0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

tục cới hỏi cổ truyền.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ TỤC TANG MA, CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MƯỜNG KHOÒNG BÀ THƯỚC THANH HOÁ (Trang 57 -67 )

* Vai trò của cha mẹ trong hôn nhân:

Thời kỳ đầu xã hội nguyên thủy, nam nữ đợc tự do lựa chọn bạn đời. Nhng thời đại xã hội càng văn minh tài sản sở hữu ngày càng nhiều, thì quyền lực của cha mẹ trong việc quyết định hôn nhân của con cái cũng ngày càng cao.

Cũng giống nh ngời Việt thời kỳ phong kiến, việc hôn nhân của ngời Thái trớc đây thờng do bố, mẹ quyết định. Bố mẹ có chiếu cố đến ý kiến của con cái nhng bao giờ cũng giành lấy quyền quyết định cuối cùng. Với những gia đình có nề nếp, có gia giáo thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” và gia đình hai bên phải “môn đăng hộ đối”. Tiêu chuẩn chọn cô dâu, chú rể phải xứng đáng với đẳng cấp của dòng họ, địa vị của gia đình,có sự ngăn cách giữa kẻ giàu, ngời nghèo, giữa quý tộc với bình dân. Con trai bình dân có chức quyền vẫn có thể lấy con gái quý tộc, còn những chàng trai bình dân nghèo thì đành “kính nhi viễn chi” đối với con gái quý tộc. Con gái bình dân có thể lấy con trai quý tộc nhng chỉ để về làm vợ lẽ, dù cới trớc vợ cả. Ngày nay mặc dù vẫn còn quyền quyết định trong việc hôn nhân của con cái nhng không còn mang tính chất ép buộc nữa mà để cho con cái tự do tìm hiểu.

* Bà mối:

Hầu hết các trờng hợp các đôi nam nữ thanh niên muốn nên vợ nên chồng đều phải so tuổi, mọi việc không thể bỏ qua, vì họ tin rằng: Nếu tuổi hợp nhau thì đôi vợ chồng trẻ sẽ sống hòa thuận, ăn nên làm ra, nếu không hợp tuổi thì phải sống khổ sở theo nghĩa nghèo khổ về vật chất hoặc một ngời phải sang thế giới bên kia, hoặc có biết bao điều đau khổ khác đang đe dọa tơng lai của đôi vợ chồng ấy. Ngời ta quan niệm có những tuổi thuộc “tứ hành xung”, ví dụ: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, có những tuổi hợp nhau, ví dụ: Thân, Tý, Thìn, nhng rồi có khi tam hợp lại biến tam tai.

Nhng muốn có ngời để mà so tuổi, bà mối đóng vai trò rất quan trọng. Bà mối (ông mối) là ngời trung gian đánh tiếng, bắc cầu cho hai gia đình đôi nam nữ thanh niên hiểu nhau rồi đi đến quyết định hôn nhân. Gia đình nhà trai, sau khi xem xét mọi việc, “tham khảo” thêm ý kiến của bà mối rồi nhờ bà sang nhà gái đánh tiếng trớc. Nếu gia đình nhà gái ng thuận bà mối giúp cho chàng trai sang nhà gái “xem mặt”. Cái cớ bên ngoài là xem gia cảnh nhng thực ra là tìm mọi cách biết mặt ý chung nhân, nếu ng ý rồi thì về tha gửi với cha mẹ.

Trong xã hội cũ, có những ngời luôn làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối trở thành ân nhân suốt đời. Lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm thêm chiếc áo lụa. Chẵn tháng cho con đầu lòng thế nào cũng có bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhng cũng có nhiều tai họa do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang hận vì phận hẩm duyên hiu.

