i. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực:
3.2.6 Thành lập phòng Marketin g:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh trang gay gắt như hiện nay, công tác Marketing ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Công ty mà thực hiện tốt các công tác Marketing đưa được hình ảnh của mình đến với khách hàng thì xem như hoạt động sản xuất kinh doanh đã thành công một nửa. Công tác Marketing của công ty hiện tại đang do các nhân viên thuộc bộ phận bán hàng đảm nhiệm nên tính chuyên nghiệp chưa cao, do dó để có thể thực hiện tốt công tác Marketing thì công ty cần phải thành lập một phòng chuyên phụ trách về các hoạt động Marketing với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Phòng này nên bao gồm các bộ phận : tiếp thị quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
● Đối với bộ phận tiếp thị quảng cáo :
- Tuyên truyền hình ảnh của công ty đến với khách hàng . - Đưa sản phẩm của công ty đến tay khách hàng .
- Tìm kiếm các khách hàng mới . ● Đối với bộ phận nghiên cứu thi trường :
Nghiên cứu tâm lý khách hàng ,nhu cầu hiện tại và tương lai .
Thu thập ý kiến , nhận xét của khách hàng về những sản phẩm của công ty . Trên cơ sơ đó kịp thời cung cấp thong tin cho các bộ phân khác, để có thể cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm …cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng
● Đối với bộ phận nghiên cứu cạnh tranh :
Xem xét khả năng sản phẩm nào của công ty có sức cạnh tranh cao và sản phẩm nào khó có thể cạnh tranh được với đối thủ từ đó dành được thế chủ động trên thị trường .
♦ Kiến nghị đối với công ty
- Cần phải định hướng chiến lược kinh doanh chính xác, phổ biến cho công nhân viên hoạt động theo mục tiêu chung của công ty nhằm phát huy mọi nguồn lực đế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng them doanh thu và lợi nhuận.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân viên trong toàn công ty.
- Tuyển dụng thêm nhân viên Marketing có năng lực nhằm hoạch định chiến lược Marketing, quảng cáo.. mở rộng thêm thị trường khu vực các tỉnh lân cận.
- Cần rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục nhập khẩu, đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa cho khách hàng khi có nhu cầu.
- Tìm kiếm dần các nguồn phụ liệu trong nước có đủ chất lượng thay thế dần nhập khẩu.
- Không ngừng nghiên cứu sản phẩm chiến lược, sản phẩm thay thế phù hợp thị hiếu và nhu cầu người sử dụng.
- Cải tiến trang thiết bị - Công nghệ phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đáp ứng kịp thời tính cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ.
♦ Kiến nghị đối với nhà nƣớc
- Nhà nước cần hỗ trợ và ưu đãi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng có thể tiếp cận với nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu. - Lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh, có biện pháp chống phá giá và độc quyền trên thị trường.
- Cần hoàn thiện hệ thống luật pháp: cần tạo môi trường thong thoáng hơn về luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư...nhằm tạo điều kiện và kích thích các doanh nghiệp có
Việt nam đã gia nhập WTO và là một trong những nƣớc đƣợc đánh giá đang phát triển, thu hút đầu tƣ mạnh mẽ các doanh nghiệp trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải có những định hƣớng chiến lƣợc chính xác, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời định hƣớng cho sự phát triển và tồn tại của chính doanh nghiệp mình. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Nó là chỉ tiêu phản ảnh trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trƣớc thời buổi kinh tế thị trƣờng và cạnh tranh khốc liệt về chất lƣợng sản phẩm của nhƣ về giá và các dịch vụ đi kèm, Công ty TNHH MTV giai Mỹ sẽ không tránh khỏi những thuận lợi và khó khăn ở trên.
Là một doanh nghiệp tƣ nhân, sản xuất, buôn bán các sản phẩm phục vụ cho ngành Nội Thất và Xây Dựng. Qua các chỉ tiêu đánh giá tình hình các yếu tố công ty sản xuất ta có thể thấy sự tiến bộ của công ty. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của công ty còn rất lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn có thể tăng cao hơn nữa bằng cách áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay không những mang lại lợi ích thiết thực và cần thiết cho sự phát triển thƣơng hiệu mà giảm đƣợc chi phí Sản xuất kinh doanh đồng thời làm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty trên bƣớc đƣờng hội nhập.
Mặc dù bản thân hết sức cố gắng, nhƣng vì thới gian tìm hiểu ở công ty có hạn. Chắc rằng những đánh giá, phân tích không thể tránh đƣợc những thiếu sót.
Rất mong sự hƣớng dẫn, đóng góp của quý thầy cô, quý anh chị trong công ty để chuyên đề đƣợc hoàn thiện hơn và trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích. Cuối cùng em hy vọng và tin tƣởng rằng trong tƣơng lai công ty sẽ phát huy những mặt mạnh vốn có, khắc phục những mặt yếu còn tồn tại nhằm nâng cao biện pháp để mở rộng sản xuất, đƣa sản phẩm của công ty cạnh tranh đƣợc sản phẩm trong nƣớc và trong khu vực để cùng hòa nhập vào thế giới ngày nay.
---o0o--- Tạp chí thương mại số 10/2004
Tập thể tác giả . Tài chính doanh nghiệp- 2001 . NXB Lao Động Xã Hội. Ths. Phạm Văn Nam – ( Hiệu đính).- 2004 Quản trị học. NXB Phương Đông.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Tạo, “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, trang web: