Giải pháp về phương pháp giáo dục gia đình:

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người thừa thiên huế (Trang 35 - 41)

việc giáo dục con cái ở ba vấn đề sau:

+ Định hướng nghề nghiệp cho con cái phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình cũng như sức khỏe, trình độ văn hóa, năng lực tâm sinh lý của các con.

+ Định hướng hôn nhân cho con cái. Gia đình cần giúp cho con em trả lời chính xác câu hỏi: Yêu ai? (chứ không phải như ngày xưa là cha mẹ chọn hộ )

+ Định hướng giá trị cho con cái. Do cuộc sống phim ảnh, tiểu thuyết, giao lưu quốc tế cho thấy rất nhiều cách sống khác nhau nên gia đình cần giúp thanh niên lựa chọn cuộc sống cho phù hợp với mong muốn và hoàn cảnh của mình.

Như vậy, ở mỗi giai đoạn nội dung giáo dục có những yêu cầu nhất định. Các bậc cha mẹ cần nắm vững những yêu cầu đó để giáo dục con cái tốt hơn.

Ngoài ra, nội dung giáo dục gia đình còn phải phù hợp với từng loại gia đình trên từng vùng miền khác nhau: gia đình nông thôn, gia đình phụ nữ cô đơn, gia đình Phật giáo, gia đình Thiên chúa giáo...

I.2. Giải pháp về phương pháp giáo dục gia đình: gia đình:

I.2.1. Các bậc cha mẹ phải hiểu rõ các đặc trưng của phương pháp giáo dục gia đình:

So với phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp giáo dục gia đình có các đặc trưng sau:

- Mang tính xúc cảm, tình cảm:

Tình yêu với con cái đã đưa đến như cầu giáo dục con ở các bậc cha mẹ. Họ tham gia vào việc giáo dục con cái một cách tự nguyện, nhiệt tình và vô tư, việc giáo dục diễn ra trên cơ sở tình cảm yêu thương và tin cậy nhau giữa cha mẹ và con cái. Chính vì vậy những tác động của cha mẹ và người lớn trong gia đình (giọng nói, sự ôm ấp, cử chỉ, vuốt ve...) sẽ được trẻ tiếp nhận rất nhanh.

- Mang tính cá biệt:

Trong khi giáo dục gia đình chú ý đến số đông trẻ em ở một lứa tuổi, một trình độ nhất định, hướng tới sự phát triển bình thường ở những trẻ bình thường thì giáo dục gia đình lại quan tâm đến mỗi đứa trẻ cụ thể với giới tính, sức khỏe, cá tính...Cha mẹ biết rõ hơn ai hết những đặc điểm riêng của con mình, những hứng thứ, những nhu cầu, ưu điểm, hạn chế của con để từ đó có thể áp dụng, thay đổi bổ sung kịp thời các biện pháp thực hiện. Cho nên giáo dục gia đình thường có hiệu quả hơn so với giáo dục ở nhà trường và xã hội.

- Mang tính thực tiễn: Giáo dục gia đình

được thực hiện trong chính cuộc sống của gia đình thông qua những hoạt động thực tiễn của đứa trẻ. Ở gia đình, lý thuyết luôn gắn với

thực hành, các bài “thuyết giáo” luôn đi kèm với những nhiệm vụ, công việc được giao. Do đó kinh nghiệm được hình thành sâu sắc và bền vững hơn.

I.2.2.Các bậc cha mẹ cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục gia đình.

Tùy điều kiện, hoàn cảnh, tùy thuộc vào đặc điểm tính nết cũng như lứa tuổi của con cái mà bố mẹ sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Một số phương pháp cơ bản trong giáo dục gia đình là:

+ Khuyên bảo, thuyết phục + Rèn luyện thói quen + Khen thưởng

+ Phạt

I.2.2.1. Khuyên bảo, thuyết phục.

Là phương pháp dùng lời để diễn giải, khuyên bảo, phân tích nhằm giúp trẻ hiểu một cách thấu đáo sâu sắc cái lợi, cái hại, những việc nên làm, những việc nên tránh chứ không phải là hành động theo cảm tính. Muốn diễn giải, thuyết phục có hiệu quả, thúc đẩy hành vi tốt đẹp cho trẻ cha mẹ cần lưu ý:

+ Mọi phương pháp sử dụng bằng lời cần phải được chuẩn bị trong một nội dung ngắn gọn, xúc tích đủ để cho các em thấu hiểu.

+ Nội dung của vấn đề nhất thiết phải phù hợp với nhận thức của trẻ.

+ Cần chọn thời điểm thích hợp, tạo điều kiện gần gũi, tâm lý thoải mái trong quan hệ gia đình, tránh việc diễn giải thuyết phục xảy ra trong không khí nặng nề, biến nội dung diễn giải thành một bài

triết lý dài dòng làm cho trẻ nghe cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

+ Tùy thuộc vào trình độ nhận thức của trẻ mà các bậc cha mẹ sử dụng phương pháp đàm thoại, trao đổi... để con cái tự do nêu lên quan điểm của mình.

