Hiện trạng sử dụng đất vùng bãi bồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồihuyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định (Trang 47)

4.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Vùng đệm theo luận chứng được phê duyệt năm 1995 bao gồm phần đất còn lại của Cồn Ngạn được giới hạn bởi đê Vành lược và lạch sông Vọp với tổng diện tích 960 ha.

- Do diện tích vùng đệm cũ quá hẹp không đáp ứng được hết các chức năng của một vùng đệm. Vì vậy theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTG ngày 21 tháng 1 năm 2003 của thủ tướng chính phủ đã khẳng định vùng đệm của VQG Xuân Thủy có tổng diện tích 8000 ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn 960 ha (ranh giới từ phía trong đê biển - đê vành lược - đến lạch sông Vọp) diện tích bãi trong là 2.764 ha và diện tích của năm xã: Giao An, Giao Hải, Giao Long, Giao Lạc, Giao Thiện (huyện Giao Thủy) rộng 4.216 ha [2].

- Địa dư 5 xã vùng đệm vần là khu vực độc canh cây lúa. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh chậm, thời gian nông nhàn kéo dài, lao động dôi dư nhiều từ đó đã trực tiếp tạo sức ép khai thác tài nguyên lên vùng lõi.

- Bãi trong: phần đầm tôm trắng hiệu quả thâm canh thấp, rủi ro nhiều. Diện tích rừng ngập mặn mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với nông lâm thủy sản.

- Cồn ngạn: Những đầm nuôi tôm của rừng theo quảng canh cải tiến đạt hiệu quả tốt nhất (vì đầu tư ít thu nhập ổn định và ít rủi ro).

Đất đai của vùng đệm có thể chia thành các dạng chính: đất thổ cư, đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bãi bồi của rừng ngập mặn và một số ít đất còn ngập nước theo các sông lạch.

Đất thổ cư được cấu trúc theo mô hình sinh thái nhân văn VAC. Nhưng hiệu quả canh tác chưa cao vì còn quá manh mún. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu trồng hai vụ lúa nước có năng suất khá cao, do bình quân diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa và làm nông nghiệp không đủ sống. Vùng đất nuôi trồng

thủy sản bao gồm khu vực đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến rộng 2.000 ha và gần 300 ha nuôi hà quảng canh

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Vùng nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên là 15.100 ha bao gồm 7.100 ha vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy (đất nổi 3.100 ha; đất ngập nước 4.000 ha) và 8.000 ha vùng đệm vuờn quốc gia Xuân Thủy (bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, bãi Trong và 5 xã vùng đệm), việc quản lý, sử dụng đất tại đây có những đặc thù riêng, theo từng phân khu. Vùng lõi vườn quốc gia bao gồm hai phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là phần diện tích rừng ngập mặn ở đầu cồn Lu; phân khu phục hồi sinh thái là phần diện tích bãi bùn cát mới nổi cuối cồn Lu và diện cồn Ngạn từ đê Vành Lược trở ra sông Trà. Vùng đệm vườn quốc gia bao gồm ba khu vực: 5 xã vùng đệm; khu vực khai thác tích cực thuộc bãi Trong được giới hạn phía Bắc là đê quốc gia Ngự Hàn, phía Nam là sông Vọp; khu vực khai thác hạn chế thuộc phần còn lại của Cồn Ngạn đã được ngăn thành các ô thửa để nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tổng diện tích được thống kê theo cấp xã (5 xã và Cồn Lu, Cồn Ngạn) là 11.576,52 ha và diện tích mặt nước ven biển chưa được thống kê bao quanh vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy là 3523,48 ha. Phần diện tích tự nhiên của 5 xã hiện tại đã trở thành nơi sinh sống của cộng đồng địa phương và là nơi canh tác lúa nước truyền thống, khu vực bãi bồi thuộc vùng đệm, một phần đã được chuyển hoá thành khu NTTS quảng canh cải tiến, một phần diện tích được phục hồi lại rừng ngập mặn.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng cửa Ba Lạt theo đơn vị

hành chính STT Mục đích sử dụng đất Tổngdiện tích (ha) Cơ cấu (%)

Phân theo đơn vị hành chính (ha) Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải Cồn Lu Cồn Ngạn Tổng diện tích 15.100,00 100 1.180,54 820,56 704,67 757,74 555,11 11.081,38 1 Đất nông nghiệp 7.766,89 51,44 795,59 623,62 524,54 557,08 415,25 4.850,81

