Bảng 4.7 CEC và các cation trao đổi trong đất của các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Giao Thủy
STT Tên mẫu Loại hình sử dụng đất CEC (ldl/100g đất) K+ Na+ Ca2+ Mg2+ ldl/100g đất 1 GL 10 Chuyên lúa 11 1,24 1,31 4,30 1,95 2 GT 05 Chuyên lúa 11,2 1,45 1,51 4,24 2.15 3 GT 06 Chuyên lúa 13,8 1,25 1,57 4,82 2,18 4 GT 07 Chuyên lúa 12,6 1,08 1,38 5,81 1,81
5 GX 03 Chuyên lúa 9,2 0,98 2,85 3,21 2,05 6 MH20 Chuyên lúa 9,4 0,59 1,56 3,18 0,93 7 026 - MH19 Ngô 7,2 1,53 1,46 2,90 0,89 8 028 - MH17 Cá 7,8 0,88 1,65 1,86 0,78 9 MH21 Tôm 10,2 1,53 2,09 2,20 1,33 10 021-KC6 Tôm 7,4 1,28 2,79 1,40 0,84 11 009 - MH5 Tôm cua 4,6 0,46 0,85 1,97 0,92
12 002 - MH1 Tôm cua, rau câu 7,4 1,00 1,67 2,97 1,15
13 003 - MH2 Tôm lúa 7,6 0,97 1,55 3,12 1,52 14 GT 01 Ngao vạng 4,8 0,85 0,98 1,45 1,05 15 017 - MH6 Ngao vạng 9,2 1,46 3,90 1,19 0,75 16 KC8 Ngao 7,6 1,13 3,68 1,24 0,98 17 013 - MH9 Vạng 5,8 0,60 1,80 1,50 0,83 18 MH30 Vạng 4,6 0,29 1,80 1,01 0,34 19 KT 016 Vạng 4,8 0,33 1,66 1,44 0,67 20 Mẫu A1 Rừng - tôm 9,2 0,94 3,29 0,89 0,74 21 019 - KC10 Rừng - tôm 11,8 1,63 3,20 2,28 0,87 22 020- NT2 Rừng - tôm 5,6 0,66 2,48 0,91 0,59 23 011 - MH11 Rừng phòng hộ 8,6 1,01 1,92 2,08 1,33 24 XT 39 Rừng phòng hộ 6,6 1,45 1,89 1,12 0,72 25 GT 13 Rừng ngập mặn 9,5 1,01 1,85 3,54 1,76
Các cation trao đổi và CEC được thể hiện trong bảng 4.7
* Hàm lượng CEC trong các mẫu đất dao động từ 4,6 ldl/100g đất đến 13,8
ldl/100g đất. Cao nhất ở loại hình chuyên lúa (mẫu GT 06) và thấp nhất ở loại hình đầm nuôi tôm cua (mẫu 009 – MH5). Theo thang đánh giá ở bảng 5 của
Agricultural Compendium,1989 [9], nhìn chung, loại hình chuyên lúa hàm lượng CEC ở mức thấp, dao động từ 9,2 ldl/100g đất đến 13,8 ldl/100g đất. Loại hình nuôi cá và trồng ngô hàm lượng CEC cũng ở mức thấp. So sánh 2 loại hình tôm lúa và tôm cua, rau câu thì hàm lượng CEC không khác nhau mấy và đều ở mức thấp. Loại hình nuôi vạng thì hàm lượng CEC ở mức rất thấp, dao động từ 4,6 ldl/100g đất đến 5,8 ldl/100g đất, hàm lượng CEC ở các loại hình nuôi ngao vạng có sự chênh lệch lớn cao nhất là mẫu 017 - MH6 hàm lượng CEC ở mức thấp (9,2 ldl/100g đất) và thấp nhất là mẫu GT 01 có hàm lượng CEC ở mức rất thấp (4,8
ldl/100g đất). Loại hình rừng tôm thì có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng CEC, cao nhất ở mẫu 019 - KC10 (11,8 ldl/100g đất) và thấp nhất ở mẫu 020 – NT2 (5,6 ldl/100g đất), loại hình rừng phòng hộ thì hàm lượng CEC ở mức thấp, loại hình nuôi tôm hàm lượng CEC ở mức thấp. Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản có hàm lượng CEC ở mức rất thấp.