Tuy nhiên, ngời Thái Tây Bắc nói chung, ở Mờng Khoòng nói riêng rất tôn trọng sự tự do kén chọn ngời yêu của nam nữ thanh niên. Cha mẹ nuôi con đến tuổi trởng thành, con trai tự đi tìm hiểu bạn gái. Khi đôi bạn trai gái đã nhận lời hẹn ớc với nhau, bên nam về tha chuyện với bố mẹ mình. Khi đã đợc bố mẹ ng thuận, nhà trai sửa soạn lo liệu việc cới xin, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, cử ngời đến báo tin trớc cho nhà gái biết và thu xếp thời gian ở nhà đón tiếp. Mời hai bà mối, chọn ngời khéo nói, là ngời đứng đắn đang có chồng. Ngời ta kiêng đi một bà và không chọn ngời đã có lần bỏ chồng hoặc góa bụa, dù ngời đó có nói khéo đến đâu. Thứ tự của một đám cới qua 5 bớc:

* Đi dạm tiếng "hịt bay nhing":

Nhà trai sắp xếp một lễ nhỏ, giao cho hai bà mối mang đến nhà gái nói chuyện hỏi ý. Lễ có một con gà chừng một cân rỡi đến hai cân, luộc chín, gói lá chuối hoặc lá dong xanh. Hai gói xôi, mỗi gói chừng một cân gạo nếp. Hai lít rợu trắng. Cá sấy khô hoặc cá rán hay cá nớng chừng một cân (hơn càng tốt, tùy nhà trai). Hai gói bánh ngọt hoặc kẹo. Hai nải chuối chín. Bốn tấm mía bó lại.

Ngoài cái lễ nhỏ ra, nhà trai còn phải sắp thêm chừng một cân thịt lợn sống, ít miến, ít bánh đa, trứng gà hoặc vịt, vài mớ rau, hành đem đến nhà gái để… hai bà mối góp nấu cơm cùng ăn.

Phía nhà trai không ai đến, chỉ có hai bà mối tới nói chuyện. Nhà gái ng thuận thì may, nếu không ng đám cới sẽ không thành. Bên nhà gái, thờng có bố mẹ cô con gái và một số đại diện ông bà, chú bác, cô dì trong họ cùng đến dự bàn góp ý kiến.

Sau khi đặt mâm lễ nhỏ, nhà gái nhận lễ, nói xong chuyện hỏi, bố mẹ cô gái ng ý rồi, tiếp đến câu chuyện bình thờng. Dù nhà ở cách xa hay nhà gần, hai bà mối cũng phải ở lại ăn bữa cơm tra với gia đình nhà gái. Ăn cơm xong hai bà mối chào nhà gái, trở về báo tin mừng cho gia đình nhà trai.

* Đi dạm hỏi hịt bay trai :“ ”

Sau khi hai bà mối đi hỏi ý nhà gái trở về, ít ngày sau nhà trai lại chọn ngày lành, cử hai ông mối đi thăm hỏi ý nhà gái. Lần này họ nhà trai cử một đoàn đại biểu cùng đi với hai ông mối. Anh con trai hỏi vợ cùng đi với đoàn mối ông và đi theo còn có một đôi bạn trai trẻ.

Nhà trai sắm đồ lễ giao cho hai mối ông đem đến nhà gái. Đồ lễ đem một con gà trống, chọn gà to mã đẹp đem sang làm thịt tại nhà gái. Chừng bốn đến năm cân thịt lợn tơi, nếu nhà nào giàu có thì mang sang con lợn choai chừng khoảng 20-30kg, chừng bốn đến năm cân thịt bò, rợu chừng khoảng 10 lít. Đồ nấu đem theo gồm miến, măng, bánh đa nem. trứng gà, vịt, các loại rau chừng mời cân, mắm muối, gia vị đem theo nấu cỗ đại diện cho hai họ tiếp nhau. Bốn gói bánh… hoặc kẹo, hai nải chuối chín, tám tấm mía tiện cho đều nhau rồi dùng lạt buộc lại thành hai bó. Một lạng thuốc lào, hai bao thuốc lá và mời cân gạo nếp.