2 Đất phi nông nghiệp 2.270,71 15,04 384,51 187,51 179,26 197,08 139,42 1.182,93

3 Đất chưa sử dụng 974,74 6,46 0,44 9,43 0,87 3,58 0,44 959,98

4 Đất có mặt nước ven biển quan sát (MNVB) 4.087,66 27,07 4.087,66 -Đất có MNVB đã thống kê -Đất có MNVB chưa thống kê 564,18 3.523,48 3,74 23,33 564,18 3.523,48

Diện tích đất đang sử dụng và các bãi cát bùn mới nổi, mặt nước ven biển quan sát, bao bọc quanh vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy (nằm ngoài ranh giới hành chính là 3523,48 ha) đây cũng là một đặc thù riêng trong sử dụng đất của vùng cửa Ba Lạt. 5 xã vùng đệm chỉ chiếm 26,61%, các cồn bãi ngoài đê chiếm 73,39% diện tích đất tự nhiên của vùng cho thấy sức ép của khai thác sử dụng đất và nguồn lợi tự nhiên lên vùng bãi bồi ngoài đê bao gồm cả vùng lõi vườn quốc gia Xuân thủy là rất lớn. Năm 2010 cơ cấu đất phi nông nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng thấp (chủ yếu là sông suối và mặt nước chuyên dùng), theo xu hướng phát triển chung trong những năm tới cho thấy áp lực của việc giảm diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp cho phát triển hạ tầng trong thời gian tới là khá lớn.

4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Việc sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông, lâm nghiệp nói riêng đối với vùng bãi bồi cửa sông là rất nhạy cảm bởi tính phòng hộ của rừng ngập mặn chắn sóng, rừng phi lao chắn cát đối với vùng bãi bồi phía trong, đồng thời do là vùng lõi vườn qốc gia nên nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học là rất quan trọng. Thực trạng sử dụng đất vùng cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Bảng 4.4 Diện tích các loại đất nông nghiệp vùng cửa Ba Lạt năm 2010

Đơn vị tính: ha STT Loại đất theo mục đích sử dụng Tổng diện tích

Diện tích theo đơn vị hành chính Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải Cồn Lu Cồn Ngạn Tổng diện tích 7.766,89 795,59 623,62 524,54 557,08 415,25 4.850,81

1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.321,69 476,81 497,40 473,42 494,11 379,95 1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.103,10 430,93 442,33 424,5 453,50 351,79 - Đất trồng lúa 2.086,74 429,97 433,51 422,32 450,59 350,35 - Đất trồng cây hàng năm khác 16,36 0,96 8,82 2,23 2,91 1,44 1.2 Đất trồng cây lâu năm 218,59 45,88 55,07 48,87 40,61 28,16 2 Đất lâm nghiệp 2.360,71 2.360,71 2.1 Đất rừng đặc dụng 2.360,71 2.360,71 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.084,20 318,78 126,22 50,83 62,97 35,30 2.490,10 4 Đất nông nghiệp khác 0,29 0,29

Tuy nằm trong vườn quốc gia nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, vì vậy đất sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung tại 5 xã vùng đệm với hai loại chính là đất trồng cây hàng năm có hai loại hình chủ yếu là trồng lúa nước và cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây lâu năm trong vườn tạp như chuối, hồng xiêm, ổi....Đất chuyên trồng lúa nước được phân bố đều ở địa bàn 5 xã vùng đệm. Đất lúa kết hợp NTTS tập trung ở ngoài đê gần cửa sông thuộc xã Giao Thiện, trồng lúa vào mùa mưa và kết hợp nuôi tôm sú vào mùa kh ô. Đất trồng cây hàng năm khác chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là các cây rau như cà chua, đỗ, cần tây, cần ta, rau rút, cải bắp, xu hào....do chuyển đổi từ đất trồng hai vụ lúa sang hoặc trồng trên các vạt ruộng cao, nhiều nhất là ở xã Giao An, thấp nhất là ở xã Giao Thiện (Bảng 4.4).

Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường của vùng là rất quan trọng như chắn sóng, chắn gió, lọc nước và giữ đất cố định bãi bồi. Những năm gần đây việc bảo vệ và trồng dặm rừng được chú trọng đầu tư, toàn bộ là rừng đặc dụng với các cây rừng ngập mặn (RNM) chủ yếu sú, vẹt, trang, đâng, bần, đước.., tập trung ở vùng lõi vườn quốc gia thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (cồn Lu), phân khu phục hồi sinh thái (đầu cồn Ngạn) và một phần thuộc bãi Trong khu vực khai thác

tích cực. Đất NTTS tập trung phần lớn tại vùng bãi bồi với các loài thủy sản nước mặn như tôm, cua, ngao, vạng.., một phần nhỏ diện tích 7,62% (594,1 ha) được phân bố tại các ao đào trong nội đồng ngay giáp đê chủ yếu nuôi thủy sản nước lợ.