* Hàm lượng K+ dao động trong khoảng 0,29 ldl/100g đất đến 1,63 ldl/100g đất. Cao nhất ở loại hình rừng – tôm (mẫu 019 – KC10) và thấp nhất ở loại hình nuôi vạng (mẫu MH 30). Theo thang đánh giá hàm lượng cation trao đổi trong đất (ldl/100g đất) phương pháp Amonaxetat, loại hình chuyên lúa có hàm lượng K+ ở mức độ cao và rất cao dao động từ 0,61 ldl/100g đất đến 1,45 ldl/100g đất, cao nhất là mẫu GH 02 (1,45 ldl/100 g đất) và thấp nhất là mẫu MH 20, loại hình trồng ngô cũng có hàm lượng K+ ở mức rất cao (1,53 ldl/100g đất). Nhìn chung các loại hình sử đụng đất vùng đệm có hàm lượng K+ ở mức cao và rất cao. Các loại hình nuôi trồng thủy sản: như loại hình nuôi tôm có hàm lượng K+ ở mức rất cao còn loại hình đầm nuôi tôm cua thì lại ở mức trung bình , loại hình nuôi ngao vạng có sự chênh lệch lớn về hàm lượng K+ đều ở mức cao và rất cao thấp nhất ở mẫu GT 01 (0,85 ldl/100g đất) và cao nhất ở mẫu 017 - MH6 (1,46 ldl/100g đất), các loại hình rừng phòng hộ cũng có hàm lượng K+ ở mức cao và rất cao, cao nhất ở mẫu XT 39 (1,45 ldl/100g đất), loại hình tôm cua rau câu và loại hình tôm lúa hàm lượng K+ ở mức cao. Nhìn chung các loại hình nuôi trồng thủy sản có hàm lượng K+ ở mức cao và rất cao.
* Hàm lượng Na+ trong các mẫu đất dao động từ 0,85 ldl/100g đất đến 3,9 ldl/100g đất. Thấp nhất ở loại hình đầm nuôi tôm cua và cao nhất ở loại hình nuôi ngao vạng (mẫu 017 – MH6). Theo thang đánh giá hàm lượng Na+ ở bảng 5 của
Agricultural Compendium,1989[9] thì loại hình chuyên lúa có hàm lượng Na+ ở mức cao (dao động từ 1,31 ldl/100g đất đến 1,85 ldl/100g đất), loại hình nuôi cá ở mức cao (1,64 ldl/100 g đất), loại hình trồng ngô ở mức cao. Nói chung các loại hình sử dụng đất vùng đệm hàm lượng Na+ đều cao. Loại hình rừng tôm có hàm lượng Na+ ở mức rất cao, cao nhất là mẫu A1 (3,29 ldl/100g đất) và thấp nhất là
mẫu 020 – NT2 (2,48 ldl/100g đất). Loại hình nuôi ngao vạng có sự chênh lệch rất lớn về hàm lượng Na+, cao nhất là mẫu 017 -MH6, thấp nhất là mẫu GT 01. Các loại hình nuôi ngao, loại hình nuôi ngao vạng và loại hình nuôi vạng thì hàm lượng Na+ ở các loại hình sử dụng đât khác nhau là khác nhau, loại hình nuôi vạng có hàm lượng Na+ ở mức cao.
* Hàm lượng Ca2+ dao động từ 0,89 ldl/100g đất đến 4,82 ldl/100g đất. Thấp nhất ở loại hình rừng - tôm (mẫu A1) và cao nhất ở loại hình chuyên lúa (mẫu GT 06). Hàm lượng Ca2+ ở các loại hình chuyên lúa có sự chênh lệch không đáng kể đều ở mức thấp (từ 3,18 ldl/100g đât đến 4,82 ldl/100g đất), ở loại hình nuôi cá là 1,86 ldl/100g đất ở mức rất thấp, loại hình trồng ngô là 2,9 ldl/100g đất ở mức thấp. Nhìn chung hàm lượng Ca2+ ở các loại hình sử dụng đất vùng đệm ở mức thấp. Loại hình nuôi tôm cua rau câu và loại hình tôm lúa thì hàm lượng Ca2+ gần bằng nhau và đều ở mức thấp, còn các loại hình nuôi tôm, loại hình đầm nuôi tôm cua và loại hình rừng – tôm thì loại hình nuôi tôm cua có hàm lượng Ca2+ cao nhất và thấp nhất là loại hình rừng – tôm. Loại hình rừng – tôm có hàm lượng Ca2+ ở mức rất thấp, dao động từ 0,89 ldl/100g đất đến 1,28 ldl/100g đất. Loại hình nuôi ngao vạng có hàm lượng Ca2+ ở mức rất thấp, loại hình nuôi vạng cũng ở mức rất thấp dao động từ 1,01 ldl/100g đất đến 1,5 ldl/100g đất, loại hình rừng phòng hộ ở mức rất thấp, loại hình rừng ngập mặn có hàm lượng Ca2+ ở mức thấp (3,54 ldl/100g đất). Nhìn chung các loại hình sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản hàm lượng Ca2+ ở mức rất thấp.
