Các chính sách xã hội khác

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội nghệ an trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân pháp (1919 1929) (Trang 66 - 72)

6. Bố cục của đề tài

3.2Các chính sách xã hội khác

Những biến đổi của xã hội Nghệ An trớc hết chịu sự chi phối của quá trình phát triển kinh tế đồng thời còn trực tiếp chịu ảnh hởng của các chính sách xã hội do chính quyền thực dân - phong kiến thi hành.

* Chính sách thuế khóa: sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cùng với việc tăng cờng đầu t khai thác chính quyền thực dân cũng ra sức bóc lột nhân dân ta qua con đờng thuế má. Các loại thuế trực thu và gián thu tăng lên, số tiền thuế càng ngày càng nặng thêm. Từ năm 1919 - 1921 chính quyền thực dân ra lệnh bãi bỏ việc đóng thuế theo mức cũ ở Trung Kỳ và tiến hành đánh thuế đồng loạt với mức thuế thân là 2,5 đồng.

Để tiện việc kiểm soát hành chính, đảm bảo cho việc thu đợc nhiều thuế thực dân Pháp đã củng cố và tăng quyền lực của chúng ở nhiều cơ sở. Ngoài việc tăng quyền lực ở những khu trung tâm, thực dân Pháp cho củng cố lại các trạm thu thuế trớc hết là các sở đoan. Không chỉ ở miền xuôi, mà cả miền núi chúng cũng có những biện pháp thu thuế ráo riết.

Về chế độ su thuế có hàng trăm thứ thuế điển hình là thuế điền thổ và thuế đinh, thuế điền thổ đợc chia ra 4 hạng điền 6 hạng thổ. Năm 1898 thuế một mẫu (Trung Kỳ) hạng nhất là 1,5 đồng, hạng nhì là 1,2 đồng. Đến năm 1929 hạng nhất nhảy lên 1,95 đồng hạng nhì 1,56 đồng. Thuế mỗi năm một tăng: năm 1904 tăng 8% đến năm 1924 tăng 30%. Tổng số thuế Nghệ An năm 1912 là 360468 đồng, đến năm 1931 tăng lên 552000 đồng [1, 29]. Chính quyền bù nhìn Phong kiến Nam triều còn cải cách việc đánh thuế điền, nặn ra quy chế “Nhất tam quy nhị” (đa thuế hạng ba lên bằng hạng nhì, rút hạng nhất xuống bằng hạnh nhì). Đó là mu mẹo để chúng bòn rút thêm mồ hôi nớc mắt của ngời nông dân.

Ngoài thuế điền thổ, còn có thuế thân tức thuế đinh hoặc su, đây là thứ thuế đánh vào đầu tráng đinh - một thứ thuế vô lý mà chỉ ở xứ lạc hậu này mới có. Nghị định toàn quyền ngày 30 - 10 - 1928 quy định: tất cả nhân binh từ 18 - 60 tuổi đều phải nạp đồng loạt là 2,5 đồng mỗi năm. Ngoài thuế chính hằng

năm chúng còn “gia bách phân” là 8%, đến năm 1929 thuế “gia bách phân” nhảy lên 20% (tức mỗi suất đinh phải nạp tới 3 đồng).

Nghị định toàn quyền Đông Dơng ngày 30 -9 -1929 quy định thuế nhà ở tại Thành phố Vinh nh sau:

- Khu vực một (loại trung tâm): nhà gạch có gác mỗi mét vuông mỗi năm nạp 0,5 dồng tiền thuế. Nhà lợp ngói không gác thuế mỗi mét vuông mỗi năm 0,02 đồng.

- Thuyền đò đi trên sông dới 10 tấn phải nạp thuế mỗi tháng 0,05 đồng. - Thuyền đò đi trên sông từ 10 tấn đến 30 tấn thuế mỗi tháng 0,1 đồng - Thuyền đò đi trên sông từ 30 tấn trở lên nạp thuế mỗi tháng 0,2 đồng Nếu đậu lại ở cảng, thuyền từ 50 đến 100 tấn thuế mỗi tháng 3 đồng, trên 100 tấn thuế mỗi tháng 6 đồng.

ở những nơi ngoài thành phố, chúng còn thu thuế tùy tiện hơn, nhân viên thuế vụ ở các trạm thu thuế hạch sách lấy tiền một cách vô tội vạ. Lắm lúc chúng còn bắt giữ ngời một cách trái phép mà vẫn đợc chính quyền thực dân làm ngơ, vì những hành vi đó có lợi cho chúng. Do đó mà tổng số thuế thực dân thu đợc ở Trung Kỳ đã tăng vọt, năm 1924 là: 3.832.234 đ, năm 1928 lên đến: 4.054.250đ.

