Ngời phụ nữ trong "Chinh phụ ngâm" là con ngời cá nhân có nhu cầu và khát vọng chính đáng

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong chinh phụ ngâm của tác giả đặng trần côn (Trang 26 - 40)

nhu cầu và khát vọng chính đáng

"Chinh phụ ngâm" là tiếng nói tâm tình của một ngời vợ có chồng đi chiến trận. Đôi vợ chồng trẻ hơng lửa đang nồng, thì chiến tranh đột ngột xảy ra, chồng vội vã "xếp bút nghiên theo việc đao cung". Một năm, hai năm rồi ba bốn năm xa cách ngóng trông chồng vẫn cha về. Tin tức cũng tha dần, nỗi lo cho vận mệnh của chồng ở nơi chiến địa, nỗi buồn cho thân phận cuộc đời mình; bao điều tâm sự chồng chất, ngổn ngang trong lòng ngời chinh phụ đợc đúc thành khúc ngâm 408 câu thơ song thất lục bát trong bản dịch hiện hành.

Nhớ lại ngày đầu chiến tranh mới xảy ra, ngời chinh phụ đinh ninh việc chồng tham gia vào cuộc đánh dẹp là hòan toàn cần thiết. Tin binh lửa từ biên c- ơng dồn dập báo về náo động cả kinh thành. Nhà vua từ lúc nửa đêm đã phải cho truyền hịch xuất chinh. Thời chiến "phép công là trọng", cầm gơm ra trận là nghĩa vụ, cũng là danh dự của trang nam nhi hào kiệt. Với lại đây cũng là dịp lập công danh, đem vinh hiển về cho gia đình. Vì thế trong không khí chung

của buổi tiễn biệt "Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng", ngời chinh phụ "lòng dằng dặc buồn", song cũng rất tự hào về ngời chồng đã biết dẹp đi nỗi niềm riêng, khẳng khái lên đờng ra trận.

Nhng đó là ký ức về dĩ vãng. Giờ đây ngời chinh phụ nghĩ khác. Trái với ý muốn, thực tế chua cay mà nàng phải nếm trải trong những tháng năm khắc khoải đợi chờ đã xói mòn niềm tin bồng bột hồi đầu cuộc chiến. Chiến tranh là cần thiết cho ai kia. Với nàng nó đã xóa đi mọi niềm vui của cuộc sống. Trong xã hội phong kiến ngời phụ nữ bị tớc hết mọi quyền mong ớc. Chỉ còn mỗi một mong ớc là đợc xây dựng hạnh phúc trong tình yêu gia đình, thì chiến tranh lại gạt đi nốt. Ngời chinh phụ muốn vạch trời xanh mà hỏi nỗi oan khiên:

Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Câu hỏi ấy sẽ còn đựơc đay đi đay lại mấy lần cụ thể hơn:

Trong cửa này đã đành phận thiếp Ngoài mây kia há kiếp chàng vay? Những mong cá nớc vui vầy

Song giờ đôi ngả nớc mây cách vời? Thiếp chẳng tởng ra ngời chinh phụ Chàng há từng học lũ vơng tôn! Cớ sao cách trở nớc non

Khiến ngời thôi sớm, thôi hôm những sầu?

Có thể nói khúc ngâm đã xây dựng trên sự đối lập giữa một bên là khát vọng hạnh phúc trong tình yêu gia đình đợc quan niệm là quyền tự nhiên của ngời phụ nữ với một bên là chiến tranh phong kiến mà mục đích là để duy trì quyền lợi ích kỷ của nhà vua, của một dòng họ.

Sự đối lập này trớc hết thể hiện ở những cảm nghĩ của ngời chinh phụ về thân phận ngời đi chinh chiến. Nàng hình dung cuộc sống của chồng ở chiến địa, một cuộc sống hết sức nhọc nhằn, đầy nguy hiểm. Cái chết hàng ngày, hàng giờ rình mò, đe dọa. Và nỗi lo của ngời ở nhà:

Nếu may còn sống trở về thì mái tóc đã điểm sơng. Nhng đâu chỉ có thế, điều làm khổ hơn là không biết vì lẽ gì mà phải đọa đầy thân xác, phải "nhẹ xem tính mạng nh màu cỏ cây".

Những vất vả hi sinh của ngời còn sống cũng nh của ngời đã chết trên chiến trờng, hỏi có đợc ai đoái hoài tới:

Chinh phu, tử sĩ mấy ngời

Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?

Thân phận ngời chinh phu còn khốn khổ hơn khi thấy chồng mình trở thành một công cụ phản chính nghĩa. Ngời chinh phu buộc phải hành động ng- ợc với tình cảm của bản thân:

Dấu binh lửa nớc non nh cũ

Kẻ hành nhân qua đó chạnh thơng!

