điều kiện giáo dục gia đình ở Thừa Thiên - Huế
II.1. Củng cố thiết chế gia đình Thừa Thiên - Huế với một cơ cấu và độ lớn hợp lý.
II.1.1. Gia đình như một xã hội thu nhỏ lại, gia đình chịu sự chi phối của xã hội song vẫn có tính ổn định, độc lập tương đối. Gia đình có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, trong đó các quan hệ kinh tế không đóng vai trò là yếu tố quyết định cơ bản cuối cùng mà là các quan hệ tình cảm và máu mủ.
Gia đình hình thành trên cơ sở sự kết hợp của hai cá nhân theo chiều ngang, đồng thời có sự phát triển, sinh sống và tách ra để hình thành nhiều gia đình mới, đảm bảo sự phát triển liên tục, theo cấp số nhân theo chiều dọc. Nhưng hiện nay, xu thế bất ổn của sự kết hợp theo chiều ngang (các vụ ly hôn, ly thân, hiện tượng sống độc thân tăng lên...) đang đe dọa sự phát triển thuận lợi, sinh sôi theo chiều dọc của các gia đình.
Tính ổn định thiết chế gia đình một mặt được đảm bảo bởi các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau theo chiều dọc về nghĩa vụ trách nhiệm giữa cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng và các mối quan hệ cấu kết về trách nhiệm của đôi vợ chồng đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ già, lòng biết ơn, sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên dòng họ.
Như vậy, củng cố thiết chế gia đình thật chất là củng cố các mối quan hệ nói trên. Vì thế cần có những biện pháp tích cực, cụ thể:
- Cung cấp hiểu biết về luật hôn nhân và gia đình cho các thanh niên nam nữ đến tuổi kết hôn.
- Tổ chức kiểm tra sự hiểu biết về luật hôn nhân và gia đình, về nhiệm vụ người vợ, người chồng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái... của các cặp nam nữ thanh niên trước khi đăng ký kết hôn.
- Phê phán những trường hợp quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân.
Thực tế cho thấy, mặc dù hiện nay dư luận xã hội có phần đỡ khắc khe hơn so với trước, song nếu thả lỏng không có thái độ kiên quyết đối với hiện tượng này thì các gia đình không chỉ riêng ở Thừa Thiên - Huế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến tình trạng gia đình lục đục, đổ vỡ vì vợ hoặc chồng ngoại tình mà chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục con cái của họ.
- Thể chế hóa thành luật pháp trách nhiệm và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái, con cái đối với bố mẹ... Cần có biện pháp xử phạt như thế nào khi con cái hoặc cha mẹ không làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
II.1.2. Sự bền vững của thể chế gia đình còn phụ thuộc vào cấu trúc và quy mô của gia đình.
- Cấu trúc: Theo xu hướng phát triển thì
gia đình ở Thừa Thiên - Huế có hai thế hệ đến ba thế hệ là hợp lý. Nhưng như thế thì
gia đình sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái nhất là ở những gia đình kinh doanh buôn bán, bố mẹ bị cuốn hút vào công việc và để mặc việc chăm sóc giáo dục con cho ông bà.
- Quy mô: Phần lớn những người được hỏi
đều đồng tình với mô hình gia đình ít con. Nhưng bao nhiêu người trong một gia đình là hợp lý, theo tôi chỉ khoảng 4 đến 5 người là hợp nhất.
II.2. Xây dựng gia đình Thừa Thiên- Huế trở thành môi trường mang tính giáo dục cao.
II.2.1. Xây dựng hệ thống chính sách đối với gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình." Sự ổn định và bền vững của hôn
nhân, hạnh phúc và ấm no của gia đình có liên quan đến sự phát triển của xã hội và tương lai của dân tộc Việt Nam.
Để gia đình Thừa Thiên - Huế phát triển thuận lợi, Nhà nước cần phải đảm bảo cho các gia đình những điều kiện sinh hoạt vật chất và các cơ hội thuận tiện để nuôi dưỡng các thành viên gia đình ở một mức sống cơ bản, giúp họ tái sản xuất ra thế hệ tương lai khỏe mạnh, thông minh, có cuộc sống tốt đẹp hơn hiện tại.
Các chính sách về gia đình rất đa dạng, xuất phát từ nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Trong phạm vi đề tài tôi xin được nêu một số chính sách đối với các loại hình gia đình đặc biệt:
- Chính sách đối với các gia đình phụ nữ cô đơn.
Do gia đình phụ nữ cô đơn ở Thừa Thiên - Huế chiếm tỉ lệ không nhỏ cho nên tỉnh nhà cần phải có những chính sách kinh tế - xã hội thỏa đáng đối với loại gia đình này, cụ thể:
+ Chính sách lương (với người mẹ là công nhân) phải đạt được ở mức đủ sống tối thiểu cho họ và con cái họ (thêm một con). Người mẹ là nông dân nên có một khoản trợ cấp quy định thống nhất trích từ ngân quỹ quốc gia.
+ Không thu tiền học phí đối với con em của họ. Các khoản đóng góp cho nhà trường nên được miễn giảm để tránh làm gián đoạn việc học tập của các em.