Bữa cơm đó hoàn toàn do nhà trai nấu thành cỗ tại nhà gái. Số ngời dự do nhà gái mời đại diện trong họ đến. Sau đó mối ông cùng đại diện nhà trai và nhà gái bàn với nhau về việc ở rể. Khi đã nhất trí thời gian ở rể dài ngắn theo tùy gia đình, năm năm chẳng hạn, trong thời gian đó chú rể có ở suốt hay ở chừng dăm sáu tháng hoặc một năm cũng đợc, cũng có thể ở một tháng chú rể sang nhà mẹ vợ t- ơng lai năm đến mời ngày. Thời gian còn lại chú rể quy ra thóc hoặc tiền rồi nộp

cho nhà gái, sau khi cới xong sẽ đợc đón đâu về nhà chồng. Cỗ nấu dọn xong, đại diện nhà trai mời các đại biểu dự cơm liên hoan.

Xong bữa cơm hai họ ra về, anh con trai ở lại nhà gái “nằm rể quản”. Ngời ở rể quản nằm một mình tại gian cuối nhà, hàng ngày đi lao động sản xuất, làm việc cho nhà gái. Trong thời gian này gia đình nhà gái tạo điều kiện cho đôi nam nữ cùng đi làm ruộng, làm nơng, gần gũi tiếp tục tìm hiểu, thử thách lẫn nhau.Nếu hai ngời thực sự yêu thơng nhau thì mới làm lễ ăn hỏi chính thức ,còn một trong hai ngời chê nhau điều gì thì anh con trai bỏ về nhà mình, chuyện tình duyên sẽ không thành. Lúc này nhà trai phải chịu thiệt phần đã tốn kém đi lại trớc đây, bởi vì nhà gái sẽ không trả lại những lễ vật do nhà trai mang đến. Nếu đôi trai gái ng thuận thì ít ngày sau nhà trai chính thức đến làm lễ ăn hỏi.

* Lễ ăn hỏi Hịt cáo ôm-xống khơi :

Cũng nh những gia đình ngời Việt, đối với hôn nhân của ngời Thái nói chung, ngời Thái Mờng Khoòng nói riêng. Trong lễ chính thức ăn hỏi do hai gia đình thống nhất với nhau. Nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, không vớng kiêng khem gì với cả hai họ, nhà trai đem đồ lễ chính thức ăn hỏi đầy đủ theo phong tục của dân tộc mình.

Sáng hôm sau nhà trai đem rựơu, gạo, thịt sang liên hoan, mừng ăn hỏi tại nhà gái. Việc ăn hỏi của ngời Thái trớc hết phải tìm đợc một cụ già hiểu biết về nhiều mặt (cúng, lễ ) làm chủ mối. Thành phần đi ăn hỏi ngày hôm đó nhất thiết… phải có cha mẹ của chàng trai cùng anh em thân thích và một số bạn bè tâm đầu ý hợp của ngời con trai.

Thủ tục bắt buộc là phải có nhiều gánh bánh chng, chuối và nhiều loại hoa quả khác. Mỗi một gánh đi ăn hỏi chỉ đợc phép để một bên là bánh chng, còn đầu gánh bên kia phải là những loại hoa quả quý hiếm. Ngời Thái đan sọt tre rất đẹp, khi đi ăn hỏi phải đan bằng sọt tre mắt tha cài hoa lá bằng nan tre để tỏ bày tấm lòng cao đẹp của họ nhà trai.