Chiến sự lan đến đâu là cả vùng đó sự sống yên lành, trớc đây bị hủy hoại, biến thành nơi "nội không muôn dặm" không một bóng nhà, không một tiếng c- ời, nằm trơ lại chỉ thấy ngổn ngang những gò với đống, chôn vùi ngời chết trận:

Non Kì quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò...

Thiếu sự nâng đỡ của nhân dân, của chính nghĩa, ngời chinh phu sống trong đồng đội mà rất cô đơn, trống trải. Giờ đây mặt trận phía trớc hay nơi quê nhà phía sau, hớng về đâu giữa "phép công" và "niềm tây" bên nào nặng, bên nào nhẹ, tâm t của ngời chinh phu so với trớc, diễn ra theo chiều đảo ngợc hẳn lại.

Sự đối lập giữa ngời phụ nữ với chiến tranh càng trở nên mạnh mẽ khi ngời chinh phụ đi vào nỗi chua cay trong cuộc đời lẻ bạn. Nàng phải sống những ngày vô vị trong nhớ thơng buồn tủi. Nhìn vào đâu cũng thấy gặp lại mình. Mọi gắng gợng chống đỡ để thoát ra vòng vây của cảm giác cô đơn chỉ đem lại cái chán nản, mệt mỏi, cuối cùng phải mợn đến một hình thức an ủi rất mong manh là giấc mơ để tìm đến ngời mình yêu.

Duy còn hồn mộng đợc gần

Tìm chàng thủa Dơng đài lối cũ Gặp chàng nơi Tơng phố bên xa Sum vầy mấy lúc tình cờ

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.

Dới hình thức thể hiện điển cố, ngời chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm" đã thổ lộ nỗi đau dày vò của nhu cầu nhục cảm.

Nhng "mộng xuân" nồng nàn bao nhiêu thì khi tỉnh lại càng xót xa bấy nhiêu:

Khi mơ những tiếc khi tàn

Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không!

Mơ mộng không đợc, con ngời đành trở về với thực tế. Ngời chinh phụ lên lầu cao dõi theo dấu vết ngời đi. Nhng "trông bốn bề chân trời mặt đất" đâu đâu cũng chỉ đem lại cảm giác mịt mù, thất vọng. Đau đớn tởng chừng không còn sức để chịu đựng:

Lòng này hóa đá cũng nên

E không lệ ngọc mà lên trông lầu

Nàng tiếc cho hạnh phúc tuổi xuân của đời mình đã vì một "áng công danh" mà dang dở:

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dơng liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tớc phong

Ngày tháng dần trôi, ngời ở nhà khô héo ngóng trông, kẻ đi vẫn còn ở ph- ơng xa. Trong con ngời chinh phụ diễn ra hai trạng thái tâm lý về nhịp thời gian. Thời gian thực tế đợi chờ lê đi những bớc chầm chậm, kéo dài nỗi khổ không biết đâu là chỗ tận cùng:

Khắc giờ đằng đẵng nh niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Nhng thời gian nhu cầu hạnh phúc, "tuổi xuân", "thời tiết lành", thì cứ vùn vụt trôi đi, khiến con ngời phải rùng mình lo sợ:

Gái tơ mấy chốc hóa ra nạ dòng!

Đành rằng "tình yêu của ngời phụ nữ không có tuổi" nhng hạnh phúc mai đây biết sẽ là thế nào, khi gặp lại nhau mái tóc cả hai ngời đều đã bạc:

Kìa Văn Quân mĩ miều thủa trớc E đến khi đầu bạc mà thơng Mặt hoa nọ, gã Phan lang

Sợ khi mái tóc pha sơng cũng ngừng

Tuổi trẻ và tình yêu say đắm vẫn thờng sóng đôi đi với nhau, vì vậy để chống chọi với thời gian tuy có vẽ ngộ nghĩnh nhng chẳng có cách nào hơn:

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu

Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung

Chiến tranh đã cớp đi thời gian quý báu nhất trong đời ngời phụ nữ. Đi xa hơn nữa, ngời chinh phụ thấy cảnh mình phải sống chia rẽ đọa đầy thế này là điều rất trái với quy luật tự nhiên:

Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội Cũng dập dìu chẳng vội phân trơng Chẳng xem chim én trên rờng

Bạc đầu không nỡ đôi đờng rẽ nhau Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh Nọ loài chim chắp cánh cùng bay Liễu sen là thức cỏ cây

Đôi hoa cùng dính, đôi dây cùng liền Âý loài vật tình duyên còn thế

Sao kiếp ngời nỡ để đấy đây?

