Phương pháp lấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồihuyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định (Trang 35)

mặt của đất sản xuất nông nghiệp có độ sâu khoảng 0 – 20cm. - Thời gian lấy mẫu: từ 15 tháng 2 đến 20 tháng 2

- Kết quả: lấy được 25 mẫu đất, trong đó

+ Tại vùng đệm: lấy được 8 mẫu với các mô hình chuyên lúa, mô hình nuôi cá và mô hình trồng ngô ( với các mẫu, GL10, GT05, GT06, GT07, GX 03, 028 -MH17, 026 - MH19, MH20) thuộc các loại hình chuyên lúa, màu và nuôi trồng thủy sản.

+ Tại vùng khai thác tích cực: lấy được 8 mẫu với các mô hình nuôi ngao, vạng , mô hình nuôi tôm, mô hình tôm cua, rau câu, mô hình tôm lúa, mô hình rừng tôm (với các mẫu GT 01, 002 - MH1, 003 - MH2, Mẫu A1, MH 21, MH 30, 020 -NT2, 021 - KC6) thuộc các loại hình nuôi trồng thủy sản.

+ Tại vùng khai thác hạn chế: lấy được 6 mẫu với các mô hình nuôi tôm cua, mô hình nuôi ngao vạng, mô hình nuôi ngao, và rừng phòng hộ (với các mẫu 017- MH6, 013 - MH9, KC8, KT 016, XT 39, 019 - KC10) thuộc các loại hình muôi trồng thủy sản.

+ Tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt: lấy được 3 mẫu với các mô hình đất rừng ngập mặn, mô hình đầm nuôi tôm cua và mô hình rừng phòng hộ (với các mẫu GT13, 009 - MH5, 011- MH11) thuộc các loại hình rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.

- Vị trí và đặc điểm lấy mẫu

STT Tên Mẫu Tọa Độ Đặc điểm Vĩ Độ Kinh độ 1 GL 10 20o 15’30,4’’ 106o 29’07,2’’ Chuyên lúa 2 GT 05 20o 14’56,7’’ 106o 29’56,8’’ Chuyên lúa 3 GT 06 20o 15’27,4’’ 106o 31’20,5’’ Chuyên lúa 4 GT 07 20o 16’11,1’’ 106o 31’17,4’’ Chuyên lúa 5 GX 03 20o 14’07,3’’ 106o 29’25,4’’ Chuyên lúa 6 MH20 20o 16’57,6’’ 106o 32’43,5’’ Chuyên lúa 7 026 – MH19 20o 14’06,6’’ 106o 30’02,4’’ Mô hình trồng ngô 8 028 – MH17 20o 14’17’’ 106o 30’15,6’’ Mô hình nuôi cá 9 MH21 20o 14’31,5’’ 106o 30’51,6’’ Mô hình nuôi tôm 10 021 – KC6 20o 15’42,2’’ 106o 32’09,4’’ Mô hình nuôi tôm 11 009 – MH5 20o 14’13,4’’ 106o 34’27,2’’ Đầm nuôi tôm, cua

12 002 – MH1 20o 16’33,6’’ 106o 32’54,8’’ Mô hình tôm cua, rau câu 13 003 – MH2 20o 16’40,6’’ 106o 31’11,9’’ Mô hình tôm – lúa

14 GT 01 20o 13’32,9’’ 106o 29’46,1’’ Khu vực nuôi ngao – vạng 15 017 – MH6 20o 13’10,6’’ 106o 31’36,3’’ Khu vực nuôi ngao – vạng 16 KC8 20o 13’20,5’’ 106o 32’02’’ Mô hình nuôi ngao

17 013 – MH9 20o 12’28,0’’ 106o 30’12,0’’ Khu vực nuôi vạng. 18 MH30 20o 14’21,6’’ 106o 31’12,2’’ Khu vực nuôi vạng 19 KT 016 20o 12’58,1’’ 106o 31’44,8’’ Khu vực nuôi vạng 20 Mẫu A1 20o 14’33,8’’ 106o 31’42,2’’ Mô hình rừng - tôm 21 019 – KC10 20o 15’10,9’’ 106o 34’04,2’’ Mô hình rừng - tôm 22 020 – NT2 20o 15’17,8’’ 106o 33’27,7’’ Mô hình rừng - tôm 23 011 – MH11 20o 14’35,0’’ 106o 34’15,4’’ Rừng phòng hộ 24 XT39 20o 15’19,8’’ 106o 34’13,5’’ Rừng phòng hộ 25 GT 13 20o 13’29,4’’ 106o 33’27,1’’ Đất rừng ngập mặn 3.3.3. Phương pháp phân tích