+ Ưu tiên cho những bà mẹ độc thân tham dự những khóa học huấn luyện về nghề nghiệp, bao cấp miễn phí trong việc khám chữa bệnh cho con cái họ, bình đẳng trong việc vay vốn.
+ Pháp luật cần đứng về phía những người phụ nữ cô đơn, bảo vệ họ trước những sự xúc phạm về thân thể và nhân phẩm. Phải cho dư luận xã hội thấy rõ họ không phải là những người phụ nữ hư hỏng, mà họ là những nạn nhân của chiến tranh, đó là chưa kể đến họ còn là những người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho quê hương, đất nước.
- Chính sách đoàn tụ các thành viên gia đình.
Gia đình thật sự là một tổ ấm khi có mặt đầy đủ vợ chồng, cha mẹ, con cái giúp đỡ tương trợ nhau. Chính vì thế, cần tạûo điều kiện cho vợ chồng được chung sống, sinh hoạt gần nhau đảm bảo sự ổn định và hạnh phúc gia đình. Đặc biệt phải chú ý đến các gia đình bộ đội chuyên nghiệp, cán bộ làm việc nơi xa xôi hẻo lánh.
Chính việc có mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục con cái, đảm bảo sự ổn định cho hạnh phúc gia đình.
II.2.2. Xây dựng văn hóa gia đình Thừa Thiên - Huế
Văn hóa gia đình là bộ phận của văn hóa xã hội, là cái gốc của văn hóa làng văn hóa nước, được gia đình chọn lọc tiếp thu và phát triển từ thế hệ này đến thế hệ khác phù hợp với điều kiện sống của mỗi gia đình và của các thành viên trong gia đình. Vì thế văn hóa gia đình mang tính lịch sử và tính kế thừa.
Văn hóa gia đình chịu sự tác động của nhiều yếu tố mà trước hết là yếu tố văn hóa tình thần của gia đình thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ văn hóa, khả năng ứng xử của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó là
các yếu tố như phương pháp, cách thức, phong thái sinh hoạt, truyền thống gia đình... Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các yếu tố văn hóa vật chất của gia đình như trình độ sử dụng các phương tiện, công cụ sinh hoạt trong gia đình...
Có thể nói, văn hóa gia đình vừa là nội dung, vừa là phương tiện để xã hội hóa cá nhân, giáo dục con người. Chính vì thế mà phải chăm lo xây dựng văn hóa gia đình mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xây dựng gia đình văn hóa.
Mục đích của xây dựng gia đình văn hóa là nhằm tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Những năm qua, công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên - Huế đã đem lại kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà công tác xây dựng gia đình văn hóa hướng đến là giáo dục thế hệ trẻ phát triển đầy đủ và hài hòa về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Nhưng thực tế khảo sát cho thấy riêng trong lĩnh vực giáo dục gia đình cũng còn nhiều hạn chế và thiếu xót (đã trình bày ở chương trước).
Do đó thời gian tới Thừa Thiên - Huế cùng các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động xây dựng gia đình văn hóa đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra cho gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt tăng cường giáo dục gia đình trong lĩnh vực này.
Để đạt được điều đó, cần phải tiến hành các biện pháp sau:
- Nghiên cứu phân loại các loại hình gia đình trên từng địa bàn của tỉnh theo dấu hiệu đặc trưng cơ bản, sớm nắm bắt được tình hình nguyện vọng đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, sát với dân cư trên mỗi địa bàn.
- Các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về định hướng xây dựng gia đình văn hóa phải đến được với dân, phải phù hợp với hoàn cảnh từng loại hình gia đình và điều kiện thực hiện ở từng địa bàn dân cư.
- Đổi mới và hoàn chỉnh thêm quy trình xây dựng gia đình văn hóa. Không những tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, kiểm tra theo dõi hướng dẫn phong trào, bình xét đánh giá và công nhận, tổ chức Hội nghị liên hoan, biểu dương... mà còn phải phát huy tính dân chủ, tự giác của mọi người, tránh xem việc vận động này chỉ là công việc của ngành văn hóa - thông tin. Và trong quá trình triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, cần chú ý rút kinh nghiệm của từng địa phương, chỉ ra những mặt đạt được cũng như uốn nắn những sai lệch của phong trào, đồng thời khen thưởng các đơn vị, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, phường xã, thôn xóm... làm tốt cuộc vận động này.
II.2.3. Phát huy vai trò giáo dục của dòng họ
Văn hóa dòng họ giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam nói chung và con người Thừa Thiên - Huế nói riêng, đặc biệt là nó phục vụ đắc lực cho công việc giáo dục con các trong các gia đình.
Vì thế, có thể áp dụng một số biến pháp sau để tiếp tục phát huy vai trò giáo dục của dòng họ:
- Khôi phục gia phongvà truyền thống dòng họ (viết gia phả...)
- Xây dựng các khoán ước của dòng họ trong đó quy định rõ:
+ Đối với gia đình: Đạo làm vợ, đạo làm chồng, đạo làm dâu...