Bài học của tự nhiên dẫn đến yêu cầu phải trả cho con ngời - "sinh vật tối cao". Đối với con ngời cái quyền đợc hởng lạc thú tình duyên "một nhu cầu tự nhiên, bình thờng và vô cùng thú vị" đối với bất kỳ ai sống ở cõi trần này. Kết thúc khúc ngâm là những ớc mơ, (có ớc mơ chồng lập công chiến thắng đợc hiển vinh), nhng mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn là cái ớc mơ của con ngời đã nếm

trải quá đủ vị chua cay trong cuộc sống lẻ bạn kéo dài,( ớc mơ chồng trở về để lứa đôi đoàn tụ). Ngời ta không khỏi băn khoăn cái mộng phong hầu nàng vốn chán từ lâu vì sao giờ đây vẫn còn trở lại? Có thể vì, nh Lê Hữu Trác từng có kinh nghiệm đối với con ngời phong kiến "công danh là thứ bệnh rất khó chữa". Vả lại chinh phu sẽ trở về đó là điều mong ớc của chinh phụ. Nhng sẽ trở về bằng cách nào nếu nh công cha thành danh cha toại, chiến tranh cha chấm dứt? Dù là thế nào thì quan trọng hơn hết vẫn là ngời mà nàng bấy lâu khát khao mong đợi đã trở về. Còn "quả ấn vàng" có hay không điều ấy chẳng có ý nghĩa gì trong ngày vui gặp mặt, ngời chinh phụ xác định cho mình và giao hẹn với chồng:

Thiếp chẳng dại nh ngời Tô phụ Chàng hẳn không nh lũ Lạc Dơng Khi về đeo quả ấn vàng

Trên khung cửi dám dễ dàng làm cao!

Giấc mơ thấy chồng từ nay thoát đợc kiếp chinh phu hiện lên trong trí ngời chinh phụ với bao nhiêu mặn mà, âu yếm nó át hẳn cái mộng công danh:

Xin vì chàng xếp bào cởi giáp Xin vì chàng rũ lớp phong sơng Vì chàng tay chuốc chén vàng

Vì chàng điểm phấn, đeo hơng não nùng...

"Chinh phụ ngâm" là tiếng nói chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa một hiện tợng xã hội "đáng ghét nhất" diễn ra liên miên hàng mấy thế kỷ dới những hình thức khác nhau.

Tiếng nói đó không trực tiếp cất lên từ đời sống của nhân dân lao động -những ngời bị đọa đầy nhất trong chiến tranh, cũng không phải của ngời đứng bên trên những cuộc xâu xé lẫn nhau của các phe phái phong kiến nh trong rất nhiều bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác giả khúc ngâm đặt nhân vật của mình vào một tình thế khó nói hơn. Do địa vị xã hội, do giáo dục... ngời chinh phụ từng đã nhận thức việc chồng mình tham gia vào cuộc đánh dẹp là một bổn phận cao quý để làm vẹn "bề trung hiếu", cũng là để thực hiện chí làm trai thời

"loạn". Nói lên một tiếng nói chống chiến tranh dù còn dè dặt và trớc sau còn mâu thuẫn đối với ngời phụ này sẽ là điều khó khăn biết bao. Nó đòi hỏi nhân vật phải có sự tự biến đổi để có một quan niệm về lẽ sống khác với những quan niệm vốn có trong mình; cũng là những quan niệm thịnh hành trong giới quý tộc phong kiến. Quan niệm về lẽ sống đó đã nhen nhóm lên từ trong những thể nghiệm nỗi đau tâm hồn và cả thân xác của con ngời bị đẩy vào một cảnh ngộ buộc phải suy nghĩ về quyền tự nhiên của con ngời. Ngời phụ nữ sinh ra đâu phải để làm chinh phụ, mà là để có cuộc sống hạnh phúc. Yếu tố chính nếu không muốn nói là duy nhất của cuộc sống hạnh phúc là đợc thỏa mãn lạc thú của tình yêu đôi lứa. Trong lạc thú đó đôi lần ngời chinh phụ cũng chẳng ngại bị chê là "phàm tục". Nói thẳng ra là có cả tình yêu thân xác và một lẽ sống nh thế cần phải đợc xem là chính đáng vì nó phù hợp với "luật lệ của tự nhiên". Khúc ngâm không chỉ là lời than thở hay ớc mong mà còn có những suy t vì quyền tự nhiên của con ngời. Có thể thấy rằng lần đầu tiên trong văn học viết về hình tợng ngời phụ nữ vấn đề khát vọng cá nhân, nhu cầu chính đáng của con ngời đợc thể hiện một cách rõ ràng. Tác giả "Chinh phụ ngâm" đã đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật ,khai thác tất cả các cung bậc của tâm trạng ngời chinh phụ, tâm trạng đó diễn ra đa dạng và phong phú, hết sức phức tạp. Đó là nỗi nhớ nhung sầu muộn của ngời vợ lúc xa chồng, tâm trạng buồn chán lúc ở nhà; nhng điều sâu kín nhất vẫn là sự khao khát hạnh phúc cùng chồng, hạnh phúc của tình yêu tuổi trẻ.

