Giải pháp về tổ chức liên kết, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người thừa thiên huế (Trang 52 - 58)

phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong giáo dục

Việc liên kết, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội đối với vấn đề giáo dục con cái nhằm đạt mục tiêu phát triển nhân cách người công dân của chế độ XHCN được coi như là một nguyên tắc quan trọng.

Gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội liên kết phối hợp thống nhất trước tiên là ở nội dung hoạt động giáo dục, bao gồm việc nuôi dưỡng dạy dỗ ở gia đình và nội dung dạy và học của nhà trường.

Gia đình có thế mạnh đối với việc rèn luyện đạo đức, định hướng nghề nghiệp, rèn luyện thói quen kỹ năng, kỹ xảo lao động chân tay, lối sống, quan hệ ứng xử...

Nhà trường có trách nhiệm truyền thụ cho các em những vấn đề tri thức một cách tỉ mĩ, cụ thể, khoa học có hệ thống trong

chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa bằng phương pháp sư phạm tối ưu để học sinh lĩnh hội nhanh nhất những tri thức văn hóa và hành vi đạo đức cần thiết.

Các đoàn thể xã hội trên cơ sở những chủ trương, chính sách địa phương thông qua các buổi sinh hoạt mà tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân ở mọi lứa tuổi, trong đó Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên là tổ chức trực tiếp giúp các em hình thành lý tưởng đạo đức, các năng khiếu cá nhân để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Gia đình, Nhà trường, Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội cần thống nhất thời gian, cách dạy và học ở nhà và ở trường. Sự phối hợp này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức . Song vấn đề cơ bản quan trọng hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra mối quan hệ phối hợp, vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân hữu ích cho đất nước. Vì vậy, gia đình không thể để cho việc liên kết phối hợp giáo dục là trách nhiệm của riêng nhà trường, Đoàn, Đội và

các tổ chức khác. Ngược lại, phải coi nghĩa vụ chính yếu là của gia đình vì nên hay hư là con cái của họ.

Bởi vậy, mỗi lực lượng giáo dục cần có trọng trách riêng trong quan hệ chủ động liên kết phối hợp.

III.1. Đối với gia đình.

Gia đình, các bậc cha mẹ cần phải duy trì thường xuyên các hình thức sau:

- Tham gia tích cực vào tổ chức hội phụ huynh của nhà trường quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy và học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dưỡng và giáo dục.

- Cha mẹ cần tham gia đầy đủ các cuộc họp cha mẹ học sinh trong lớp do giáo viên chủ nhiệm và ban phụ huynh tổ chức từ đầu năm học hoặc theo từng quý, từng học kỳ để nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đối với việc giáo dục con em. Trên cơ sở đó, cha mẹ có tâm thế chuẩn bị những điều kiện cần thiết giúp con cái học tập, rèn luyện tốt hơn, đồng thời thông qua những buổi họp đó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cung cấp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về năng lực phẩm chất triển vọng của con mình. Các cuộc họp này có thể do nhà trường tổ chức hoặc do hội phụ huynh lớp chủ động tổ chức thông qua các hình thức: nghe nói chuyện, báo cáo, thảo luận các chuyên đề về giáo dục trẻ ở lớp, trường, địa phương...

- Duy trì thường xuyên đều đặn với nhà trường bằng sổ liên lạc. Đây là hình thức thuận tiện nhất. Thực tế cho thấy không ít những gia đình neo đơn khó có thời gian để thường xuyên gặp gỡ thầy cô, báo cáo tình hình học tập của con em mình.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho con cái sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Đội ở trường, địa phương thường kỳ hoặc đột xuất theo các chủ đề phù hợp với lứa tuổi như: đi tham quan di tích lịch sử , sinh hoạt câu lạc bộ... tạo ra cho trẻ ý thức kỷ luật

đồng đội, tinh thần tập thể, sự hòa nhập vào cộng đồng một cách hữu ích. Ngoài ra để tập trung sức mạnh tác động

vào việc giáo dục con em, các bậc cha mẹ cũng cần phối hợp, kể cả việc phối hợp với các tổ chức bảo vệ pháp luật như công an, dân phòng địa phương....

III.2. Đối với nhà trường.

Nhà trường phải thể hiện là lực lượng trung tâm của mối liên kết phối hợp giáo dục trẻ hướng vào một số công việc chủ yếu sau:

- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội ở địa phương như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, câu lạc bộ người cao tuổi... nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

- Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội... đặc biệt là những kiến thức về phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đang rất bề bộn, phức tạp cho các bậc cha mẹ để họ hiểu được tâm sinh lý của trẻ hiện nay không còn giống như lứa tuổi cha ông cách đây hàng chục năm về trước.

- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động văn hóa, xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, gia đình văn hóa mới...

- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục, đặc biệt là việc tận dụng triệt để vai trò, ưu thế của giáo dục gia đình.

- Xây dựng, củng cố hội phụ huynh, ban giáo dục của địa phương tạo nên một sức mạnh tổng hợp, đồng bộ hướng vào các mục tiêu, mục đích giáo dục thế hệ trẻ một cách thường xuyên có tổ chức, có kế hoạch.

III. 3. Đối với các tổ chức xã hội.

Các tổ chức xã hội ở đây được hiểu bao gồm các cơ quan chính quyền có chức năng thực thi pháp luật như công an, tòa án... và các đoàn thể xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thiếu niên tiền phong... là lực lượng đông đảo có thể tham gia vào quá trình giám sát, tác động mạnh mẽ vào quá trình giáo dục đối với mọi đối tượng trên địa bàn dân cư.

Hiện nay, vấn đề học sinh hư, phạm pháp đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đó là những em có hành vi lệch chuẩn nhà truờng, xã hội quy định, thậm chí có hành vi vi phạm pháp luật. Để làm tốt công tác giáo dục học sinh hư phạm pháp trên địa bàn dân cư, các tổ chức xã hội cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:

- Tiến hành bồi dưỡng, tuyên truyền cho các bậc cha mẹ một số kiến thức cần thiết trong việc giáo dục con cái.

- Vận động các em trở lại trường học. - Vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu hút các em vào lao động và học nghề.

- Đấu tranh ngăn chặn dẫn đến xóa bỏ các tụ điểm tiêu cực xảy ra trên địa bàn dân cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng quỹ bảo trợ giúp các em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nhằm giúp các em hòa nhập vào cộng đồng.

Liên kết, phối hợp chặt chẽ ba lực lượng gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội nhất định sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục cho thế hệ tương lai. Chính vì vậy, Hồ Chủ Tịch đã căn dặn:" Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".

Tóm lại, qua nghiên cứu và phân tích tôi đã trình bày được một số giải pháp về nội dung và phương pháp giáo dục gia đình, giải pháp về các phương tiện và điều kiện giáo dục gia đình, giải pháp về tổ chức liên kết, phối hợp giữa gia đình , nhà trường và các tổ chức xã hội trong giáo dục gia đình. Đó là các nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người Thừa Thiên - Huế.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người thừa thiên huế (Trang 52 - 58)