Tình huống hành động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu truyện ngắn trào phúng của azit nexin (Trang 71 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Tình huống hành động

Một truyện ngắn trào phúng không thể không có một tình huống trào phúng. Đó là nơi tiếng cời đợc hả hê bộc lộ, nơi cái xấu bị phanh phui, đả phá. Trong truyện ngắn có ba loại tình huống phổ biến: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Trong truyện ngắn trào phúng, các loại tình huống này đều mang ý nghĩa trào phúng và có ý nghĩa sâu sắc.

Tình huống hành động là loại tình huống chủ yếu nhằm tới hành động có tính bớc ngoặt của nhân vật. Đây là loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn trào phúng của Azit Nêxin. Nhà văn xây dựng tình huống có ý nghĩa làm biến chuyển hành động của nhân vật, từ đó ý nghĩa trào phúng, phê phán đợc bộc lộ. Nhiều truyện ngắn trào phúng của Azit Nêxin xây dựng kiểu tình huống này

nh Thanh tra sẽ đến, Miếng sắt tây gỉ trong quốc khố, Hỡi đồng bào hãy ra sức chống đỡ, Đây là cái gì, Vụ lộn xộn trong quán rợu...

Tình huống hành động nhằm hớng tới hành động có tính bớc ngoặt của nhân vật. Nhà văn xây dựng tình huống này bằng nhiều cách khác nhau, nhng mục đích cuối cùng là hớng tới một hành động có tính chất bớc ngoặt, "khác lạ" của nhân vật. Từ hành động có tính bớc ngoặt đó của nhân vật, tiếng cời trào phúng đợc phát lộ, ý nghĩa phê phán đợc bộc lộ sâu sắc. Truyện ngắn Thanh tra sẽ đến xây dựng rất thành công tình huống hành động mang ý nghĩa trào phúng. Truyện xoay quanh những con ngời ở một "Sở" nọ. Azit Nêxin rất tinh tế khi mở đầu truyện ngắn bằng "Sở chúng tôi", rất chung chung, rất mơ hồ, phiếm định, là "Sở chúng tôi" nhng Sở nào thì không xác định, cũng có thể là sở của cả tôi, cả anh, cả chúng ta. Nghĩa là bất kì sở nào cũng có thể thấy mình trong đó.

Nhà văn nói về phơng châm làm việc của sở: "Sở chúng tôi có hai mơi chín quan chức và gần hai mơi nhân viên tạp vụ. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nói về "nghỉ hu nguyên lơng"... tất cả chúng tôi đều cố gắng thực hiện một cách mĩ mãn phơng châm đó. Gọi là "nghỉ hu" nhng chúng tôi không ai rời sở về nhà, trong giờ làm việc ghế ai ngời ấy ngồi đàng hoàng, chững chạc... chỉ có điều là ngồi đấy nhng có làm việc thật không thì cha chắc" [4; 183]. Và toàn bộ quan chức trong sở đã thực hiện đúng phơng châm làm việc đó "tôi ở Sở này đã chín năm mà không tài nào nhớ lấy nổi một công việc hữu hiệu nào đó mà mình đã làm đợc... Đúng ra có một thời sở tôi cũng có làm việc. Một vị thợng cấp có ghé đến một lần, nhng lại biến ngay tức khắc. Từ ngày ấy về sau, trên đã quên hẳn chúng tôi và dới cũng không cần nhớ đến chúng tôi nữa". Điều đáng nói là ở trên cũng không xem đó là một điều lạ, không có ý định "chỉnh đốn": "Nhng đã thành lệ, lâu lâu lại có một vài chỉ thị gửi từ trên xuống hoặc một vài trát đòi. Nhng rồi đến một hôm có trát đòi gửi về, mà không có phúc đáp gửi đi.

Quan đốc sở tôi, một ngời đặc biệt cơng nghị phớt lờ những trát đòi từ trên. Thế là quan trên cũng ngán luôn, chẳng thèm hỏi han gì đến chúng tôi nữa. Các vị phủi tay bỏ mặc sở chúng tôi. Họ quên chúng tôi, cứ nh là chúng tôi không tồn tại trên đời này. Nhng giải tán sở này thì không ai nói đến bao giờ. Mà thực ra thì làm sao có thể giải tán đợc một công sở quốc gia to nh thế, chỉ vì nó không phúc đáp một vài trát đòi" [4; 184]. Các công chức tại sở này đã đúc rút ra một chân lí "nhân viên nào càng làm việc nhiều càng bị ấn thêm công việc... ngợc lại càng lời biếng, càng tắc trách với nhiệm vụ ngời ta càng không muốn giao việc... ở đời bao giờ cũng vậy càng làm nhiều càng dễ nhầm lẫn và lại càng bị công kích nhiều hơn. Còn ngời không làm gì thì không có lỗi lầm. Tâm hồn anh ta thảnh thơi, chẳng có gì phải lo nghĩ".