Trung Kỳ là xứ "bảo hộ" nên ở Nghệ An, bên cạnh bộ máy cai trị nặng nề của Pháp với hàng chục cơ quan chuyên môn giúp việc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… còn có bộ máy chính quyền tay sai với những thể chế, luật pháp phong kiến khắt khe đợc bọn thực dân duy trì để phục vụ cho công cuộc cai trị của chúng. Cả hai bộ máy cai trị đó cấu kết với nhau đàn áp, bóc lột nhân dân đến tận xơng tủy. Ngoài các thứ thuế đã có dới thời phong kiến, thực dân Pháp còn đặt ra nhiều thứ thuế vô lý khác. Nhân dân chịu cảnh "một cổ hai tròng"thuế đinh, thuế điền, vốn đã nặng bọn chúng còn tăng "Bách phần chi tam thập" (tức 30%) để chi phí cho lễ mừng "tứ tuần đại khánh" (tức 40 tuần) của vua Khải Định... Đó là cha kể các khoản khống thu và phù thu

loạn bổ do bọn Nha lại và Hào lý ở các làng, xã bày đặt ra. Nhân dân ta từ già đến trẻ đều oán thán, nguyền rủa bọn chúng.

Ngoài thuế, thực dân Pháp còn bày trò "lạc quyên" "quốc trái" vơ vét kiệt quệ của cải trong dân chúng. Chỉ tính riêng "quốc trái" trong những năm 1917 - 1918 chúng đã vơ vét của nhân dân Nghệ An 505.744 phơ răng.

Khí hậu Nghệ An khắc nghiệt, mất mùa liên tiếp nên ngời dân không thể nào đóng nổi su thuế, phải tha phơng cầu thực khắp nơi trong nớc và nớc ngoài (Lào, Xiêm, tân thế giới)... Họ bị đẩy vào bớc đờng cùng, phải gạt nớc mắt lìa bỏ quê hơng, bởi vì:

"Đi thì chỉ chết một cha

Không đi thì chết cả bà lẫn con" [1, 30].

Chính sách khai thác bóc lột của thực dân phong kiến ở Nghệ An trên đủ các lĩnh vực công thơng nghiệp và tài chính cộng với chế độ su thuế nặng nề từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho tài nguyên nơi đây hao mòn, đời sống nhân dân kiệt quệ, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Nghệ An vì thế mà cũng sâu sắc thêm.

*Chính sách về chính trị - hành chính:

Trong những năm 20, thực dân Pháp đã tiến hành một số cải cách nhằm đối phó lại những biến động đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Mục tiêu của Pháp là nhằm mở rộng cơ sở xã hội của chúng nhng không làm ảnh hởng tới nền tảng thống trị ở thuộc địa. Xuất phát từ mục tiêu đó chúng kiên trì đờng lối nhợng bộ các giai cấp có cửa, đồng thời tăng cờng đàn áp chống lại quần chúng lao động.

Nhằm xoa dịu quan chức, các viên toàn quyền Pháp từ Xarô đến Varen đã tiến hành một số biện pháp. ở Trung Kỳ, lập Viện dân biểu Trung Kỳ mở rộng các công sở cho ngời Việt, lập các ngạch công chức tơng đơng cho ngời Pháp và ngời Việt có bằng cấp ngang nhau, nhng với các chức vụ và chế độ l- ơng bổng khác nhau.

Ngày 30/10/1925, toàn quyền Đông Dơng lại ký Nghị định cho đặt ở Vinh một văn phòng hỗn hợp thơng mại canh nông kiêm doanh cả Thanh Nghệ Tĩnh. Tại đây bộ phận ủy viên ngời Việt cũng đợc tăng lên.

Để tiện việc kiểm soát hành chính, đảm bảo việc thu đợc nhiều thuế, thực dân Pháp đã củng cố tăng cờng quyền lực của chúng ở nhiều hơn, nhiều cơ sở.

Ngày 10/12/1927 toàn quyền Đông Dơng ký Nghị định nhập 3 khu vực Vinh, Trờng Thi, Bến Thủy lại thành Thị xã Vinh - Bến Thủy. Rõ ràng việc sát nhập các khu phố Vinh - Bến Thủy lại thành một thị xã trớc hết nhằm tăng thế lực các quan chức ngời Pháp trong tỉnh và lôi kéo thêm những địa chủ, t sản lớp trên nhằm thống trị và bóc lột nhân dân nhiều hơn nữa.

Khác với Nam Kỳ và nặng nề khắc nghiệt hơn Bắc Kỳ, ở Trung Kỳ nói chung và Nghệ An nói riêng có hai bộ máy hành chính cai trị:

- Nam triều: Đứng đầu là Tổng đốc, Bố Chánh, án sát, có bộ máy giúp việc là hai ty Phiên và Niết. Quân đội có Đề đốc hay Lãnh binh với một số lính giản và lính khố lục.

- Chính quyền bảo hộ của Pháp: Đứng đầu là Công sứ Nghệ An, dới quyền có một Phó sứ, một Chánh văn phòng sứ và một lãnh binh. Từ 1925, có thêm một chánh mật thám và từ 1936 có thêm một Phó sứ (hay viên chức) phụ trách dân sự .