Số gánh quà mang đi ăn hỏi bao giờ cũng là số chẵn, từ sáu đến mời bốn gánh, hoặc anh em nhiều đông đủ thì có thể nhiều hơn nhng không bao giờ mang theo số gánh lẻ. Khi đến nhà gái cất các gánh quà vào gian thứ hai, tức là phía sau

bàn thờ nhà gái. Số quà này đợc phân phát, trả lại nhà trai một gánh làm quà tặng và trong gia đình nội tộc đợc chia phần đều nhau cho các con cháu trong gia đình. Nếu có ngời ở xa thì phải đích thân ngời nhà đem đi biếu tặng. Phần quà đó tuy nhỏ nhng nó bao hàm ý nghĩa là khi đôi trai gái đó đợc phép thành hôn thì mọi gia đình đợc nhận quà có trách nhiệm giúp đỡ nhau, nh nhà làm chăn, nhà làm đệm và vải đễ phát cho đôi lứa.

Trong đám ăn hỏi đó có một mâm cơm đặc biệt dành cho hai ông mo, ông mối cùng một số ngời có quyền quyết định công việc đám cới. Khi làm cỗ phải để lại hai đôi chân gà (một đôi xem việc ăn hỏi, và một đôi xem việc thổ công thổ địa). Nếu cả hai đôi chân gà đều tốt thì hai ông mo - mối mới nói chuyện về việc xin kết hôn cho đôi trai gái đó.

Nếu cả đôi đồng ý tiến đến thì họ chọn ngày giờ xem định đón dâu vào ngày giờ nào và quyết định sính lễ mà nhà trai phải mang đến. Khi đợc ông mo thay mặt nhà gái trả lời là phải có những sính lễ gì thì phía nhà trai xin phép đứng dậy xuống cuối gian nhà, quay mặt lên phía bàn thờ lạy cảm ơn. Phép lạy này phải cảm ơn nhà ngoại trớc, sau đó mới tới ông bà nội, cha mẹ đẻ và dòng tộc nhà gái (lạy hai lần).

Xong phần thủ tục đó coi nh hoàn chỉnh việc ăn hỏi, mọi ngời chỉ ăn uống vui vẻ và chúc nhau hạnh phúc. Ông mối đợc phép đứng đậy để loan báo cho mọi ngời là đã hoàn chỉnh. Bởi vì một đám ăn hỏi của ngời Thái ở Mờng Khoòng có rất nhiều ngời đến tham dự, có khi đến cả chục mâm cơm, nhng trong đó chỉ có mâm đầu mới đợc phép bàn chuyện hôn lễ.

Từ đó cô gái chính thức có ngời ăn hỏi, tối đến không đợc ra sàn chơi và không đợc tiếp chuyện riêng với bạn trai nào khác nữa. Chờ ngày làm lễ cới.

* Lễ cới:

Lễ cới đợc tiến hành khi bên nhà trai, nhà gái thống nhất. Trớc tiên là chọn ngày lành tháng tốt, từ sáng sớm nhà trai đem lễ vật đến xin cầu làm lễ “Búi

tóc ngợc” (Tẳng cảu) sau khi đã dăng ký kết hôn. Làm lễ giải khăn đệm hạnh phúc. Chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng, thành bạn trăm năm.

Lễ “Tẳng cảu” đợc tiến hành tại nhà gái trớc khi diễn ra đám cới chính thức một vài giờ. Nhà trai đa đến nhà gái nhiều sính lễ, trong đó có hai thứ không thể thiếu đợc là đôi độn đen tóc óng, mợt mà và chiếc trâm cài bằng bạc, đúng khuôn mẫu, kích thớc, trọng lợng. Đây là hai kỷ vật thiêng liêng của nhà trai đem đến chính thức làm lễ “Tẳng cảu”, chấp nhận ngời con gái làm dâu nhà mình.

Sau khi cúng khấn tổ tiên, tiến hành búi tóc ngợc “tẳng cảu”. Ngời đợc cử để “tẳng cảu” cho cô dâu đợc gọi bằng tên quý trọng là “Nai tẳng cảu”. “Nai tẳng cảu” rút cái lợc sừng đen từ “Cái ếp” của mình ra, cùng với vài động tác giả đ- a lên hạ xuống, rồi cất thành thục và nhẹ nhàng chải vuốt tóc nhiều lần. Cuối cùng dùng hai tay vuốt ngợc tóc từ sau gáy lên, vừa độn tóc đặt vào chính giữa đỉnh đầu và búi tóc “tẳng cảu”.

