Yếu tố kinh tế trong nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

- Hoạt động kinh doanh vàng

d. Yếu tố kinh tế trong nƣớc

Hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế đã cung cấp thêm một lƣợng vốn khá lớn cho nền kinh tế trong nƣớc, chiếm khoảng 16%-18% GDP hàng năm và gần bằng 50% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.

Năm 2010, trong bối cảnh kinh tế còn đầy khó khăn, Việt Nam đã duy trì đƣợc mức tăng trƣởng GDP đạt 6,78%, công nghiệp tăng 7,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tƣ thấp, nhập siêu có xu hƣớng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm phát tăng cao (11,75%). Hệ thống NHTM phải đối diện với nhiều khó khăn, nhƣ: Sự biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỷ lệ an toàn theo thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, 19/2010/TT-NHNN...

Hƣớng đến năm 2011, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro, thách thức. Đó là lạm phát tăng cao, biến động về tỷ giá trên thị trƣờng tự do, biến động giá vàng… Nếu những yếu tố này không đƣợc kiểm soát tốt, có khả năng ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng ổn định của nền kinh tế 2011, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động NH.

2.2.2.2 Các yếu tố nội bộ ngân hàng a. Yếu tố khách hàng tiền gửi a. Yếu tố khách hàng tiền gửi

Với sự phát triển của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ kiến thức và kinh nghiệm ngày càng cao, các khách hàng tiền gửi sẽ ngày càng lựa chọn những sản phẩm có khả năng sinh lời cao hơn sổ tiết kiệm để đầu tƣ. Chẳng hạn nhƣ: Bảo hiểm, chứng khoán, tự doanh, đầu tƣ bất động sản, căn hộ cao cấp, chung cƣ cao tầng, mua đất làm trang trại, quyền sử dụng đất trồng rừng, trái phiếu kho bạc, ngoại tệ, vàng…

Mức độ tín nhiệm là tiêu chí số 1 trong lựa chọn ngân hàng của các khách hàng tiền gửi. Do sự sụp đổ của các quỹ tín dụng tƣ nhân trong lịch sử, lòng tin của các khách hàng cá nhân vào khối NHTMNN cao hơn khối NHTMCP. Tuy nhiên, khối NHTMCP ngày càng chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng bằng kết quả kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ. Các khách hàng tiền gửi ở VN có thói quen dùng tiền mặt, vì thế tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tiền gửi tiết kiệm; họ gửi tiền chủ yếu để tích lũy an toàn và hƣởng lãi suất, chứ chƣa tính đến hiệu quả đầu tƣ. Thống kê của Tổ chức thẻ Visa International cho thấy lƣợng cung tiền mặt trong lƣu thông ở các nƣớc phát triển chỉ 10-25%, các nƣớc đang phát triển là 75-90%. Riêng Việt Nam, trên 99%.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)