Thơng nghiệp – Dịch vụ

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội nghệ an trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân pháp (1919 1929) (Trang 56 - 61)

6. Bố cục của đề tài

2.2.4. Thơng nghiệp – Dịch vụ

Theo sau gót chân của quân đội viễn chinh Pháp sang xâm lợc Đông D- ơng là lực lợng thơng nhân, ngời chính quốc. Các nhà t bản Pháp đã tiến hành đầu t vốn vào lĩnh vực kinh doanh, hình thành nên ở Việt Nam một ngành kinh tế mới - kinh tế thơng nghiệp.

Mục tiêu đợc coi là quốc sách của thực dân Pháp khi xâm lợc và khai thác thuộc địa ở Đông Dơng là muốn biến vùng Viễn Đông này thành một thị trờng tiêu thụ rộng lớn vô tận chúng. Chính Pháp đã thừa nhận “chính sách thực dân là con đẻ của chính sách công nghiệp. Nền hòa bình xã hội... trớc thời đại công nghiệp hiện nay, là vấn đề thị trờng bên ngoài” [16, 16].

“Chính sách thực dân” đó tức là phải làm thế nào để chiếm đợc thị trờng tiêu thụ hàng hóa cho nớc Pháp, phải chiếm lĩnh những nơi có nguồn nguyên liệu đầu tiên cho nớc Pháp.

Nhận thức rõ về lợi ích của kinh tế thơng nghiệp sẽ giúp các thơng nhân thu về một nguồn lợi nhuận kếch xù, Pháp đã đầu t mạnh vào lĩnh vực này. Để đảm bảo cho thơng nghiệp thuộc địa phát triển liên tục, ổn định, không gián đoạn thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng ở Đông Dơng một hệ thống ngân hàng. Riêng số vốn mà Pháp đầu t vào bất động sản, ngân hàng trong những năm từ 1924 đến 1930 ở Việt Nam là: 623,9 triệu phơrăng chiếm 21,8% trong tổng số vốn mà Pháp đầu t vào các ngành kinh tế Việt Nam.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, chi nhánh ngân hàng Đông D- ơng tại Nghệ An có trụ sở ở Vinh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các ông chủ đầu t vào Vinh - Bến Thủy và các điền chủ ngời Pháp đang hối hả, mua bán, chuyển nhợng, tớc đoạt đất đai ở Phủ Quỳ và nhiều huyện khác trong tỉnh để lập đồn điền.

Mặt khác, sự hiện diện sớm của chi nhánh ngân hàng giúp chính quyền sở tại sớm ổn định tài chính tiền tệ trên thị trờng Nghệ An. Ngoài lợng tiền lớn do các công ty t bản Pháp có vốn đầu t tại Nghệ An nắm giữ và một số lợng tiền do t sản ngời Việt, ngời Hoa có đợc nhờ kinh doanh buôn bán, thì lợng tiền lu chuyển trên địa bàn Nghệ An bấy giờ tập trung vào các chợ nh: chợ Vinh, chợ Giát, chợ Si, chợ Đô Lơng, chợ Sa Nam, chợ Huống, chợ Rộ,..

Mạng lới thơng nghiệp và dịch vụ ngày một phát triển, phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác của thực dân Pháp. Một trong những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân trong quá trình khai thác thuộc địa là chiếm thị trờng để

tiêu thụ hàng hóa và vơ vét các sản phẩm của thuộc địa đa về chính quốc. Cùng với sự hình thành trung tâm công nghiệp ở Nghệ An là sự ra đời của các công ty kinh doanh của t bản Pháp và các chủ thầu ngời Pháp và ngời Việt. Năm 1919 để độc quyền các loại thuế công thơng, thực dân Pháp thành lập ở vinh một sở thơng chính, có 4 chi nhánh ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Nghĩa và ở Vinh. Sở thực hiện việc đánh thuế hàng hóa xuất nhập khẩu và buôn bán trong vùng.

Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thơng nghiệp Nghệ An ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vào thời gian này, các chi nhánh của “hãng Liên hiệp thơng mại Đông Dơng và Châu Phi” (LV - CIA) đã thành lập và củng cố ở Vinh - Bến Thủy. Các chi nhánh này chuyên thu mua tài nguyên ở thuộc địa Đông Dơng và Châu Phi về Pháp rồi đem hàng công nghiệp từ Pháp sang bán ở khu vực này. Ngày 31/11/1925, toàn quyền Đông Dơng đã ký nghị định cho đặt ở Vinh một văn phòng hỗn hợp thơng mại canh nông kiêm doanh cả Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngoài các cơ sở đã có sẵn từ trớc, các hiệu buôn mới cũng xuất hiện ngày một nhiều ở Vinh và các thị trấn khác. Thời gian này cũng xuất hiện một số chủ thầu khoán và công ty thầu khoán của ngời Pháp. Tháng 4 năm 1922, thực dân Pháp cho thành lập công ty thầu khoán những công trình lớn ở Viễn Đông, công ty này có những nhà thầu khoán lớn ở Vinh - Bến Thủy nh: Cu- Du, Pu- Luy,… tại Vinh. Năm 1922, t bản Pháp cho lập chi nhánh kinh doanh xăng dầu của hãng Xtăngđa của Mỹ. Chi nhánh này có cửa hàng xăng dầu bán sĩ và bán lẽ ở nhiều nơi trong khu vực Vinh - Bến Thủy. Bên cạnh các hiệu buôn, xí nghiệp của t bản Pháp còn có các hiệu buôn, xí nghiệp của t sản Hoa kiều, ấn kiều. Bọn t sản Pháp và t sản ngời Hoa nắm giữ hầu hết các ngành công nghệ và thơng mại ở Nghệ An.

