Xây dựng thực lực kháng chiến cho cách mạng Lào.

Một phần của tài liệu Vai trò của quân tình nguyện việt nam tại lào thời kì kháng chiến chống pháp 1945 1954 (Trang 46 - 49)

Sau gần 4 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc trên toàn Đông Dơng. Nhân dân 3 nớc Việt - Lào - Cămpuchia đã dành đợc một số thắng lợi về quân sự, chính trị, ngoại giao... Đặc biệt là sau chiến thắng lớn ở biên giới Việt - Trung (10/1950) Ta đã từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh..." Nhng đúng nh nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Càng gần thất bại địch càng cố gắng, càng hung dữ, càng liều mạng; càng gần thắng lợi ta cần gặp nhiều sự gay go..".

Thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trờng Việt Nam tạo điều kiện cho sự giúp đỡ và chi viện cho 2 nớc Lào - Cămpuchia đặc biệt là đối với nớc bạn Lào từ những liên minh chiến đấu và xây dựng của những năm trớc nay có điều kiện để phát huy. Sức mạnh đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳnh định tầm quan trọng của sự liên minh này là mối quan hệ biện chứng trong sự nghiệp chống đế quốc xâm l- ợc kẻ thù chung của hai dân tộc. "Kháng chiến của Việt - Miên - Lào của chúng ta Việt Nam kháng chiến có thành công thì Miên - Lào mới thắng lợi và Miên - Lào có thắng lợi thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi. Việt - Miên - Lào nh anh em một nhà".

Do vậy Việt Nam tiếp tục tăng cờng tính tích cực nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, xây dựng thực lực cùng bạn Lào tiến hành cách mạng cụ thể phát triển du kích chiến tranh, xây dựng lực lợng vũ trang xây dựng căn cứ địa... Đây là những công việc mà giai đoạn trớc đã tiến hành, nhng vì đặc điểm cuộc chiến tranh giải phóng của Lào tiến hành trong một nớc nông nghiệp lạc hậu, kinh tế thấp kém, tự cung cấp, xã hội vẫn còn mang tính chất của chế độ tiền phong kiến... trong khi đó lại phải chống một kẻ thù đế quốc xâm lợc mạnh hơn gấp nhiều lần, vì vậy muốn giành thắng lợi thì phải tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa, dần dần phát triển lực lợng kháng chiến có đủ sức đơng đầu với kẻ thù. Vì vậy cuộc chiến tranh giải phóng này của Lào không thể tiến hành trong một giai đoạn ngắn

mà có thể giành đợc thắng lợi cho nên trong giai đoạn mới này cách mạng Lào vẫn phải chú trọng vào các nhiệm vụ trên, với phơng châm "chính trị và quân sự phải đi đôi". Vì vậy phải xây dựng một chính quyền nhân dân mạnh và co đủ khả năng thực hiện những yêu cầu của chính phủ kháng chiến, phát triển kinh tế ở trong vùng căn cứ địa, phát triển bình dân học vụ, y tế dần dần xoá bỏ sự bóc lột của bọn phong kiến đối với nhân dân... Chú trọng vào tất cả các mặt đó một cách hợp lý sẽ tạo nên một vùng căn cứ địa vững chắc tạo niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng và kháng chiến. Để thực hiện yêu cầu của cách mạng Lào, Bộ tổng t lệnh quân đội nhân dân Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ giúp đỡ cho chiến trờng Lào.

ở Thợng Lào:

Phải đẩy mạnh chiến tranh du kích để phối hợp chặt chẽ với các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, mở rộng khu Sa Ra Van, Pạc Xế - Atôpơ thống nhất thành một căn cứ địa với địa phơng châm chiến lợc: Du kích chiến là chính, dần dần tiến đến vận động chiến, chú trọng xây dựng lực lợng vũ trang và bán vũ trang địa phơng. Xây dựng củng cố căn cứ địa vững chắc, ngoài ra còn giúp đỡ xây dựng quân đội cách mạng Lào, xây dựng căn cứ địa ở Thợng Lào thì lấy khu tam giác Sầm Nứa, Xiêng Khoảng, Luông Pha Băng làn trung tâm để phát triển rộng ra... giáo dục cán bộ chiến sỹ thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản, nhận thức rõ Đông Dơng là một chiến trờng và mối quan hệ mật thiết giữa Lào và Việt Nam.

ở mặt trận Tây Lào tháng 4/1951 có hội nghị mở rộng ban cán sự Tây Lào và đề ra một số công tác sau:

Tổ chức các đại hội độc lập để xây dựng, chấn chỉnh dân quân du kích bản, phối hợp tác chiến, quấy rối tiêu hao sinh lực địch.

Tiếp tục công tác vũ trang tuyên truyền những vùng yếu dọc sông Mê Khoảng, khẩn trơng chấn chỉnh các đơn vị tập trung, giữ vững các đờng giao thông liên lạc, chấn chỉnh ngành công kích xởng, ra sức tìm hiểu địch.