I.2.2.2. Rèn luyện thói quen

Trong cuộc sống của con người có những tác động được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen của người đó (rửa tay trước khi ăn, sử dụng những từ đệm tục tĩu khi nói chuyện với bạn bè...) Vì vậy, rèn luyện để cho trẻ có những thói quen tốt và khắc phục những thói quen xấu là phương pháp rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với lứa tuổi nhỏ ở gia đình.

Việc rèn luyện để hình thành những thói quen cần thiết ngay từ lúc đầu bố mẹ phải uốn nắn thực hiện một cách chính xác, có hệ thống, bởi vì sau khi đã trở thành thói quen tức là một thuộc tính bền vững mang tính chất tự động hóa mới phát hiện ra sai sót thì rất khó sửa chữa. Do đó, việc rèn luyện thói quen cho trẻ ở trong gia đình cần phải tiến hành bền bỉ, liên tục, kiên trì, không thể nóng vội, cha mẹ phải kèm cặp, kiểm tra, giúp đỡ các em thực hiện không chỉ về mặt "kỹ thuật" bên ngoài mà còn làm phát triển phẩm chất bên trong của trẻ. Đó chính là rèn ý chí, động cơ, nghị lực, các yếu tố đạo đức để thống nhất

cái "cần làm" khách quan và "cái thích làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I.2.2.3. Phương pháp khen thưởng

Khen thưởng là hình thức biểu thị sự đồng tình, sự đánh giá tốt đẹp về những cố gắng, những thành tích đã đạt được của cá nhân.

Mục đích của việc khen thưởng là đòi hỏi trẻ phải cố gắng, nổ lực bản thân hơn nữa trong việc thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm của mình. Cha mẹ cần khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ nhưng cũng cần tránh việc khen thưởng một cách dễ dãi vì sẽ làm mất ý nghĩa giáo dục, thậm chí biến thành đối lập.

I.2.2.4. Phương pháp kỷ luật, trừng phạt

Khác với phương pháp khen thưởng, kỷ luật trừng phạt là phương pháp nhằm điều chỉnh, uốn nắn những hành vi sai lệch đối với cá nhân. Chê trách, kỷ luật, trừng phạt thậm chí có khi dùng đến roi vọt chỉ vì một mục đích là giúp con cái nhận thức đầy đủ, sâu sắc các mức lỗi lầm, sai phạm nghiệm trọng của mình đã gây ra tác hại không những cho chính bản thân mình mà còn cho cả người khác. Vì vậy, các phương pháp đó cũng không nhất thiết phải loại trừ ra khỏi lĩnh vực giáo dục gia đình. Nhưng đây chỉ là phương pháp bất đắc dĩ, chỉ sử dụng khi con cái thực sự ương bướng, xâm hại đến truyền thống tốt đẹp của gia đình...

Thực tế cho thấy rằng, không có bất kỳ một phương pháp giáo dục nào là vạn năng cả, cho nên các bậc cha mẹ phải vận dụng tất cả các phương pháp trong giáo dục gia đình một cách linh hoạt mới có hiệu quả. Có khi chỉ cần một vài lời giải thích nhẹ

nhàng tình cảm là các em có thể sửa chữa được những ý nghĩ, hành vi lệch lạc của mình. Những cũng có khi phải ra lệnh một cách cương quyết, nghiêm khắc, không khoan nhượng bắt buộc các em phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn đúng đắn của bố mẹ.

Ngay con cái ở trong một gia đình, không phải tính nết của chúng đều giống nhau, có em thì dễ dàng thay đổi nhanh chóng những hành vi xấu chỉ sau vài lời khuyên, nhưng cũng có em buộc cha mẹ phải nhắc đi nhắc

lại nhiều lần, phải phân tích giảng giải cặn kẻ mới chuyển biến thậm chí còn tỏ ra ương bướng, bảo thủ.

Một điều rất đáng quan tâm đối với các bậc cha mẹ là sử dụng bất kỳ một phương pháp nào cũng phải có mức độ, giới hạn. Chẳng hạn từ những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ cấm đoán nghiệt ngã, bị đánh đập sẽ sinh ra những người con bạc nhược hoặc có thể trở nên tàn ác (nghiện ngập, trộm cắp...) suốt đời sẽ hận thù cho tuổi thơ của mình. Nhưng những đứa trẻ được chiều quá mức, luôn luôn được thỏa mãn mọi nhu cầu dục vọng thì rất dễ trở thành những con người ích kỷ, tham lam, phát triển nhiều thói hư tật xấu.

Vì vậy nhà giáo dục kiệt xuất A.C.Makarenkô đã có lời khuyên: "Bất kỳ một phương pháp giáo dục nào của gia đình cũng phải có mức độ, và vì vậy phải tự giáo dục cho mình ý thức mức độ."

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người thừa thiên huế (Trang 35 - 41)