Sau khi nắn vuốt lại, không có sợi tóc rối lòa xòa buông xuôi, bà nâng trâm cài tóc cắm xuyên đúng chỗ để giữ cảu, mỗi bật đồng bạc hào hoa văn trắng ở phần đầu của trâm cài tóc chính giữa búi tóc ngợc.

Trớc sự chứng kiến và khen đẹp của mọi ngời, bà “Nai cảu” nói: Tiếng Thái: Khắt cảu đi Vi hua kiểng Tẳng cảu au phua Té nị pay nả Ca nị ma na

Báu đảy nặm pay nảu Chảu pay ứn lụk ơi !

Dịch:

Gội đầu sạch Chải tóc mợt

Từ giờ này đi Từ nay về sau

Không đợc nớc thay dòng Lòng đổi chỗ con ơi !

Lễ “tẳng cảu”là một tập quán, một nghi lễ dân dã, giản đơn, không mấy phiền hà tốn kém và không thể thiếu đợc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngời Thái nói chung, ngời Thái ở Mờng Khoòng – Bá Thớc nói riêng.

Khi cô gái làm “tẳng cảu” cho cô dâu mới xong, các cô trải đệm, căng màn, trang trí phòng cho cô dâu, chú rể.

Tiếp theo đó, nhà trai xin làm lễ trình nộp các lễ vật nh: “Hắp hó cắm kin” - lễ vật thực phẩm để tặng nhà gái đợc đựng trong ống tre và rọ đan trang trí đẹp; “chơng khong dệt phắc” - thịt,gạo, rợu đễ làm tiệc cới. Khi đợc nhà gái chấp nhận thông qua các tục lệ “cúng bái” - thờ tổ tiên, kính bái ông bà và những ngời thân đã khuất, lực lợng nhà trai trực tiếp chế biến, nấu nớng làm bữa tiệc chu đáo theo kế hoạch đã đợc thông gia hai bên thống nhất. Khi bữa tiệc đã đợc chuẩn bị xong, các thủ tục cúng tổ tiên cũng hoàn tất, ông mối đại diện nhà trai (thờng là một nam và một nữ) mời toàn thể bà con, bạn bè đến mừng cới ngồi vào mâm. Tiệc bày chung một mâm dọc giữa nhà. Nếu đông khách có thể bày một vài mâm phụ cho thanh niên và ngời phục vụ ở hai góc sàn nhà.

Khi mọi ngời ngồi vào mâm ổn định, ngời đại diện dẫn đôi vợ chồng mới ra trình diện, chào cảm ơn mọi ngời. Ngời đại diện phát biểu (có bài bản dài từ 15-30 phút) xong thì đôi vợ chồng mới phát biểu cảm tởng, hứa làm vợ chồng thủy chung suốt đời, rồi lạy chung cả mâm tiệc ba hồi. Tiếp đó ngời phụ nữ đại diện nhà trai lần lợt dẫn đôi vợ chồng trẻ đến chào lạy các ông, các bà bên nhà gái, nhà trai có mặt trong đám cới thứ tự từ bậc trên trở xuống. Đồng thời lúc đó ngời đàn ông đại diện nhà trai lần lợt mời khách quý ra uống rợu cần mở đầu bữa tiệc.

Sau lễ lạy chào của con rể, con dâu, và mời rợu cần khắp một lợt. Nhà trai mời cả mâm đồng loạt nâng chén chúc mừng. Việc chúc mừng chầu rợu đầu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ TỤC TANG MA, CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MƯỜNG KHOÒNG BÀ THƯỚC THANH HOÁ (Trang 57 -67 )

×