* Hàm lượng Mg2+ dao động từ 0,34 ldl/100g đất đến 2,18 ldl/100g đất. Thấp nhất ở loại hình nuôi vạng (mẫu MH 30) và cao nhất ở loại hình chuyên lúa (mẫu GT 06). Theo thang đánh giá thì hàm lượng Mg2+ ở bảng 5 của Agricultural Compendium,1989[9] thì loại hình chuyên lúa ở mức trung bình (dao động từ 1,81 ldl/100g đất đến 2,18 ldl/100g đất), còn ở loại hình nuôi cá và trồng ngô ở mức thấp. Các loại hình tôm lúa và tôm cua rau câu hàm lượng Mg2+ chênh lệch không lớn và đều ở mức thấp. Các loại hình nuôi tôm, loại hình đầm nuôi tôm cua và loại hình rừng – tôm thì hàm lượng Mg2+ có sự chênh lệch ở từng loại hình cũng như ở
từng mẫu đất trong loại hình đó, cao nhất là loại hình nuôi tôm (1,3 ldl/100g đất - mẫu MH21) và thấp nhất là loại hình rừng - tôm (0,59 ldl/100g đất, mẫu 020 - NT2), còn loại hình nuôi ngao vạng hàm lượng Mg2+ ở mức thấp, loại hình nuôi vạng hàm lượng Mg2+ dao động từ 0,34 ldl/100g đất đến 0,83 ldl/100g đất ở mức thấp, còn loại hình rừng ngập mặn hàm lượng Mg2+ cũng ở mức trung bình (1,76 ldl/100g đất).
4.2.2.4 Đánh giá chung về chất lượng đất của các mô hình sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thủy
Từ kết quả nghiên cứu các mẫu đất cho thấy môi trường đất của vùng đệm chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm. Độ mặn đều mang những nét đặc trưng của vùng ven biển, chế độ canh tác của người dân không làm thay đổi độ mặn trong đất, độ mặn chủ yếu từ nước biển tràn vào. Các mẫu đất nghiên cứu cho thấy đất có hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình, đạm tổng số ở mức trung bình, giàu lân tổng số nhưng hàm lượng lân dễ tiêu lại ở mức nghèo đến trung bình, hàm lượng kali tổng số ở mức giàu. Các cation trao đổi ở mức cao và rất cao, hàm lượng Ca2+ ở mức thấp, còn hàm lượng Mg2+ ở mức thấp và trung bình. Như vậy đất vùng đệm chịu ảnh hưởng rất lớn từ độ mặn của nước biển.
Các mẫu đất nuôi trồng thủy sản đều mang tính mặn đặc trưng của khu vực
ven biển và tùy thuộc vào sự phân bố của các loại hình NTTS so với biển và các con sông mà mức độ mặn của đất là khác nhau. Như đã phân tích ở trên, các mẫu đất đếu có hàm lượng Cl- cao hơn SO42- nên tính mặn của đất là mặn Clo. Ngoài ra độ mặn của đất của các loại hình nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc vào thành phần cấp hạt của đất và mức độ ảnh hưởng của nước biển tới chúng. Chất lượng đất của các loại hình NTTS trong khu vực nghiên cứu đã phần nào bị ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của người dân trong vùng đệm. Quá trình nạo vét đáy ao một mặt đã lấy nên các tàn tích sinh vật trong đất, hạn chế sự xuất hiện chất độc ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản trong ao, đầm. Một mặt cũng làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất bị giảm xuống nhiều và ở mức nghèo đến trung bình. Sự giảm các chất dinh dưỡng trong đất đã làm giảm sự phát triển quần
xã thực vật tại khu vực này.
4.4 Một số giải pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường đất
* Giải pháp về mặt kĩ thuật
Xây dựng hệ thống mương tưới tiêu riêng biệt để làm giảm hàm lượng muối tan trong đất. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đúng liều lượng, đúng hướng dẫn. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ đẻ cải tạo độ phì cho đất bãi bồi. Đối với các ao/đầm thuộc loại hình tôm lúa, các chỉ tiêu về độ mặn trong đáy bùn ao cao, do đó trước khi canh tác cần thực hiện rủa mặn nhiều lần để tạo điều kiện tốt cho cây lúa phát triển.
Đối với các ao nuôi cá nước ngọt, các đầm nuôi tôm cua, các loại hình nuôi tôm và các loại hình nuôi ngao vạng cần đảm bảo đúng kỹ thuật khi nạo vét ao. Thu lượm các tàn tích sinh vật còn sót lại trong đáy ao trong quá trình xử lý, quá trình phân hủy tàn tích này có thể tạo ra các chất độc và gây trạng thái yếm khí cho môi trường nước trong ao.