Nếu nh thoạt đầu cảnh xuất chinh của ngời chồng là sự lu luyến, tiếc nhớ sầu muộn và bên cạnh đó cũng đã mạnh dạn ca ngợi một hành động cao đẹp của ngời chồng thơng yêu, của những thanh niên thời đại lúc bấy giờ:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt Xếp bút nghiên theo việc đao cung Thành liền mong tiến bệ rồng

Thớc gơm đã quyết chẳng dung giặc trời Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Đó là sự tán thành với chiến tranh phong kiến. Có thể điều đó sẽ có mặt thống nhất với quyền lợi của nàng, nhng khi nghĩ đến cảnh hiểm nguy nơi trận mạc mà ngời chồng phải chịu đựng và hơn thế nữa là sự buồn tuỉ, nhớ thơng tha thiết của mình trong những ngày xa cách đằng đẵng trong cuộc đời và nàng đã thầm hỏi mình rằng:

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dơng liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tớc phong

Phải chăng đây là điều sâu thẳm trong lòng mà nàng đã thốt lên với ngời chồng thơng yêu của mình, đồng thời là sự ý thức rất đúng đắn.

Từ phút chia tay, đa tiễn chồng ra trận nàng đã hình dung ra đợc cảnh chiến trờng, cảnh ấy nó đối lập hoàn toàn với nàng (ngời ở lại):

Chàng thì đi cõi xa ma gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Sự đối lập giữa kẻ ở, ngời đi là hiển nhiên, nhng hoàn cảnh thực mà họ phải chịu đựng là điều sâu sắc, cảnh ngời chồng phải chịu đựng thờng tình là m- a gió giải dầu, còn thiếp trở lại buồng cũ một mình buồn bã. Hình ảnh chiếu chăn đã có ý nghĩa là khát vọng mang tính nhục thể thân xác của hạnh phúc lứa đôi. Nàng đã trở về với hòan cảnh cô đơn, tâm hồn ngơ ngác nh vừa mất đi một cái gì mình yêu quý nhất trên đời. Nàng quay trở về nhìn mây biếc, núi xanh và tởng tợng đến không gian ngăn cách, đến ngàn dâu xanh ngắt mà lòng tự hỏi lòng:

Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?

Tác giả khéo mợn màu xanh để tô đậm nỗi buồn tràn ngập trong lòng nàng. Màu xanh của mây núi, của ngàn dâu hòa hợp thành một màu sắc gợi buồn thấm thía.)

Nàng đã tởng đến sự vất vả của chồng nơi chiến trận và buồn nghĩ không biết bao giờ chồng nàng mới trở về. Khi ngồi một mình giữa đêm trăng nàng đã để hồn bay dõi theo chồng ra ngoài chiến địa:

Đêm trăng này nghĩ mát phơng nao?

Hai chữ "gió cát" nói lên cảnh chiến địa, gợi cho ta cảm giác mênh mông, heo hút, lòng thơng yêu chồng và sự đa cảm đã giúp nàng tởng tợng ra một cảnh bao la bát ngát nơi chàng đang trải qua bao gian khổ, xông pha vào chốn hiểm nghèo. Nỗi buồn của ngời chinh phụ lại thấm thía hơn khi nàng nghĩ rằng ngòai nàng, chẳng còn có ai đoái tởng đến chồng nàng và trải qua bao nắng ma theo sự rủi may của chiến tranh nay đã đi đến phơng nào:

Trên trớng gấm thấu hay chăng nhẽ? Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?

Tởng chàng rong ruổi mấy niên

Chẳng nơi Hãn Hải thì miền Tiêu Quan.

Cùng với đà cảm xúc ấy của nàng, lòng chinh phụ lại e ngại cho số mệnh của chồng nàng vì quá hăng hái lên đờng mà chiến địa thì đầy nguy hiểm:

Mức hơi may ơn dày từ trớc

Trải chốn nghèo tuổi đợc bao nhiêu?

ý nghĩ về cái "chết" cứ ám ảnh quanh nàng, khiến nàng tởng tợng ra cảnh thây ma nơi chiến địa, rùng rợn quá chừng, gió rét, trăng soi đìu hiu quạnh

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong chinh phụ ngâm của tác giả đặng trần côn (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w