4.3. Chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu

4.3.1 Đặc điểm của loại hình sử dụng đất tại điểm nghiên cứu

* Khu vực vùng đệm

Các xã trong khu vực điều tra chủ yếu với các loại hình chuyên lúa, diện tích đất trồng rau và cây màu rất ít. Một số hộ có loại hình nuôi cá nhưng với diện tích rất nhỏ.

- Loại hình chuyên lúa

Loại hình chuyên canh lúa là loại hình phổ biến nhất của Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với khoảng 74% số lao động trong sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lúa. Các vùng chuyên trồng lúa như ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông cửu Long, ngoài ra con đồng bằng duyên hải miền Trung. Lúa cấy 2 vụ thường chọn những giống lúa dài ngày cấy vào hai vụ chính là vụ đông xuân và vụ mùa. Còn cấy 3 vụ là công thức chuyển đổi vào vài năm gần đây, giống lúa thường được ngươi ta chọn là những giống lúa ít ngày, cao sản. Độc canh cây lúa không còn mang lại thu nhập nhiều cho người dân nên nhiều năm gần đây các loại hình độc canh cây lúa đã bị thu hẹp và chuyển đổi sang loại hình lúa - tôm ở những vùng đất trũng năng suất cây lúa thấp.

Các giống lúa người dân thường chọn là: 10 giống chất lượng cao như (OMCS 96, OMCS97, IR 62032, MTL 250…) 8 giống có triển vọng tăng năng suất cao (MN 68, ML4, TH 330, D98 - 17…) hạt giống thường được xử lý 2-3 ngày cho đến khi mọc mầm,trước khi đem đi gieo mạ hoặc gieo xạ. Nếu gieo mạ để một thời gian cho mạ cứng cáp mang đi cấy, còn gieo xạ khi hạt nảy màm thì đem gieo trực tiếp.

Làm đất: Tiến hành vệ sinh trên, xung quanh ruộng, diệt cỏ dại, thu gom rơm rạ… để diệt nguồn sâu bệnh. Cày sâu 15 - 20cm, bừa kỹ, nhuyễn và san bằng phẳng mặt ruộng. Tùy theo tình hình thời tiết và hệ thống thủy nông mà có thể cày

ải hoặc cày dầm. Cày ải hoặc cày dầm đều có tác dụng làm thông thoáng cho đất, phá vỡ các mạch mao dẫn xủa đất đẻ hạn chế sự bốc hơi nước, giúp các chất hữu cơ trong đất phân giải dễ dàng hơn, làm cho đạm khó tiêu trong đất thành đễ tiêu đối với cây lúa, diệt được các loài sâu bệnh trong đất.

Bón phân: với canh tác hai vụ thì lượng phân bón chăm sóc cho 2 vụ hè thu (vụ mùa) và vụ đông xuân là khác nhau

Tưới nước: ngay trước khi xuống giống cần rút cạn nước ruộng, làm phẳng ruộng tránh nước đọng, tạo rạch nhỏ để thoát nước. Phòng trừ cỏ dại. Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sủ dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius10 WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC,OK 720DD, Facet 25SC…. Và phòng trừ sâu bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá .

Thu nhập từ mô hình chuyên lúa, người dân ở đây cấy 2 vụ lúa/năm và phụ thuộc vào độ mặn của đất. Với năng suất 5 – 6 tấn/ha/vụ, thu nhập từ 30 đến 33 triệu đồng/ha/năm.

- Loại hình nuôi cá: Cá được nuôi trong ao với các hình thức: Bán thâm canh,

thâm canh, thả ghép nhiều loại cá với nhau. Thường người dân chọn mô hình thả nhiều loại cá với nhau với số vốn đầu tư ít hơn nuôi bán thâm canh và thâm canh. Các loại cá thả ghép với nhau có thể là: cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi… ao nuôi phải được thiết kế phù hợp với mật độ cá và các loại cá thả trong ao. Ao nuôi ghép có diện tích 500 – 2000 m2, có độ sâu từ 1.5 - 2 m là phù hợp. Nguồn nước dùng trong ao là nước thủy nông hoặc nước ngầm… đáy ao tốt nhất là đất thịt hoặc cát bùn có đô dày 20 - 30cm, đáy ao phải bằng phẳng. Ngoài ra trước khi thả cá cần bón phân tạo màu nước cho ao và tạo điều kiện thức ăn cho cá sau này với liều lượng: 20 - 30kg phân hữu cơ/100 m2, 03 - 0,4kg đạm hoặc phân ure/100m2, cá giống thường được thả vào hai vụ chính: Vụ xuân tứ tháng 2 - 3, vụ thu từ tháng 8 - 9 trừ cá rô phi không thả vào vụ thu.