- Chất hữu cơ trong đất: phương pháp Walkley - Black

- N tổng số trong đất: công phá mẫu đất bằng axit sunfuric đậm đặc với chất xúc tác là K2SO4, CuSO4 và bột Se; dịch công phá đem xác định hàm lượng N tổng số bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl.

- P2O5 tổng số trong đất: công phá mẫu đất bằng hỗn hợp H2SO4 đặc và HClO4 70%; xác định lân tổng số trong dịch công phá theo phương pháp màu xanh Molipden

- K2O tổng số trong đất, công phá mẫu bằng hỗn hợp axit HF và HClO4; xác định kali tổng số trong dịch công phá bằng máy quang kế ngọn lửa.

- N thủy phân trong đất: công phá mẫu đất bằng H2SO4 0,5N, hỗn hợp Zn + Fe tỉ lệ 9:1 và K2Cr2O7 20%; dịch công phá đem xác định hàm lượng N thủy phân bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl.

- P2O5 dễ tiêu trong đất bằng phương pháp Oniani, chiết bằng H2SO4 0,1N.

- Tổng số muối tan: Phương pháp sấy và cân khối lượng, tỉ lệ dịch chiết đất: nước = 1: 5

- Cl - (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ bạc nitrat - S04 2-(%): Xác định bằng phương pháp so đọ đục

- CEC của đất: phương pháp NH4CH3COO 1M (pH7)

- Na+, K+, Ca2+, Mg2+ trong đất: chiết bằng CH3COONH4 (pH7) xác định Na+ và K+ trong dịch chiết bằng máy quang kế ngọn lửa; xác định Ca2+ và Mg2+ trong dịch chiết bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

- Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp pipet (ống hút Robinson).

3.3.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Tổng hợp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

3.3.5. Phương pháp đánh giá chất lượng đất

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng bãi bồi huyện Giao Thủy

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực bãi bồi huyện Giao Thủy là vườn quốc gia Xuân Thủy nằm phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, bao gồm phần bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (Cồn Mờ).

Tọa độ địa lý: từ 20010’ đến 20015’ vĩ độ Bắc và từ 106020’ đến 106032’ kinh độ Đông

Quy mô diện tích: tổng diện tích là 7100 ha, ttrong đó có 3100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4000 ha diện tích ngập nước.

Vùng đệm: vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích 8000 ha bao gồm phần còn lại cùa Cồn Ngạn và 5 xã thuộc huyện Giao Thủy.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Vùng bãi bồi huyện Giao Thủy có độ cao trung bình từ 0,5 đến 0,9 m. Đặc biệt Cồn Lu có nơi cao nhất tới 1,2 – 1,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thủy là kiểu bãi bồi triều tụ mạnh, thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông Vọp và sông Trà, chia khu vực thành 4 khu là: bãi Trong, cồn Lu, cồn Ngạn và cồn Xanh. Địa hình các cồn chắn cửa sông như cồn Ngạn, cồn Lu, cồn Xanh có dạng đảo nhỏ hình cánh cung quay lưng ra biển. Địa hình các bãi triều chính đang hoạt động có xu hướng chảy về phía nam, còn hệ thống lạc triều thứ cấp có hướng vuông góc và đổ vào lạch triều chính đang chảy theo hướng đông bắc – tây nam. Địa hình đáy biển có sự phân dị theo hướng dọc bờ, địa hình càng ra ngoài biển càng dốc.

