phải bao gồm những giá trị của con người Thừa Thiên -Huế truyền thống vừa mang những đặc điểm của con người Thừa Thiên- Huế hiện đại.
Huế là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Là nơi đào tạo nên những nhân tài cho đất nước. Truyền thống giáo dục gia đình ở Huế đặc biệt đề cao”gia giáo, gia huấn, gia pháp, gia phong ” nên đã mang lại những hiệu quả rất lớn. Nền giáo dục gia đình của xứ Huế ở bất kỳ tầng lớp nào cũng nhằm mục tiêu đào tạo nên những con người mang các đặc điểm được gọi là tính cách Huế như: tinh thần hiếu học, tình yêu bà con hàng xóm, tình yêu quê hương đất nước... Vì thế, đặc điểm con người xứ Huế truyền thống mang những nét tính cách đó là:
- Tinh thần yêu nước.
- Lao động cần cù.
- Sự thông minh hiếu học, có ý thức trách nhiệm.
- Tôn sư trọng đạo.
Cùng với những nét tính cách con người xứ Huế, hiện nay cùng với cả nước Thừa
Thiên -Huế đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai đoạn phát triển này đặt ra trước con người xứ Huế những thách thức cũng như cơ hội mới.
Những thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn chặt và tùy thuộc vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đó chính là cơ hội để con người Thừa Thiên - Huế phát huy hết các mặt mạnh của mình, đóng
góp vào sự nghiệp xây dụng đất nước cũng như sự nghiệp phát triển của Thừa Thiên - Huế.
Để đáp ứng yêu cầu đó, con người xứ Huế thời đại mới cần có phẩm chất và năng lực sau:
- Có tay nghề, kỹ năng và năng suất lao động cao.
- Tôn trọng kỹ cương phép nước, pháp luật và các chuẩn mực xã hội.
- Có trình độ học vấn ngày càng cao.
- Có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo.
- Thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
- Có văn hóa trong lối sống và cư xử , kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại.
Cùng với nhà trường, các gia đình xứ Huế nên đưa những phẩm chất và năng lực này vào nội dung giáo dục gia đình góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho con cái mình. Chính vì vậy, nội dung giáo dục gia đình cần hướng vào việc xây dựng con người
Thừa Thiên - Huế hiện đại mang đậm đà bản sắc quê hương xứ Huế.
I.1.2.Nội dung giáo dục gia đình phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của con cái:
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ có những đặc điểm riêng về tâm lý. Chính những đặc điểm này quy định nội dung, phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng.
Trẻ từ 0->1 tuổi:
Trẻ mới chỉ là những thực thể tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, đặc biệt là mẹ. Lúc đầu là thời kỳ cộng sinh trong bào thai, khi ra đời cho đến lúc mọc răng còn bú mẹ, trẻ với mẹ hòa mình vào một về tâm lý, thông qua nét mặt, âm thanh, cử chỉ, điệu bộ trẻ tỏ thái độ hài lòng hay không hài lòng. Ở giai đoạn này, trẻ xuất hiện hoạt động giao tiếp cảm xúc trực tiếp với những người xung quanh. Chính vì thế cho nên thời kỳ này
người lớn mà trước hết là người mẹ cần thường xuyên giao tiếp với trẻ. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý cho trẻ ở giai đoạn này. Đây là hoạt động chủ đạo đầu tiên trong đời sống của trẻ mà người lớn cần chú ý quan tâm.
Trẻ từ 1->3 tuổi:
Ở lứa tuổi này do trẻ mở rộng quan hệ với thế giới đồ vật nên hoạt động giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn đã bị hạn chế. Lúc này trẻ biết các thao tác với đồ vật (cầm, ném, tìm kiếm...), do vậy
ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ cần chú ý tạo điều kiện để trẻ hoạt động với đồ vật càng phong phú càng giúp trẻ hình thành các thao tác với đồ vật nhanh hơn.
Trẻ từ 3->6 tuổi:
Ở lứa tuổi này, trẻ đã độc lập chủ động về mặt sinh học, đôi khi tỏ ra bướng bỉnh, muốn tự khẳng định mình (đòi tự mặc quần áo, rửa bát...), bắt chước người lớn trong các trò chơi đóng vai theo chủ đề. Thông qua trò chơi trẻ tập thích nghi với cuộc sống xã hội, biết tự kìm chế, thoát khỏi sự chi phối của tình cảm. Vì thế, ở giai đoạn này cần phải chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm thế, tổ chức các hoạt động vui chơi hợp lý để trẻ thích ứng dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở nhà trường.
Trẻ từ 6->11 tuổi:
Sáu tuổi là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ em. Lúc này, hoạt động học tập giữ vị trí chủ đạo đòi hỏi trẻ phải tập trung vào việc tiếp thu tri thức. Nhưng do khác với hoạt động vui chơi mà trẻ đã thích nghi với lứa tuổi trên, cho nên ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ cần thường xuyên quan tâm đến công việc học tập của trẻ cụ thể:
+ Đảm bảo việc học tập ở nhà cho trẻ: góc học tập, đồ dùng học tập, thời gian học và thời gian nghỉ ngơi...
+ Do ngôn ngữ của trẻ ngày một phong phú cho nên bố mẹ cần thường xuyên khuyến khích cho trẻ đọc sách báo thiếu nhi, chơi các trò chơi đòi hỏi phát huy óc sáng tạo...
+ Về ngôn ngữ, do các cháu còn thiếu xót như nói ngọng, nói lắp, nói the thé, nói hấp tấp... Vì thế các bậc cha mẹ và người lớn cần chú ý giúp trẻ khắc phục những thiếu xót đó.
+ Cổ vũ các cháu tham gia sinh hoạt tập thể, cụ thể là sinh hoạt Đội.
+ Phản ánh tình hình học tập ở nhà của con trẻ với giáo viên chủ nhiệm...
Tuổi thiếu niên từ 11->14 tuổi:
Ở lứa tuổi này, do ấn tượng mới mẻ về sự trưởng thành của cơ thể (tiền dậy thì và dậy thì), về cương vị ở gia đình và xã hội của mình,thiếu niên muốn thiết lập những quan hệ mới với những người xung quanh. Nội dung cơ bản của hoạt động này hướng vào cuộc sống giống như người lớn trong xã hội. Ở lứa tuổi này, hoạt động giao lưu thân tình trở thành hoạt động chủ đạo. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành và phát triển những nét mới trong nhân cách thiếu niên.
Là cha mẹ có con ở lứa tuổi dậy thì, chúng ta cần phải theo dõi sát quá trình phát dục của con mình. Muốn cho sự phát dục của các cháu diễn ra một cách lành mạnh thì chúng ta phải đôn đốc các cháu thường xuyên thực hiện cho đúng nền nếp sinh hoạt, học tập và lao động trong gia đình cũng như ở nhà trường.
Khi các cháu có ý muốn đi sâu vào những quan hệ thầm kín của nam nữ, muốn xem và đọc sách báo, tranh ảnh ít nhiều có khiêu gợi những cảm giác giới tính thì chúng ta phải áp dụng phương pháp chuyển hướng,
nhằm chuyển hứng thú của các cháu sang một hoạt động có ích khác.
Đầu tuổi thanh niên từ 15->18 tuổi:
Thanh niên bước vào thời kỳ chín muồi của giai đoạn tập sự, háo hức chuẩn bị để thực sự bước vào đời, lức này các em tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn. Vì thế mà