ở Hạ Lào:

Chủ trơng hoạt động về quân sự trong năm 1951 là: Phát triển cơ sở ở Tây Nam Salavan và căn cứ địa 5 (miền Đông) để tạo điều kiện liên lạc với Trung Lào, nối liền Salavan với chiến trờng Bình Trị Thiên, tích cực chống càn quét ở các căn cứ địa chính đó là tam giác Atap - Pasê - Salavan để phá vỡ kế hoạch "vết dầu loang" của địch. Đẩy mạnh chiến tranh du kích trên toàn chiến trờng để tiêu hao sinh lực địch, bồi dỡng lực lợng kháng chiến - chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với chiến trờng chính (Việt Nam ). Chú trọng xây dựng lực lợng vũ

trang, củng cố các đội du kích ở vùng căn cứ địa, xây dựng du kích bí mật ở thành Phố và vùng tạm chiếm, kiên toàn các đội du kích tập trung, chú ý củng cố bộ đội tình nguyện Việt Nam.

- Trong thời gian đó, Việt Nam đã giúp đỡ Lào một số lợng sức ngời và của. Về tổ chức lãnh đạo có sự thay đổi. Việt nam cử một phái đoàn liên lạc bên cạnh chính phủ Lào kháng chiến gồm có đồng chí Mai Côn, Tạ Xuân Thu, Đào Việt Hng giúp Lào điều hành mọi công việc. Đến 3/1953 đoàn cố vấn của chính phủ Việt Nam và mặt trận Lào Itxala do đồng chí Nguyễn Khang uỷ viên phụ trách, ban cán sự Th- ợng Lào ngoài ra còn theo dõi nắm tình hình Trung Lào - Hạ Lào giúp chính phủ tham chiến và Neo Lào Itxala tiến hành công việc kháng chiến. Về Đảng phái "phái đoàn liên lạc" cũng là ban cán sự Thợng Lào. Về quân sự thành lập bộ t lệnh thợng Lào do đồng chí Tạ Xuân Thu phụ trách kiêm chức vụ cố vẫn Bộ quốc phòng, bên cạnh đó Việt Nam cũng cử các phái viên bên cạnh uỷ ban Hạ Lào và uỷ ban Trung Lào.

Lực lợng về ngời cũng đợc tăng cờng với một số lợng lớn, trớc đay chỉ có các tổ hoặc các ban nhỏ để dễ luồn lách hoạt động trong quần chúng, gây dựng cơ sở cùng với cán bộ dân vận và lực lợng vũ trang Lào xen kẽ. Nhng đến thời gian sau năm 1950 quân số Việt Nam trên chiến trờng Lào là 8000 ngời. Năm 1951 tăng lên 12.300 ngời, số lợng này đợc phân bố cụ thể trên các mặt trận của chiến trờng Lào nh: Thợng Lào gồm 5800 ngời trong đó phía Tây Lào có 2300 ngời, phía Đông Lào có 3500 ngời trong đó có 1600 đóng ở phía Tây Thanh Hoá giáp Sầm Nứa. Trung Lào có 3000 ngời. Hạ Lào có 3500 ngời.

Trong tình hình đội ngũ cán bộ Lào còn thiều, nhằm đáp ứng tình hình đó Việt Nam đã tăng cờng lực lợng cán bộ rất đúng lúc và cần thiết. Do đặc điểm dân c Lào tha thớt, tình hình kinh tế lại cha đáp ứng đủ nhu cầu nên tập trung các đơn vị lớn rất khó bảo đảm đợc bí mật. Vì vậy, các đơn vị lớn không thể tập trung đợc. Năm 1952 đã lập ra đoàn 120 gồm cả lực lợng về quân sự và chính trị, đoàn đã chia nhỏ ra thành 4 phân đoàn, 12 đội công tác và 2 đội độc lập, tổng số quân đoàn 120 là 1210 ngời. Còn Thợng Lào đã lập các đoàn: Đoàn 80 ở Sầm Nứa, đoàn 81 ở Xiêng Khoảng, đoàn 82 ở Luông Pha Băng, Huệ Sai, đoàn 83 ở Viên Chăn.

Việc thành lập các tiểu đoàn, trung đoàn đa sang hoạt động và với một lực l- ợng cán bộ, bộ đội lớn nh trên là những cố gắng rất lớn của chính phủ Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ vô t về sức ngời đối với cách mạng Lào. Qua những năm xây dựng và phát triển đợc sự giúp đỡ tích cực của đội quân tình

nguyện Việt Nam cùng với sự cố gắng vợt bậc của bản thân, sự chỉ đạo của Trung ơng Neo Lào Itxala và chính phủ kháng chiến Lào, do vậy cuộc kháng chiến của nhân dân Lào giành đợc một số kết quả quan trọng trên tất cả các mặt, tạo nên bộ mặt mới cho cuộc kháng chiến Lào và cho toàn thể nhân dân Lào.

Một phần của tài liệu Vai trò của quân tình nguyện việt nam tại lào thời kì kháng chiến chống pháp 1945 1954 (Trang 46 - 49)