+ Đối với gia tộc : Đạo họ hàng, đạo gia tiên...
+ Khen thưởng người nào làm vẻ vang dòng họ.
+ Trách phạt người nào làm ô danh tộc họ.
- Đẩy mạnh các sinh hoạt văn hóa dòng họ thông qua giổ tổ, tảo mộ nơi ông bà, tổ tiên mình an giấc, ôn lại lịch sử tổ tiên... để giáo dục cho con cháu.
II.3. Nâng cao trình độ giáo dục cơ bản của bố mẹ và các thành viên lớn tuổi trong gia đình.
Trình độ giáo dục cơ bản là yếu tố không thể thiếu đối với các bậc làm cha mẹ cũng như các thành viên lớn tuổi trong gia đình khi giáo dục con cái. Một yêu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục gia đình là họ phải nắm rõ những đặc điểm tâm sinh lý của con mình ở các giai đoạn (tuổi thơ, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi kết hôn...). Không ít các ông bố bà mẹ than phiền con cái ương bướng, khó bảo, sự thực là họ không hiểu biết hết
đặc điểm tâm sinh lý của chúng mà có những tác động không phù hợp với những giai đoạn lứa tuổi.
Chẳng hạn, ở lứa tuổi trẻ thơ, do dây thần kinh còn thiếu vỏ bọc nên khi có tiếng động mạnh đập vào lỗ tai đứa trẻ làm cho chúng "giật mình đánh thót" hốt hoảng khóc thét lên. Vì vậy, cha mẹ và người lớn trong gia đình phải cho trẻ ở nơi thật yên tỉnh, nếu sống ở những nơi quá ồn ào thì thần kinh của trẻ sớm bị tiêu hao, có hại cho sự phát triển toàn bộ cơ thể.
Hay ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ rất hiếu động, khi đã biết đi thì đi suốt ngày, vậy mà không ít ông bố bà mẹ sợ con đi vấp ngã nên hạn chế không cho trẻ đi lại nhiều. Nhưng thật ra, ở lứa tuổi này cần khuyến khích cho con trẻ đi, hướng dẫn cho con đi không vấp váp vì đây là một bước vươn lên làm chủ bản thân của đứa trẻ. Vì thế, nên dắt con đi chơi và đi bộ thong thả lại có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, tạo điều kiện cho con tìm hiểu sự vật xung quanh, mở rộng tầm mắt và phát triển óc nhận xét.
Hoặc đến lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi có sự "khủng hoảng" trong sự phát triển tâm lý, trẻ thường hay có sự lóng ngóng, vụng về, "đụng đâu vỡ đấy" đó là cái tội gọi
là "hậu đậu" mà các cháu gái thường bị
mắc phải và do đó hay bị mẹ hoặc chị mắng mỏ, qưở trách... Về điểm này các mẹ, các chị cần thông cảm với con em mình đang trong giai đoạn "gà tồ", không nên mắng nhiếc chúng khiến cho chúng càng "tự ti" và càng thêm lúng túng hơn nữa.
Bên cạnh đó, bố mẹ và người lớn trong gia đình cũng cần phải nắm vững nội dung và phương pháp giáo dục, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể sử dụng các hình thức sau để nâng cao trình độ giáo dục cơ bản cho bố mẹ và người lớn:
- Tăng cường các phương tiện bàn về gia đình thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình... cho bố mẹ và người lớn trong gia đình.
- Cung cấp kiến thức về gia đình cho cán bộ Hội phụ nữ các cấp bằng cách mở các lớp tập huấn. Đưa chương trình giáo dục gia đình lên miền núi, vùng sâu, vùng xa (kinh phí do tỉnh nhà ủng hộ) để tạo điều kiện cho chị em thực hiện tốt chức năng người mẹ, người nội trợ...
- Thành lập trung tâm tư vấn về gia đình ở các huyện, thị trong tỉnh.
- Hổ trợ cho các hoạt động khác...
Như vậy, nâng cao trình độ giáo dục cơ bản cho bố mẹ và các thành viên lớn tuổi trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần đảm bảo cho việc giáo dục gia đình đạt hiệu quả cao.
II.4. Xây dựng quỹ thời gian chung của gia đình.
Để đảm bảo tính bền vững của thiết chế gia đình đòi hỏi mỗi gia đình cần phải xây dựng quỹ thời gian chung. Thực tế cho thấy, sinh hoạt chung giữa các thành viên trong gia đình ở Thừa Thiên - Huế còn quá ít, một phần là do các cặp vợ chồng bị công
việc lôi cuốn phải đi làm ăn xa. Song tùy vào hoàn cảnh của gia đình mà có phương pháp, cách thức xây dựng quỹ thời gian đó cho hợp lý, có thể là:
- Giúp đỡ con em học tập ở nhà (đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo và nhi đồng)
- Uốn nắn cách cư xử và hành vi của con.
- Kiểm tra việc học tập và giao lưu bạn bè của chúng.
- Đóng góp ý kiến với các thành viên trong gia đình về những vấn đề có liên quan đến gia đình một cách dân chủ bình đẳng.