qua các họat động của doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Tính hợp thức của hành vi: những ngôn ngữ, thuật ngữ, những nghi lễ liên quan tới sự tôn kính và cách cư xử được đánh giá cao nhằm hướng dẫn hành vi của các thành viên trong một tổ chức.

- Các giá trị chính thống: những giá trị chủ yếu mà tổ chức tán thành, ủng hộ và mong đợi những người tham gia chia sẻ nó.

- Triết lý: những cái mà tổ chức đánh giá cao và xem là có giá trị, làm cơ sở cho cách thức đối với người lao động, khách hàng và người tiêu dùng.

- Những luật lệ: có những nguyên tắc chặt chẽ liên quan tới vịệc được chấp nhận là thành viên của tổ chức. Những người mới tới luôn phải học những điều này để được chấp nhận là thành viên đầy đủ của nhóm và tổ chức.

- Bầu không khí tổ chức: tổng thể những cảm giác được tạo ra từ những điều kiện làm việc, những cách thức cư xử và tương tác, và những cách thức mà các thành viên quan hệ với khách hàng và những người bên ngòai.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu nahj MTV giai mỹ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)