- Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
h. Mạng lƣới hoạt động
Để đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ NH, cũng nhƣ hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận đề ra, các NHTM đã không ngừng phát triển thêm mạng lƣới chi nhánh khắp các tỉnh, thành trong cả nƣớc. Sự tăng trƣởng chi nhánh đều đặn qua các năm, phản ánh sự năng động của các NHTM, giúp các NH nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định. Khối các NHTMQD có hệ thống mạng lƣới phát triển khá lâu và bao phủ khắp nƣớc, chính là lợi thế của khối so với các NHTMCP. Tuy nhiên, các NHTMCP cũng đang nỗ lực mở rộng mạng lƣới với tốc độ khá nhanh và có trọng điểm nhằm đáp ứng thị trƣờng (bảng 2.19).
Bảng 2.19: Mạng lưới (chi nhánh, phòng và điểm giao dịch) của một số NHTM
Đvt: Chi nhánh, phòng và điểm giao dịch
ACB 159 237 283
CTG 844 946 1.093
EIB 111 121 183
STB 247 320 366
VCB 276 319 402
(Nguồn: Số liệu thống kê từ website của các NHTM)
Mạng lƣới hoạt động của các NHTM mở rộng dần qua các năm, năm 2010 tăng vọt hơn so với các năm trƣớc. Trong đó, Sacombank cho thấy tham vọng chiếm lĩnh thị phần qua việc liên tục thành lập chi nhánh, phòng giao dịch rải đều trong cả nƣớc. Vietcombank đã có vị trí trên thị trƣờng thông qua hệ thống máy ATM - một kênh phân phối hiệu quả. Do tính chất dân số và địa bàn, TP.HCM và Hà Nội sẽ là đích nhắm của các ngân hàng nƣớc ngoài theo chiến lƣợc bán lẻ, các địa bàn tỉnh, thành khác sẽ là nơi cạnh tranh còn lại của các ngân hàng yếu thế hơn.
Thêm vào đó, Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có những bƣớc phát triển nhanh chóng. Các NH Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trƣờng kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới thông qua ngân hàng đại lý của mình (bảng 2.20)
Bảng 2.20: Số lượng ngân hàng đại lý của một số NHTM năm 2010
ĐVT; Ngân hàng đại lý
Ngân hàng ACB CTG EIB STB VCB
Số lƣợng NH đại lý 1.050 850 600 821 1.400