Mạng lới thơng nghiệp - dịch vụ ngày càng dày đặc đã đa bộ mặt thơng nghiệp nghệ An đổi thay đáng kể. Sự lớn mạnh và biến đổi một phần không

nhỏ tác động đến cảng Bến Thủy. Hầu hết các hiệu buôn, chi nhánh… đều đặt đầu mối tại Bến Thủy vì đây không chỉ là nơi thu nhận mà còn là nơi phân phối hàng hóa. Đầu thế kỷ XX, Bến Thủy đã đợc đánh giá là một thơng cảng quan trọng. Bến Thủy là cửa ngõ thông thơng ra Thái Bình Dơng đi các nớc, đồng thời là chiếc chìa khóa của xứ Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vì vậy, thực dân Pháp đã cho xây dựng Bến Thủy thành một trung tâm thơng mại ở Bắc Trung Kỳ. Thực tế, Bến Thủy đã phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, số hàng nhập khẩu của cảng sông Bến Thủy ngày một tăng [1, 28]. Năm Xuất/tấn Nhập/tấn Cộng/tấn 1929 39.061 9.751 49.382 1926 41.012 14.076 55.088 1929 31.537 10.204 41.741 1930 37.985 18.527 56.512

Ngoài địa bàn Vinh - Bến Thủy, tại một số địa điểm khác nhau nh cửa Rào có Công ty Lơgiơn bao thầu việc buôn bán các thứ hàng xuất, nhập khẩu nh vải sợi và gia súc.

Thực dân Pháp còn độc quyền kinh doanh một số mặt hàng đặc biệt nh: rợu, muối, thuốc phiện, thuốc Lào. Tại Nghệ An, chúng đã lập ra 17 đồn th- ơng chính để kiểm soát những thứ hàng đó. Thâm độc và trắng trợn nhất là chúng phân bố theo đầu ngời, buộc từng làng phải tiêu thụ hết số rợu Phôngten (Fontaine) của chúng: “Năm 1912 Nghệ An phải tiêu thụ 13.269 lít, đến năm 1927 tới hơn 1 triệu lít rợu Phôngten” [1, 28].

Về muối, chúng độc quyền quản lý hầu hết các đồng muối ở Nghệ An. Chúng thiết lập mạng lới đồn thơng chánh khắp cả vùng, ngày đêm đa lính chặn các ngã đờng, sục sạo vào tận hang cùng ngõ hẻm để kiểm soát “muối lậu” và “rợu lậu”. Chỉ riêng việc bắt “muối, rợu lậu” dân ta cũng đã điêu đứng

vì thực dân Pháp. Nhà tù Vinh chật ních tù nhân phạm tội nấu rợu và bán muối.

Vào những năm 1925 - 1926 mỗi tạ muối thực dân Pháp thu mua ở nơi sản xuất chỉ có 0,62đ, nhng bán ra ra ở đồng bằng là 3,6đ và chở lên Cửa Rào thì giá tới 6,5đ. Về rợu ty tức loại rợu có pha hóa chất, uống rất có hại, năm 1911 chúng bán ra ở Nghệ An 21.078 lít thì đến năm 1927 đã lên tới 1.311.670 lít. Công ty nắm độc quyền mua bán rợu, muối của thực dân Pháp ở Nghệ An (cũng nh nhiều tỉnh khác) là hãng Phôngten. Nó có chi nhánh đặt ở nhiều nơi.

Nh vậy là sau chiến tranh, để đáp ứng yêu cầu của đợt khai thác mới ở Nghệ An các cơ sở kiêm doanh hỗn hợp công nghiệp thơng mại và các công ty độc quyền của thực dân Pháp đã mọc ra ngày một nhiều và hoạt động dữ dội, làm ảnh hởng rõ rệt đến các thị trấn, đồng bằng và miền núi của Nghệ An.

Tuy nhiên, nhìn vào các chủ nhân của nghề kinh doanh tại Nghệ An lúc này cho thấy còn thiếu vắng vai trò quan trọng của ngời bản xứ. Chủ yếu và gần nh độc quyền hoạt động là các t sản Pháp và Hoa kiều.

Qua sự xuất hiện và hoạt động của các cơ sở thơng nghiệp - dịch vụ tại Nghệ An từ 1919 - 1929 có thể thấy mặc dù thơng nghiệp có phát triển, nhng xét đến cùng nơi đây vẫn là thị trờng tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp Pháp. Mà những sản phẩm ấy là hàng hóa mà Pháp ế thừa họăc chất lợng kém không đủ sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế nên phải nhập vào Nghệ An để tiêu thụ. Tình trạng này không chỉ có ở Nghệ An mà nhiều nơi trên đất nớc ta đều chịu sự o ép của thực dân Pháp về mặt thơng nghiệp.

Nhìn chung mạng lới thơng nghiệp - dịch vụ ngày càng sầm uất tại Nghệ An, đặc biệt là ở Vinh - Bến Thủy. Điều này đã phần nào đáp ứng đợc yêu cầu mà Pháp đặt ra trong cuộc khai thác thuộc địa.

Chơng 3

tình hình xã hội nghệ an trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của Thực dân pháp (1919 - 1929)

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp một mặt đã làm cho tình hình kinh tế Nghệ An có nhiều thay đổi đáng kể, thì mặt khác nó cũng đã tác động đến tình hình xã hội và đẩy nhanh thêm quá trình phân hóa giai cấp.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội nghệ an trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân pháp (1919 1929) (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w