+ Ao nuôi mè trắng là chính: Mè trắng 60%, mè hoa5%, trắm cỏ 3%, trôi 25%, chép 7%

+ Ao nuôi rô phi và cá Mrigal là chính: Rô phi 30%, Mrigal 25%, trôi 20%, mè trắng 10%, mè hoa 5%, trắm cỏ 3%, chép 7%

Thu nhập từ mô hình nuôi cá khá cao 40 – 45 triệu đồng. * Khu vực khai thái tích cực

- Tại khu vực khai thác tích cực thuộc địa phận xã Giao Xuân, người dân đã chuyển đổi 1 phần diện tích nuôi tôm cua, rau câu sang nuôi ngao vạng. Trong thời điểm điều tra, các chủ đầm nuôi đã cải tạo diện tích đầm để phục vụ cho vụ nuôi mới

- Một phần diện tích đầm nuôi thuộc địa phận xã Giao Lạc, giáp với xã Giao Xuân cũng được chuyển sang nuôi ngao vạng

- Khu vực địa phận xã Giao Thiện với các loại hình nuôi tôm - cua - rau câu, và loại hình nuôi tôm lúa cho thu nhập cao.

* Khu vực khai thác hạn chế

Người dân ở khu vực này chủ yếu áp dụng các loại hình nuôi ngao, vạng và trồng rừng phòng hộ. Diện tích rừng phòng hộ có xu hướng tăng nên so với những năm trước.

* Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt

Vẫn có các chủ đầm nuôi tôm cua, nhưng năng suất không được cao do không được phép cải tạo.

- Một số đặc điểm chung của các loại hình nuôi trồng thủy sản

+ Đăc điểm và phân bố: Do ngao vạng có khả năng chịu mặn cao và sống ở đáy nên được người dân phát triển loại hình này ngoài các bãi cát sát bờ biển và phân bố sâu trong bãi (do người dân chuyển đổi loại hình tôm cua rau câu sang nuôi ngao vạng). Các ao/đầm thuộc loại hình tôm lúa phân bố phía sâu trong bãi và nằm về phía gần sông Hồng để lấy nguồn nước này cung cấp cho lúa. Các ao/đầm thuộc loại hình tôm cua rau câu và tôm rừng phân bố từ giữa bãi đến khu bảo tồn nghiêm ngặt, được cung cấp nước từ sông Vọp và sông Trà.

Trong các loại hình nuôi trồng thủy sản thì tôm là sản phẩm mạng lại giá trị kinh tế cao nhất nên hầu hết các chủ đầm đều lấy tôm là đối tượng nuôi chủ yếu (trừ loại hình nuôi ngao, vạng). Mật độ thả tôm giống của các ao/đầm khác nhau rất nhiều và dao động trong khoảng 1 – 2 vạn con/ha.

+ Năng suất, sản lượng

Thu nhập từ loại hình nuôi tôm: theo quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010, năng suất nuôi tôm đạt trung bình 280 kg/ha/năm. Diện tích các đầm nuôi tôm là 1.956 ha. Với mức giá bán là 155.000 đồng/kg thì thu nhập bình quân nuôi tôm khoảng 84.862.500 đồng.

Thu nhập từ nuôi ngao, vạng, diện tích các bãi ngao vạng 450 ha. Năng suất bình quân đạt 30 tấn/năm. Giá bán 14.500 đồng/kg, thu nhập khoảng 168.833.000 đồng. Thu nhập từ các nguồn khác, ngoài con tôm cho thu nhập khá cao, người dân ở đây có nguồn thu nhập từ nuôi cua hay thả rau câu trong các đầm nuôi tôm…

+ Tình hình dịch bệnh

Trạng thái nhiệt độ không khí xuống thấp, nhiệt độ nước theo ngày đêm dao động lớn,…kéo dài từ đầu năm đến cuối tháng 3 dương lịch, ảnh hưởng trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồihuyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w