Cần thực hiện các biện pháp rửa mặn cho ruộng lúa, ruộng màu khi người dân vào vụ mới. Quá trình khử mặn bằng biện pháp thủy lợi thau chua rửa mặn. Hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nước mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn làm ngọt hóa đất. Để rửa mặn đào mương rút nước ngầm chứa muối xuống sâu và tiêu nước ngầm chứa muối đi xa.
Cày sâu, nhưng không lật, xới xáo nhiều lần để cát đứt mạch mao dẫn, như vậy sẽ hạn chế được nước ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dưới lên bề mặt ruộng gây mặn.
* Giải pháp về mặt quản lý
Theo như người dân vùng đệm thì chính quyền địa phương không có biện pháp cải tạo nào cho người dân và lượng nước ngọt đưa vào vùng đệm cũng ít, lúc có lúc không. Như vậy cần có phương hướng đưa nước ngọt ra vào vùng đệm nhiều hơn. Có biện pháp giúp đỡ người dân trong việc cải tao độ mặn trong ruộng và trong nước tưới.
Những nơi còn chung hệ thống tưới tiêu cần xây dựng, quy hoạch lại hệ thống. Đối với các loại hình chuyên lúa cần hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy cách, khuyến cáo người dân sử dụng phân hữu cơ thay cho sử dụng các loại phân vô cơ.
Hạn chế nuôi tôm trong khu vực trồng rừng mà mở rộng loại hình theo hình thức sinh thái để đảm bảo cân bằng sinh thái với tự nhiên.
Khuyến khích người dân hướng tới những loại hình kinh tế mới, ổn định bền vững về thu nhập lại vừa bảo vệ tài nguyên, nhằm giảm thiểu những tác động nên VGQ như nuôi giun quế, trồng nấm, nuôi ong, làm du lịch sinh thái công đồng… qua đó từng bước giảm được gánh nặng về khai thác tới nguồn tài nguyên nơi đây.
4.4.1 Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả phù hợp với chủ trươngphát triển của huyện Giao Thủy phát triển của huyện Giao Thủy
* Phương hướng
Điều tra, nghiên cứu về vùng bãi bồi để tìm ra những đặc điểm của vùng, kết hợp giữa người dân - các nhà khoa học - chính quyền địa phương. Để từ đó tìm ra giải pháp hợp lý nhất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí các loại hình sử dụng đất…
* Canh tác
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì cần có các biên pháp bảo vệ đất. Bảo vệ đất bao gồm rất nhiều vấn đề như canh tác đúng kỹ thuật, để lại tàn dư thực vật để trả lại cho đất… trong đó có bón phân. Để hạn chế thoái hóa đất thì cần phải sử dụng phân bón hợp lý, chú trọng các loại phân xanh, phân hữu cơ…hạn chế sử dụng phân vô cơ.
* Giải pháp về phương thức sản xuất
Hiện nay với hình thức độc canh cây lúa ở vùng bãi bồi cho hiệu quả kinh tế chưa cao, vì vậy việc thay đổi phương thức sản xuất, bố trí lại cơ cấu cây trồng là việc làm cần thiết. Mô hình kinh tế trang trại đã và đang phát triển đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, mô hình này nên nhân rộng. Hiện nay tồn tại 3 loại hình trang trại chính; trang trai trồng trọt, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại phát triển kinh
tế tổng hợp. Tuy nhiên nên phát triển trang trại kinh tế tổng hợp (kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nước ngọt): hình thức trang trại này có nhiều tính ưu việt, phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng, khai thác triệt để tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái. Trong một trang trại, các vòng được được lập nên để trồng cây ăn quả, các kênh, lạch chạy song song bên dưới phục vụ tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, chỗ có địa hình bằng phẳng dùng vào việc trồng lúa và có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản trên ruộng, đồng thời nên kết hợp với chăn nuôi, vừa tận dụng thức ăn, vừa có phân để bón.
* Giải pháp về mặt kỹ thuật
Lựa chọn, sử dụng giống: Năng suất, chất lượng, hiệu quả…Coi công tác giống như một khâu tạo tiền đề đột phá để phát triển nông nghiệp, tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng giống cây trồng. Đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
* Giải pháp về cơ chế, chính sách
Để khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn và đặc biệt là kinh tế vùng bãi bồi cần có một loạt chính sách tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm, phấn khởi đầu tư vốn cho sản xuất và xây dựng vùng bãi, những chính sách nhằm mục đích vừa tạo một hành lang pháp lý, vừa khuyến khích các thành phần kinh tế hướng về vùng bãi bồi, đầu tư phát triển sản xuất…