CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CÁC PHÕNG BAN:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu nahj MTV giai mỹ (Trang 36 - 40)

● Giám đốc:

Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty.

- Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách thức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên.

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty,trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng thành viên .

- Kiến nghị chương án cơ cấu tổ chức công ty.

- Trình báo các quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên . - Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định trong hội đồng lao động mà giám đốc ký với công ty theo quyết định của hội đồng thành viên.

● Kế toán trƣởng: Có trách nhiệm báo cáo hàng năm với giám đốc điều hành tình hình tài chính của công ty.

● Kế toán sản xuất :

- Phản ánh đầy đủ , kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất

- Tính tóan hợp lý giá thành công tác xây lắp , các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả .

- Xác định đúng đắng và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.

- Đánh giá đúng đắn kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất …trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất , tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

● Phòng tài chính :

- Tham mưu cho lãnh đạo tổng công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính-kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản , tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của nhà nước.

- Trên cơ sở kế họach tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao.

- Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm các đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán), kiểm tra việc hạch toán đúng theo chế độ kế toán nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

- Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo tổng công ty về tình hình biến động các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên cũng như toàn tổng công ty.

-Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của nhà nước.

- Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong tổng công ty ( tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra).

- Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng tổng công ty . Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước , trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của nhà nước…) đồng thời thanh toán, quyết toán với nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.

- Phối hợp các phòng ban chức năng trong tổng công ty nhằm phục vụ tốt công tác xuất kinh doanh của văn phòng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo tổng công ty.

Phòng kế hoạch kinh doanh :

- Xây dựng kế toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của tổng công ty, trên cơ sở kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của tổng công ty bao gồm các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động…và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của tổng công ty.

- Tham khảo ý kiến của các phòng ban có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch nhập xuất ….và các kế hoạch khác của tổng công ty trình tổng giám đốc . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hóa thị trường trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

- Cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ tổng công ty.

- Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ tổng công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên tổng giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi tổng giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định.

- Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những ngừời không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

● Phòng xuất nhập khẩu:

- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất nhập khẩu,.dịch vụ ủy thác và các kế hoạch khác có liên quan của tổng công ty.

- Tham mưu cho tổng giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất-nhập khẩu, pháp luật của việt nam và quóc tế về hoạt động kinh doanh này, giúp tổng giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng,thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác.

- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này.

- Nghiên cứu khảo sát đánh giá khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với tổng công ty. Giúp tổng giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán , giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.

- Giới thiệu chào bán phẩm của công ty tại các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường ,trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường quốc tế.

● Phòng nhân sự:

- Lập kế hoạch nguồn nhân lực và tuyển chọn nhân viên nhằm giúp tổ chức đủ số lượng nhân viên vào đúng vị trí và thời điẩm cần thiết.

- Đào tạo và phát triển nhân viên . - Đánh giá nhân viên.

- Trả công lao động. - Quan hệ lao động.

● Các phân xƣởng I& II:

Hoạt động của xí nghiệp đựợc thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán nội bộ giữa công ty và xí nghiệp hoặc thông qua quyết định giao nhiệm vụ của công ty. Thực hiện các công việc gia công Sản xuất các loại sản phẩm cơ khí.

● Phân phối tiền lƣơng và thu nhập:

Nguồn lương của nhân viên bao gồm các khoản sau: - Lương cơ bản.

- Các khoản phụ cấp. - Các khoản bù lương.. - Tiền thưởng hàng năm.

Nhân viên trong công ty được hưởng các phúc lợi tập thể , các khoản trợ cấp khó khăn theo quy định trong quy chế quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi của công ty. ● Năng lực nhân sự của công ty:

Bảng 2.2 Năng lực nhân sự tại công ty

STT CHỨC DANH TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Trên ĐH Đại Học Cao đẳng Khác

1 Giám Đốc 1 2 Kế toán trƣởng 1 3 Kế toán sản xuất 1 4 Phụ trách phòng kinh doanh 3 5 Phụ trách phòng nhân sự 1 6 Phụ trách phòng XNK 3 7 Phụ trách kỹ thuật 5 8 Công nhân 8 TỔNG 1 7 7 8 (Nguồn: Phòng nhân sự)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu nahj MTV giai mỹ (Trang 36 - 40)