Hệ thống Marketing

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 70)

- Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

f. Hệ thống Marketing

Kết quả sử dụng công cụ Marketing của các NHTM Việt Nam:

Sau đại học 10%

Đại học 61% Trình độ khác 29%

Thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực tiến hành các hoạt động Marketing. Các chƣơng trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thƣơng hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, quảng cáo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng... đã đạt kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng, tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế.

Về quảng cáo, các NHTM đã tiến hành quảng cáo dƣới rất nhiều hình thức nhƣ: Báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thƣ trực tiếp, internet...; áp dụng đồng thời nhiều phƣơng thức quảng cáo để thu hút khách hàng. Thời điểm quảng cáo vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niêm thành lập NH hay ngày khai trƣơng Chi nhánh mới... Sự tập trung quảng cáo và nội dung quảng cáo cũng bƣớc đầu thu hút đƣợc khách hàng với những hình ảnh dịch vụ mới của NH nhƣ thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dƣ tài khoản, trả tiền điện, nƣớc, trả lƣơng...

Bên cạnh đó, đã có nhiều thƣơng hiệu gắn liền với sự lớn mạnh của nhiều ngân hàng. Chẳng hạn Vietcombank, trải qua hơn 20 năm xây dựng và trƣởng thành đã đƣợc tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times và tạp chí Euro Money bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều thƣơng hiệu gắn với các logo quen thuộc nhƣ: BIDV, Vietinbank, Techcombank, Agribank...

Ngoài ra, các NHTM đã dƣa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng nhƣ: Chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trƣơng trụ sở hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới... Đồng thời, để thu hút thêm khách hàng, NHTM cũng đã cử cán bộ về các doanh nghiệp, trƣờng học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trƣờng đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này, miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ...

Bên cạnh đó, Marketing NH tại Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định:

Việt Nam chƣa có nhiều trƣờng lớp đào tạo chính quy chuyên ngành Marketing; nguồn nhân lực về Marketing còn non trẻ và khan hiếm; các ngân hàng vẫn chƣa thực

sự quan tâm đúng mức công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing khiến cho nội dung Marketing của một số Chi nhánh NHTM nghèo nàn, kém hấp dẫn, không chuyên nghiệp, chƣa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.

Chi phí của các NHTM cho hoạt động Marketing phải nằm trong giới hạn chi phí tiếp thị do Bộ Tài chính quy định, tỷ lệ này quá thấp so với thông lệ quốc tế; chi quảng cáo của một số NHTM vẫn còn mang tính chất là quan hệ với cơ quan báo chí.

Sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với các Chi nhánh và các NHTM với nhau không những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng mà còn gây phản tác dụng không mong muốn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)