Có thể thấy ở truyện ngắn này bức tranh của một công sở nhà nớc với đầy đủ mặt trái của nó. Tình trạng "nghỉ hu nguyên lơng" đợc thực thi một cách mĩ mãn, và những công chức ở sở này có thể quên vĩnh viễn những công việc phải làm nhng vĩnh viễn không quên lơng, họ có thể nói một cách rõ ràng, chi tiết về quy trình nhận lơng:

- "Điều đó thì rõ rồi, nhng cấp trên vẫn không quên trả lơng các anh đấy chứ?

- Kh-ô-ô-ng! Việc đó chúng tôi giải quyết đâu vào đó. Cấp trên không thể quên cấp lơng cho chúng tôi đợc. Giá nh chúng tôi bỏ một hai tháng không lĩnh lơng, thì có thể họ quên luôn thật. Nhng tháng nào chúng tôi lĩnh gọn tháng ấy. Kế toán lập danh sách còn chúng tôi kí tên vào đó. Ngời đại diện lên sở tài chính nhận tiền về chia. Nhân tiện đây xin nói thêm rằng, ở sở chúng tôi, việc kí tên vào danh sách để lĩnh lơng là công việc đợc coi là nặng nhọc nhất. Nếu không có cái bổn phận này thì hóa ra có thể coi số tiền lơng mà chúng tôi đợc lĩnh là tiền cho không à?" [4; 184].

Chỉ bằng vài trang giấy, Azit Nêxin đã cho chúng ta thấy thực trạng ở một sở trong vô vàn các sở ở Thổ Nhĩ Kì nói riêng và các nớc trên thế giới nói

chung. Sẽ rất nhiều, rất nhiều công sở ở các nớc thấy chính mình trong một "sở nọ" ở Thổ Nhĩ Kì. Đó chính là thực trạng "nghỉ hu nguyên lơng" đang tồn tại một cách nhức nhối, vô lí trong các công sở Nhà nớc.

Thanh tra sẽ đến không dừng lại ở việc tự sự về một công sở nhà nớc đang trong tình trạng không làm việc mà vẫn lĩnh lơng, Azit Nêxin đã xây dựng trong truyện ngắn này một tình huống độc đáo, một tình huống hành động nhằm hớng tới hành động có tính bớc ngoặt của nhân vật. Làm thế nào để công sở kia hoạt động, làm thế nào để có những hoạt động mang tính bớc ngoặt của các công chức trong sở kia? Azit Nêxin đã xây dựng tình huống: các công chức ở một sở đang tồn tại với phơng châm "nghỉ hu nguyên lơng", và áp dụng rất mĩ mãn chân lí "nhân viên nào càng làm việc nhiều càng bị ấn thêm công việc... ngợc lại càng lời biếng, càng tắc trách với nhiệm vụ ngời ta càng không muốn giao việc" thì một ngày kia "quan đốc sở tôi về hu và ngài Xaphét về thay".

Quan đốc mới vừa về sở, ngay lập tức đã bắt tay vào việc chỉnh đốn nề nếp của sở "việc đầu tiên ông làm là khiển trách ngời làm vờn, ngời gác cổng, nhân viên thờng trực và tạp vụ", tiếp đó "việc đầu tiên lão ta nghĩ ra để đè đầu cỡi cổ chúng tôi là sổ điểm danh. Mọi ngời phải đến sở trớc chín giờ sáng và không ai đợc rời sở trớc năm giờ chiều. Đầu giờ và cuối giờ, từng ngời phải ghi vào sổ. Nh vậy, lão ta sẽ xác định đợc ai bỏ sở, ai đi làm, ai đến đúng giờ, ai đi muộn" [4; 185]. Thế nhng "cái sổ điểm danh ấy bị vô hiệu hóa, chẳng ai buồn đăng kí, ghi chép gì cả". Mỗi ngày mỗi giờ quan đốc mới lại nghĩ ra những ph- ơng sách mới để chỉnh đốn sở:

- "Chúng ta phải lập sổ đăng kí công văn! - Chúng ta phải lập sổ kiểm tra công việc!

- Tất cả nhân viên đều phải làm lí lịch và nộp cho tôi..." [4; 185].

