Mục đích và cách tiến hành thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp kịch ngắn trong dạy học tích cực và thử vận dụng vào một số bài học môn đạo đức ở tiểu học để hình thành hành vi văn hoá trong giao tiếp học sinh (Trang 26 - 28)

Kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng phơng pháp KN trong quá trình dạy học môn đạo đức để góp phần hình thành hành vi văn hoá trong giao tiếp cho học sinh.

Những hành vi văn hoá trong giao tiếp đợc chúng tôi lựa chọn và coi là mục đích cần hình thành của học sinh ở thực nghiệm:

+ Khi giao tiếp vẻ mặt luôn tơi cời, cởi mở, hoạt bát, luôn niềm nở vơéi mọi ngời không bao giờ cáu kỉnh.

+ Ai cho gì, giúp gì phải cảm ơn, khi làm hỏng hoặc làm phiền đến ai điều gì phải biết xin lỗi.

+ Khi giao tiếp với ngời hơn tuổi trong lời nói và giọng nói phải biểu hiện sự kính trọng, không nói trống không, thiếu chủ ngữ, phải biết dùng những từ ngữ thể hiện sự kính trọng nh tha, vâng, dạ, ạ.

+ Trong giao tiếp không đợc nói tiếng lóng, không dùng lời lẽ thô tục, không đợc chửi bậy. Khi nói phải nhìn vào ngời đơng nói với mình, không nhìn ra chỗ khác. Biết nhã nhặn và nói năng lễ độ ngay cả những tình huống gây cấn nhất.

+ Khi có khách đến nhà hãy niềm nở tiếp đón, hãy mạnh dạn đờng hoàng là một ngời chủ, đừng bẻn lẻn. Trớc tiên rót nớc mời khách, tiếp chuyện với khách.

+ Khi nói năng phải suy nghĩ chín chẵn, phải lễ phép. Phải giữ lời hứa khi đã hứa với ngời khác, nếu có gì đó đột xuất không thực hiện đợc lời hứa phải xin lỗi và báo trớc.

+ Nói năng từ tốn với ngời lớn, nhã nhặn thân ái với ngời nhỏ tuổi. Có thái độ, cử chỉ, lời nói đúng mức trong vui chơi nhất là lúc bản thân cảm thấy bất bình nhất.

+ Không nói ba khoa, khoác lác, không nói dối với mọi ngời.

2- Cách thức tiến hành thực nghiệm.

- Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã làm cân bằng hai nhóm A và nhóm B về tất cả các phơng diện và dùng bài trắc nghiệm đầu vào để kiểm tra sự cân bằng đó.

- Thiết kế một số bài giảng trong đó có sử dụng phơng pháp kịch ngắn . Cụ thể là phải xây dựng kịch bản và tổ chức học sinh biểu diễn.

- Quy định về thang đo về điểm số cho học sinh khi làm bài trắc nghiệm. Mục đích là đo đầu vào, đầu ra, cũng nh đo diễn biến của thực nghiệm.

- Nghiệm thể của chúng tôi gồm 2 nhóm Avà B có số lợng và trình độ tơng đơng nhau.

- Sau đó trên cơ sở bài đạo đức đã thiết kế chúng tôi tiến hành dạy lớp thực nghiệm( tức là tác động lên nhóm A). Còn nhóm B vẫn dạy bình thờng với các ph- ơng pháp dạy học khác dùng làm đối chứng.

- Dùng một hệ thống câu hỏi bài tập xử lý tình huống, bài tập ứng xử…. để so sánh đầu ra giữa hai nhóm A và B để kết luận về kết quả thực nghiệm.

II- Thang đo

Để kểm tra kết quả của việc lĩnh hội tri thức và khả năng vận dụng vào ứng xử giao tiếp khi bớc ra cuộc sống cũng nh kiểm tra mức độ hứng thú học tập của học sinh trớc, trong và sau khi vận dụng phơng pháp kịch ngắn. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh dới hệ thống bài tập xử lý tình hống, ứng xử ở dạng trắc nghiệm lựa chọn. Tiến hành khảo sát trong 2 lần với thang đó nh sau:

1- Đo đầu vào của nhóm thực nghiệm A và nhóm đối chứng B bằng cách: ( sử dụng bảng trắc nghiệm ở phụ lục II). ở bảng này chúng tôi sử dụng 10 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn với mức độ bình thờng , tơng đơng nhau và cho tất cả học sinh làm trên 10 câu hỏi đó. Kết quả chấm bài tính theo thang điểm 10 tức là làm đúng 1 câu đạt 1 điểm , 10 câu đạt10 điểm.

2- Đo diễn biến thực nghiệm: Sau mỗi bài học chúng tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra với hai câu hỏi. Nh vậy, sau 3 bài dạy sẽ có 3 bài kiểm tra tơng ứng với 6 câu hỏi. Học sinh làm đúng 6 câu sẽ đạt 10 điểm.

3- Đo đầu ra ở nhóm đối chứng B và nhóm thực nghiệm A: Khảo sát 82 học sinh. Sử dụng bảng trắc nghiệm đầu ra ( phụ lục IV ) và quy ớc cách đo hoàn toàn nh trên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp kịch ngắn trong dạy học tích cực và thử vận dụng vào một số bài học môn đạo đức ở tiểu học để hình thành hành vi văn hoá trong giao tiếp học sinh (Trang 26 - 28)