Quan niệm chung về hôn nhân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tục tang ma, cưới hỏi của người thái ở mường khoòng bà thước thanh hoá (Trang 51 - 53)

Ngay từ khi loài ngời xuất hiện, các hình thức quan hệ tính giao nhằm duy trì và phát triển nòi giống đã trở thành một trong những phơng thức tồn tại của xã hội. Và trong một tiến trình lịch sử, các hình thức quan hệ hôn nhân, tính giao cũng có biến đổi sâu sắc phù hợp với những biến đổi cơ bản, trong nền sản xuất, trong đời sống kinh tế xã hội: từ hôn nhân đồng huyết thống, đến hôn nhân ngoại tộc; từ hôn nhân quần hôn cho đến hôn nhân đối ngẫu, đến một vợ một chồng, đánh dấu bớc chuyển căn bản từ chế độ công hữu cộng sản nguyên thủy đến chế độ chiếm hữu t nhân t bản chủ nghĩa.

Sự ra đời của gia đình là sự phát triển lâu dài xét theo hai phơng diện (hai mối quan hệ) cơ bản: quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái, anh em, chị em) và quan hệ hôn nhân (vợ - chồng). Gia đình là một tế bào đầu tiên của xã hội, trong đó con ngời chung sống với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Trong lịch sử lâu dài, hình thức quy mô của gia đình có thể thay đổi nhng hôn nhân, huyết thống là hai quan hệ cơ bản gắn bó con ngời ta với nhau trong một cộng đồng xã hội đặc thù là gia đình.

Mục đích hôn nhân là cốt duy trì gia thống, cho nên việc hôn nhân là việc chung của cả gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy dựng vợ gả chồng cho con cái là quyền của cha mẹ, con cái chỉ biết phụng mệnh mà thôi, ái tình của con cái, cha mẹ không cần biết đến, chỉ cốt đợc nơi xứng đáng, đợc nơi “môn dăng hộ đối” thì cha mẹ hai bên trai gái nhờ mối lái điếu đình mà đính hôn. Bởi vậy có khi con cái còn trẻ dại mà cha mẹ cũng đính ớc, thành ra cái tệ tảo hôn. Lại nhiều khi con còn trong bụng mà cha mẹ đã ớc hôn cho chung nó, tức là tục chỉ phúc hôn.

Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Ngời vợ không những là ngời phải đẻ con cho gia đình chồng, mà lại là ngời phải làm lụng và coi sóc việc nhà cho gia đình chồng. Bởi thế nhiều khi con trai còn nhỏ, đơng ham chơi hay đơng đi học, mà cha mẹ cũng cới vợ cho nó để có dâu mà sai làm việc.

Chính vì vậy mà có thể nói, từ xa tới nay, bất cứ dân tộc nào khi tổ chức hôn nhân cũng có mục đích là để thông báo cho mọi ngời biết và để cho hai ngời chính thức trở thành vợ chồng, xây dựng gia đình riêng cho mình, đồng thời cũng muốn bày tỏ quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình. Thông qua đó, dù là vợ hay chồng đều phải giữ lời hứa của mình để bảo vệ quyền lợi và danh dự của cả hai bên.Và đơng nhiên ngời khác cũng phải tôn trọng nhân cách của hai ng- ời, phải thừa nhân quan hệ vợ chồng của họ và không đợc phép có bất cứ hành động đen tối nào nhằm phá vỡ hạnh phúc của gia đình đó.

Nghĩa vụ của ngời ta đối với gia tộc và tổ tiên là phải truyền nòi giống về sau để vĩnh truyền tông tộc, cho nên luân lý cho ngời vô hậu là phạm điều bất hiếu rất to. Đàn ông ai cũng phải lấy vợ để sinh con, mà những ngời độc thân chủ nghĩa là đắc tội với tổ tiên và gia tộc. Song ngời con gái nếu vì gia đình mà ở vậy nuôi cha mẹ già yếu và em út nhỏ dại lại là chí hiếu, vì trách nhiệm truyền chủng thà gia là ở đàn ông chứ con gái thì xuất giá rồi mới có nghĩa vụ với gia tộc. Khi ấy ngời con gái không có quan hệ gì đối với gia đình của cha mẹ mình nữa, mà thành một phần tử của gia đình nhà chồng.

Cái hy vọng lớn nhất của một cặp vợ chồng là sinh đợc con trai cho nên nếu lấy vợ đã lâu mà không có con thì chồng có quyền để ra, hay phải lấy vợ lẽ. Nếu vợ chỉ có con gái thì chồng cũng phải cới thiếp. Nhng pháp luật buộc rằng phải có vợ chính bằng lòng thì chồng mới đợc lấy vợ lẽ. Theo thói thờng khi vợ chính không có con, hay là lấy chồng đã lâu mà không có con trai thì tự mình phải đi hỏi và cới thiếp cho chồng, chứ không đợi chồng phải đòi.

Đối với vợ chính, vợ lẽ phải phục tùng nhất thiết. ở nhiều gia đình ngời vợ lẽ chỉ là đầy tớ không công. Con cái của vợ lẽ sinh ra phải xem vợ chính là mẹ đích thực của mình mà phải để đại tang, còn chính mẹ mình lại xem là mẹ thứ

không đợc để đại tang nếu mẹ mình chết trớc mẹ chính. Lấy thiếp không cần phải làm lễ cới, vì theo quan niệm chung thì ngời thiếp không phải là một phần tử trọng yếu trong gia tộc cho nên chồng hay vợ chính muốn đuổi đi khi nào cũng đợc. Thực ra, ngời thiếp chỉ là ngời đàn bà mà chồng hay vợ chính xuất tiền ra mua về để sai làm việc nhà và bắt sinh đẻ, cho nên có thể đem đi tặng hay là bán cho ngời khác đợc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tục tang ma, cưới hỏi của người thái ở mường khoòng bà thước thanh hoá (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w