Kết quả là "dù cho ông ấy có làm gì đi nữa thì cũng chẳng ăn thua gì. Ông ấy chẳng làm gì nổi chúng tôi. Mạng nhện vẫn chăng chi chít trên trần

nhà, bụi bám trong tủ không ai lau dầy hàng đốt tay. Không ai nhớ phải đi làm lúc mấy giờ và tan sở lúc mấy giờ. Không ai đăng kí vào sổ điểm danh. Nghĩa là mọi sự vẫn đâu đóng đấy, chẳng khác gì trớc đây" và "chúng tôi lại quay về với một đời xa. Quan đốc có mặt hay không có mặt, chẳng ai để ý đến nữa. Mặc dù sáng nào ông cũng đến sở đúng chín giờ và đúng năm giờ chiều ông mới ra về. Tội nghiệp cho lão ta cứ ngồi một mình thui thủi trong phòng làm việc, không ra ngoài lấy một phút" [4; 186]. Vậy là dù xuất hiện quan đốc mới, dù quan đốc mới đã dốc hết sức để chỉnh đốn sở nhng "mọi sự vẫn đâu đóng đấy, chẳng khác gì trớc đây" những con ngời trong công sở kia vẫn không có sự thay đổi trong hành động.

Thanh tra sẽ đến không dừng lại ở tình huống quan đốc mới về nhiệm sở, tìm mọi cách thay đổi sở nhng vô hiệu. Azit Nêxin đã xây dựng một tình huống độc đáo, một tình huống có ý nghĩa bớc ngoặt "một hôm ngời đa th mang đến sở một bì công văn màu vàng". Đây là một sự kiện "kì lạ" đối với sở vì từ rất lâu rồi sở không nhận đợc công văn nào của cấp trên. Chính vì kì lạ nên "chúng tôi kéo nhau đến văn phòng quan đốc. Tôi đi trớc, anh em đi sau... tất cả đều hồi hộp nín thở nghĩ đến một con thỏ bất ngờ nhảy vọt ra, hoặc con chim bồ câu vỗ cánh bay lên". Và rồi quan đốc dõng dạc nói:

- "Sở chúng ta thuộc về khu thanh tra thứ ba. Trong tháng t sẽ tiến hành kiểm tra công việc" [4; 186].

Tất cả quan chức và nhân viên trong sở đều lo lắng, hốt hoảng, chỉ riêng quan đốc Xaphét là bình thản, lạnh lùng. Tình huống công văn về việc thanh tra sẽ đến sở làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của sở. Nếu chỉ mới đây thôi, quan đốc Xaphét hét đến chói tai "quét mạng nhện đi! Hãy đi lau cửa kính!" nhng "Mạng nhện vẫn chăng chi chít trên trần nhà, bụi bám trong tủ không ai lau dầy hàng đốt tay" thì giờ đây dù quan đốc không nhắc nhở "chúng tôi đành hò nhau cùng xắn tay áo lên dọn dẹp, vệ sinh công sở". Kết quả là "bụi lau sạch, rác rởi

hết. Ngời nọ giục ngời kia nhanh tay lên cho chóng xong. Cuối cùng, còn cái cầu thang ai cũng tranh nhau quét. Văn phòng trông khác hẳn. Đồ đạc sáng hẳn lên" [4; 187]. Nếu trớc đây không ai "tài nào nhớ nổi lấy một công việc hữu hiệu nào đó mà mình đã làm đợc" thì giờ đây khi có công văn về việc thanh tra sẽ đến, ngay lập tức "công việc chạy nh điên. Guồng máy quay tít. Ngày nào cũng có tờ trình mang lên xin chữ kí quan đốc. Ai cũng chăm chú, bận rộn với công việc của mình. Các ban, nhóm đợc phân chia rành mạch. Chúng tôi vừa gửi tờ trình lên trên đã nhận đợc công văn chỉ thị hồi âm. Tiếng máy chữ lách cách rộn rã khắp nơi, tiếng ngòi bút soàn soạt trên giấy, văn bản thay đi sửa lại kịp thời, chuẩn xác. Bàn nào cũng thấy giấy từ, quyết định, tem th, chữ kí, bản sao..." [4; 188].

Nếu trớc đây quan đốc Xaphét phải lập sổ điểm danh để biết ai đến sớm, ai đến muộn, ai đi làm, ai nghỉ nhng kết quả là "Không ai nhớ phải đi làm lúc mấy giờ và tan sở lúc mấy giờ. Không ai đăng kí vào sổ điểm danh" thì giờ đây khi có công văn về việc thanh tra sẽ đến, "chúng tôi làm việc mỗi ngày không phải tám giờ, mà mời giờ, thậm chí ngày chủ nhật cũng không ló mặt ra khỏi công sở" [4; 188].