- Về quân lính: Có một số lính Tây (sau 1930 có cả lính Lê Dơng) lính khố xanh và khố đỏ đóng ở Casere (vùng đất thuộc Quân khu IV hiện nay). Ngoài ra còn có bọn mật thám, bọn lang tá và 12 nhà giam.

Bộ máy quản lý hành chính ở Nghệ An đợc Pháp sử dụng để quản lý luôn bộ máy hành chính ở Thành phố Vinh - Bến Thủy đợc thành lập (năm 1927). Trong đó công sứ Nghệ An kiêm luôn Chủ tịch Hội đồng thị chính, tổng đốc An Tĩnh cũng đợc quyền tham gia vào hội đồng thị chính ấy. Để giúp việc cho tòa sứ kiêm Đốc lý còn có các cơ sở chức năng nh: Bu điện, kho bạc, ngân hàng, tòa án (cả tòa án Nam Triều và tòa án Pháp), công chính, canh nông, hỏa xa, kiểm lâm, thơng mại, kỹ nghệ, địa chính, mật thám, quân đội, cảnh sát, nhà giam.

* Chính sách về y tế:

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong thời gian này cũng có một số cố gắng rõ rệt. Số bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh công và t có tăng thêm. So với đầu thế kỷ XX, lực lợng bác sĩ, y sĩ, y tá, dợc sĩ và nhân viên y tế cũng tăng thêm. Tuy nhiên, đến năm 1929 trên toàn lãnh thổ Đông Dơng (20.900.000ngời, trong đó có 48.000 ngời Âu) chỉ có 761 thầy thuốc, trung bình cứ 30.000 ngời mới có một thầy thuốc [20, 224]. Đã vậy tổ chức y tế này chỉ phục vụ cho ngời Pháp và các tầng lớp trên trong xã hội thuộc địa.

Riêng ở Nghệ An, nhà thơng, trạm xá cũng rất ít ỏi. Cả tỉnh chỉ có một nhà thơng nhỏ và vài trạm xá ở các phủ huyện; công tác vệ sinh phòng bệnh rất kém, nên dịch bệnh phát triển hoành hành. Hàng năm cớp đi nhiều sinh mạng dân nghèo, tai hại nhất là dịch tả và sốt sét, thêm vào đó còn có một số loại bệnh nan y nh đậu mùa, lao phổi có xu hớng gia tăng. Phần lớn các gia đình nông dân, thị dân nghèo không có tiền khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, buộc phải tự chữa chạy bằng các phơng pháp y học cổ truyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác vệ sinh, chăm sóc y tế cho ngời dân đã không đợc đảm bảo thì còn thêm vào đó là nguồn phụ phí phải đóng nộp và y tế thì nhiều và mỗi ngày một tăng lên.Ví dụ ở Nhà máy Trờng Thi, mỗi tháng công nhân phải nạp: 0,25đ tiền vệ sinh/tháng; 0,5đ tiền y tế/tháng [6, 343].

Hơn nữa vấn đề vệ sinh, y tế của công nhân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp (nhất là công nhân lao động trong các đồn tiền) không đợc chú ý và đảm bảo. Ngày 25/10/1927, bản Nghị định đợc ban hành, trong đó có vấn đề về điều kiện sinh hoạt làm việc của nhân công. Nghị định năm 1927 nói rằng: Nhân công phải đợc đảm bảo vấn đề vệ sinh, y tế "chủ phải phát gạo,…

thịt, rau tơi sao cho đủ 3.200 ca -lo mỗi ngày", "phải tổ chức phát triển y tế cho nhân công giao kèo, hể đồn điền nào có trên 3000 công nhân thì phải có một bác sĩ thờng trực, trên 1000 thì một tuần y sĩ đến 1 lần, trên 300 thì có một y tá", "hễ thợ bị thơng tích trong khi làm việc thì chủ phải tiếp tục trả lơng"; ngời nào bị tàn phế thì chủ phải chở lại quê quán của họ, các ông chủ phải chịu tiền thang thuốc, chịu, tiền chôn cất và tiền tử tuất cho gia đình; Khi nào ngời ở, ng-

ời làm của mình bị tai nạn thiệt mạng trong khi làm việc" [15, 60]. Nhng trong thực tế thì quyền lợi của những ngời công nhân làm trong các đồn điền cha bao giờ đợc đáp ứng, thực hiện một cách nghiêm túc nh trong các văn bản nghị định, quy định.

Nh vậy là rõ ràng thời kỳ này về y tế và công tác chăm sóc sức khỏe đã đợc thực dân Pháp quan tâm đến và cho xây dựng các cơ sở y tế. Nhng việc làm đó là nhằm phục vụ quyền lợi cho ngời Pháp và các tầng lớp trên trong xã hội Nghệ An. Điều này đã gây ảnh hởng lớn đến đời sống của ngời dân.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội nghệ an trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân pháp (1919 1929) (Trang 66 - 72)