Tĩnh Gia một trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ

Một phần của tài liệu Tĩnh gia trong hai cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của mỹ (1965 1973) (Trang 28 - 30)

5. Bố cục đề tài

2.1. Tĩnh Gia một trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ

Sau những thất bại của nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn, vào cuối năm 1964 đầu năm 1965 chiến lợc "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ vội vã đa ra chiến lợc chiến tranh mới chiến lợc "chiến tranh cục bộ" trực tiếp đa quân Mỹ và quân ch hầu vào miền Nam đồng thời đánh phá ra miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm mục đích "ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân miền Bắc, làm nhụt ý chí phấn đấu của nhân dân hai miền Nam - Bắc".

Thực hiện âm mu đó từ tháng 7/1964 đế quốc Mỹ đã liên tục trinh sát bầu trời miền Bắc và có nhiều hành động khiêu khích. "Ngày 31/7/1964 tầu khu trục Madốc của Mỹ tiến vào khu phía Nam đảo Cồn Cỏ để do thám và uy hiếp ta dọc bờ biển" [19, ].

Ngày 2/8/1964 tàu Madốc tiếp tục tiến sâu vào đảo Hòn Mê và Lạch Tr- ờng "11 giờ 30 phút ngày 2/8/1964 phân đội 3 hải quân gồm ba tàu: 333, 336, 339 hành quân tới cùng biển Hòn Mê. Ngay lập tức cán bộ, chiến sĩ các tàu kiểm tra chuẩn bị vũ khí sẵn sàng xuất kích. 14 giờ 52 phút tàu chỉ huy của quân ta phát hiện tàu địch và đợc lệnh tấn công " [19, 50].

Đặc biệt ngày 4/8/1964 Mỹ đã dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ" nhằm lừa bịp d luận thế giới và nhân dân Mỹ và từ đây Mỹ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất đối với miền Bắc, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và nhằm ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào nớc ta, từ miền Bắc vào miền Nam, làm lung lay ý chí quyết tâm chống giặc của

quân dân hai miền "từ một chơng trình chủ yếu có tính chất chính trị và tâm lý" chuyển sang "một chơng trình ném bom liên tục có ý nghĩa quân sự to lớn hơn". Cuộc chiến tranh phá hoại này trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ [9 - 209] để đánh phá miền Bắc đế quốc Mỹ huy động hàng ngàn máy bay tối tân thuộc 50 loại, kể cả những loại mới nhất nh F11, B52 với những cái tên ghê sợ "con ma", "giặc trời", "mũi tên xuyên".

Trong bối cảnh đó, ngày 25/3/1965 Ban chấp hành Trung ơng Đảng khoá III đã tiến hành Hội nghị lần thứ XI đánh giá tình hình và đa ra nhiệm vụ mới cho cả hai miền. Nghị quyết đã nêu rõ Mỹ là tên đế quốc sừng sỏ, một sen đầm của quốc tế, Mỹ không dễ dàng chịu thất bại chúng sẽ đa lính Mỹ và ch hầu vào miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Trung ơng Đảng cũng đề ra nhiệm vụ cho hai miền "Kiềm chế và đánh thắng hoàn toàn chiến lợc chiến tranh đặc biệt" trong thời gian ngắn nhất, đồng thời sẵn sàng đánh thắng "chiến tranh cục bộ". Tiếp tục xây dựng miền Bắc sẵn sàng đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân, sẵn sàng mở rộng ra cả hai miền, tiếp tục huy động lực lợng của miền Bắc chi viện cho miền Nam và giúp cách mạng Lào [9, 146].

Thực hiện Nghị quyết của Trung ơng Đảng, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã kịp thời chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chuyển mọi hoạt động sang thời chiến cho phù hợp, đặc biệt xác định rõ Thanh Hoá là một địa bàn chiến lợc quan trọng vừa là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc. Vì vậy Thanh Hoá sẽ là một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ.

Là một địa bàn trọng yếu chiến lợc, huyện Tĩnh Gia là hớng chiến lợc ở tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của Tỉnh và là cầu nối giữa hậu phơng lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Do đó Tĩnh Gia là trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ. Tĩnh Gia là huyện nằm trên tuyến đờng chiến lợc quốc lộ 1A. Do đó Tĩnh Gia có sáu trọng điểm đánh phá là Cầu Ghép (Hải

Châu), Cầu Hang (Hải Lĩnh), Cầu Đồi (Xuân Lâm và Trúc Lâm), Cầu Vằng, Cầu Hổ (Tờng Lâm và Tân Trờng) và khe nớc lạnh là nơi hội tụ của ba tuyến đ- ờng bộ đờng sắt và đờng sông. Đờng sắt có hai trọng điểm là ga Văn Trai (Hải Nhân) và ga Khoa Trờng (Tùng Lâm), đặc biệt tuyến đờng sông từ Lạch Bạng (Hải Bình) đến Trờng Lâm là tuyến đờng vận chuyển chi viện cho chiến trờng miền Nam bằng thuyền nan. Đảo Mê là căn cứ quân sự, vọng gác tiền tiêu của phía Nam Vịnh Bắc Bộ. Đảo Nghi Sơn nơi có vùng biển tàu thuyền thờng xuyên ra vào. Do có vị trí quan trọng từ biển tàu chiến Mỹ thờng xuyên dùng pháo kích bắn vào đất liền Tĩnh Gia các tàu tuần tiêu biệt kích Mỹ luôn luôn hoạt động uy hiếp ng dân ra khơi đánh cá [8, 87].

ý thức đợc tầm quan trọng của địa bàn chiến lợc của huyện. Trên cơ sở Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ơng và chủ trơng của Tỉnh uỷ Thanh Hoá. Các cấp chính quyền huyện Tĩnh Gia chỉ đạo nhân dân chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang thời chiến, tổ chức nhân dân làm tốt công tác phòng tránh, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà nớc, hạn chế tối đa thiệt hại về ngời và của nh đào hầm trú ẩn, đắp ụ pháo... Tổ chức lực lợng chiến đấu nh cứu thơng, trực chiến, chữa cháy... có thể nói cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Tĩnh Gia đã chuẩn bị kỹ về mọi mặt, luôn luôn chủ động sẵn sàng đối phó với mọi bớc leo thang bắn phá của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Tĩnh gia trong hai cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của mỹ (1965 1973) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w