Tình huống công văn về việc thanh tra sẽ đến là một tình huống hành động bởi nó nhằm tới hành động mang tính chất bớc ngoặt của nhân vật. Trớc khi có công văn, những con ngời trong sở tồn tại trong tình trạng "nghỉ hu nguyên lơng", thì sau khi có công văn, những con ngời trong sở bị cuốn vào guồng quay của công việc, họ làm việc gấp năm, gấp mời trớc kia, "công việc trong sở sôi động, náo nhiệt. Ai ai cũng đều cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng nhất và hoàn hảo nhất". Tình huống thanh tra sẽ đến nh một chất xúc tác cực mạnh làm cho bộ mặt của sở thay đổi, những con ngời trong sở đổi thay. Nó tác động đến hành động của mỗi con ngời, làm cho họ có những hành động bớc ngoặt. Và mặc dù sau đó quan đốc Xaphét đã nói rất rõ ràng:

- "Tha các ngài! Sẽ không có thanh tra nào đến cả. Tôi tung tin này ra. Bức th báo tin thanh tra đến là do tôi gửi" [4; 189].

Nhng công việc của sở vẫn chạy theo đà của nó, thậm chí "từ ngày ấy, chúng tôi không thể lơ là với công việc đợc nữa. Khốn thay công việc mỗi ngày lại nhiều hơn, không lấy sức đâu mà làm cho xuể. Sở tôi đã nhận thêm mời ngời nữa mà công việc vẫn không giảm" [4; 189].

Tình huống thanh tra sẽ đến đã làm xuất hiện những hành động mang tính bớc ngoặt của nhân vật. Đó là một tình huống hành động mang ý nghĩa trào phúng. Nếu trớc khi xuất hiện tình huống, ngời đọc thấy một không khí ảm đạm, buồn tẻ ở một công sở thì sau khi xuất hiện tình huống ngời đọc thấy một không khí sôi động, nhộn nhịp, và thấy cời vì điều đó. Vấn đề đặt ra từ tình huống này là: vẫn còn rất nhiều, rất nhiều công sở tồn tại một cách vô nghĩa lí, "sống thừa", vẫn còn rất phổ biến tình trạng làm việc chỉ để đối phó với cấp trên, đó cũng chính là trách nhiệm của các nhà nớc đối với các cơ quan, công sở. Azit Nêxin chỉ nói về một sở nọ ở Thổ Nhĩ Kì nhng đã nói rất trúng về thực trạng của bao nhiêu sở ở các quốc gia trên thế giới.

Vụ lộn xộn trong quán rợu cũng xây dựng một tình huống hành động rất độc đáo. Truyện mở đầu với tình huống một đám ngời ẩu đả trong quán rợu bị cảnh sát bắt về đồn. Điều bất ngờ là đám thanh niên bị bắt không hề tỏ ra sợ hãi mà"tất cả năm ngời bạn đồng cảnh với tôi bỗng phởn chí hát vang lên trong xe cứ nh là đang đi ra ngoại ô chơi" [4; 621]. Đặc biệt hơn nữa, xử lí đám thanh niên này không phải là đồn trởng mà là ngài Muame - giám đốc sở. Ngoại trừ nhân vật tôi - một chàng sinh viên mới hai mơi tuổi, nghèo là tỏ ra sợ hãi, "run bắn ngời lên", còn "năm ngời bạn tôi thì lại chẳng hề để ý gì đến ông ta cả. Một ngời cứ thản nhiên nhai kẹo cao su tóp tép, ngời thứ hai thì tựa vào tờng cho khỏi ngã, ngời thứ ba miệng mấp máy hát khe khẽ câu gì đó. Mấy ngời còn

lại dáng vẻ nghênh ngáo hỗn xợc" [4; 622]. Và ngài Muame bắt đầu hỏi cung đám thanh niên. Mở đầu là anh chàng nhai kẹo cao su:

- "Nhổ cái thứ ghê tởm ấy ra! Anh có biết đang ở đâu không?

Anh chàng vẫn thản nhiên nhai kẹo nh không có chuyện gì xảy ra, chỉ hơi nheo nheo mắt tỏ ý bất cần mọi cái và mọi ngời.

Thấy thế ngài Muame tức điên ngời, gầm to:

- Đợc rồi, lũ chó chết, chúng mày hãy chờ đấy, tao sẽ bẻ hết xơng sống chúng bay. Rồi chúng mày sẽ phải ân hận vì đã sinh ra trên đời này, quân súc sinh, đồ vô lại!

Nghe thấy vậy một anh cời hì hì, mấy anh kia cời khẩy vẻ giễu cợt. Ngài Muame hằm hè trả hỏi từng ngời và văng ra những lời tục tằn nhất để chửi rủa tất cả chúng tôi. Nhng chẳng ai thèm để ý đến cả...

... Sau đó ông Muame lại quay sang mắng nhiếc chửi rủa tất cả chúng tôi. - Lũ chó đẻ, đồ súc sinh! ông ta gầm to đến nỗi cửa kính rung lên bần bật. Ngài Muame cứ thế mà chửi rủa mãi không biết chán. Có bao nhiêu lời lẽ tục tằn, thô bỉ nhất ông đều dùng hết..." [4; 623].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu truyện ngắn trào phúng của azit nexin (Trang 71 - 81)