Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48 - 51)

b. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio CAR)

2.2.1.2 Hoạt động tín dụng

Cùng với sự tăng trƣởng liên tục của hoạt động huy động vốn, dƣ nợ tín dụng của ngành ngân hàng cũng tăng trƣởng qua các năm.

Với một loạt giải pháp điều hành tín dụng theo hƣớng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, bảo đảm mức độ an toàn hoạt động của hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát, tăng trƣởng tín dụng năm 2009 đạt hơn 37,53%. Đến cuối 2010, tổng dƣ nợ tín dụng của toàn hệ thống đạt 823,8 ngàn tỷ đồng, tăng 27,65% so cùng kỳ năm 2009, trong đó tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76% (bảng 2.11).

Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng

Đvt: %

STT Năm % thay đổi so với cùng kỳ năm trƣớc

1 2007 51,54

2 2008 23,38

3 2009 37,53

4 2010 27,65

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Hiện nay, nhằm thực hiện Chỉ thi ̣ 01/2011 do NHNN ban hành ngà̀y 1/3/2011 với mục tiêu kiềm chế la ̣m phát và ổn đi ̣nh vĩ mô thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng đang đƣợc yêu cầu phải giảm dần sao cho tăng trƣởng tín du ̣ng của toàn hê ̣ thống trong 2011 xuống <20%.

Bảng 2.12 dƣới đây cũng cho thấy thị phần tín dụng của khối NHTMQD tuy chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn hệ thống nhƣng lại giảm qua các năm, còn khối NHTMCP tỷ trọng tín dụng đứng thứ 2 sau NHTMQD, tuy năm 2008 tỷ trọng giảm nhẹ (33,8%) nhƣng đã tăng mạnh trong năm 2009 (36,7%) và năm 2010 (37,1%).

Bảng 2.12: Thị phần tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng

ĐVT: %

STT Loại hình Ngân hàng Năm

2007 2008 2009 2010

Toàn hệ thống 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Khối NHNNg & LD 9,0 10,5 9,2 13,6

2 Khối NHTMCP 33,9 33,8 36,7 37,1

3 Khối NHTMQD 57,1 55,7 54,1 49,3

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Nhìn chung, tổng dƣ nợ tín dụng của các NHTM tăng trƣởng liên tục, rất đáng khích lệ. Cụ thể, tổng dƣ nợ tín dụng của BIDV năm 2009 đạt 198,979 tỷ đồng, tăng 29,1% so với 2008; năm 2010 đạt 254,192 tỷ đồng, tăng 23,2% so với 2009. Còn dƣ nợ tín dụng của Eximbank cũng tăng lên; đến 2009 đạt 38,580 tỷ đồng, tăng 82% so với 2008 và năm 2010 đạt 62,346 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch.

Về quy mô tín dụng, các NHTM cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và lƣợng khách hàng lớn nhất. Đến 2008, dƣ nợ tín dụng đạt 16.220 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng dƣ nợ tín dụng, giảm 3% so với 2007 chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ từ NHNN.

Để phát triển tín dụng, ngoài cho vay cá nhân, các NHTM cũng cho vay các DNVVN, bởi lẽ số lƣợng DNVVN đăng ký mới liên tục tăng trung bình 25%/năm, vốn đăng ký tăng 49%/năm, lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 121 tỷ USD); lại chiếm khoảng 98% tổng số 500.000 doanh nghiệp cả nƣớc năm 2010, phát triển nhanh nhất, đóng góp trên 40% cho GDP, tạo việc làm cho trên 50% số lao động.

Về chất lƣợng tín dụng, các NHTM đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp kiểm soát chất lƣợng tín dụng và đã đạt kết quả khả quan, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm từ 4% (đầu năm 2009) còn 3% (cuối năm 2009), Eximbank từ 6% (đầu năm 2009) chỉ còn 2% (cuối năm 2009), còn ACB và Sacombank thì ở mức rất thấp (<1%).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)