Địa hình bãi triều phân hóa thành 3 kiểu dịa hình chính:

- Địa hình không ngập nước triều có độ cao trung bình từ 1.2 - 1.5m - Địa hình ngập nước thường xuyên có độ cao trung bình từ 0.5 - 1m - Địa hình ngập nước theo chu kỳ có độ cao trung bình từ 0.5 - 0.9m

4.1.1.3. Khí hậu

Khu vực VQG Xuân Thuỷ thuộc huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm khí hậu chung hơi ẩm của đồng bằng ven biển (K =

1,5 - 2,0). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng, có lẽ chỉ ở đây mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm.

Biên độ nhiệt độ trong năm rất lớn, khoảng biến động 6,8 - 40,10C, trung bình năm là 240C. Nhiệt độ trung bình mùa khô đều dưới 180C, mùa mưa trên 250C. Tổng lượng bức xạ lớn, từ 95 - 105Kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt năm từ 8000-85000C. Độ ẩm không khí khá cao, khoảng từ 70 - 90%. Các tháng 10 - 12 thường có độ ẩm không khí thấp (thường nhỏ hơn 75%). Các tháng 2 - 4 có độ ẩm rất cao (80 - 90%) và thường đi kèm theo mưa phùn ẩm ướt.

Lượng mưa trung bình năm là 1.175mm. Số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Năm có lượng mưa cao nhất là 2.754mm, năm thấp nhất là 978mm. Độ bốc hơi trung bình 86 - 126mm/tháng và đạt tối đa vào tháng 7, trung bình năm đạt 817,4mm. Chế độ gió: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Từ tháng 4 - 9, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Vận tốc gió trung bình vào khoảng 4 - 6m/s. Vào những ngày bão vận tốc gió có thể đạt đến 40 - 50 m/s. Hàng năm có khoảng 3 - 5 trận bão, chủ yếu tập trung vào các tháng 7 - 9.

4.1.1.4. Thuỷ văn:

Khu vực VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước chủ yếu từ sông Hồng đưa ra và nước biển do thuỷ triều đưa vào. Có 2 sông chính trong khu vực này là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên.

Sông Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12km là ranh giới ngăn cách giữa cồn Ngạn và Bãi Trong. Năm 1986, đập Vọp đã ngăn sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp. Vì vậy không có nước lưu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy. Năm 2002, cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại vẫn còn nhỏ.

Sông Trà chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển Giao Hải, dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông

Trà bị lấp ở đoạn giữa (từ ngang cồn Tàn - bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển đẩy giồng cát ở ngang khu vực Ba Mô (cồn Lu) tràn qua vùng bãi bồi ngập nước và đã lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên (đoạn giữa sông Trà bị lấp dài gần 3 km). Như vậy, sông Trà chỉ lưu thông khi thuỷ triều ngập tràn qua bãi sú vẹt. Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu.

Đặc điểm thuỷ văn của hệ thống sông Hồng: Sông Hồng có tổng lượng nước bình quân là 114.109m3/năm và dòng bùn cát là 115 triệu tấn/năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sông Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83m/năm. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy chiếm tới 75 - 90% tổng lượng nước cả năm và mang tới 90% lượng bùn cát, gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sông và làm cho khu vực cửa sông bị ngọt hoá. Ngược lại vào mùa kiệt, vùng cửa sông bị thu hẹp, thuỷ triều lên, đưa nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dòng sông, làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn (vào sâu trong lục địa tới trên 20 km)

Thuỷ triều ở khu vực thuộc chế độ “Nhật triều” với chu kỳ khoảng 25 giờ, thuỷ triều có biên độ khá lớn, trung bình 150 - 180cm, thuỷ triều lớn nhất đạt đến: 4,5m; nhỏ nhất là: 0,0m. Độ mặn nước biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của sông Hồng [8].

Đặc điểm tự nhiên, khí tượng thuỷ văn và thổ nhưỡng của khu vực VQG Xuân Thuỷ rất thích hợp cho phát triển của nhiều loài cây ngập mặn và các loài thuỷ sinh vật

4.1.1.5 Đặc điểm đất đai

Đất đai toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được tạo thành vùng từ nguồn phù sa bồi đắp cửa toàn bộ hệ thống sông Hồng. Các loại đất của khu vực VQG Xuân Thủy

Bảng 4.1 Thống kê các loại đất trong khu vực VQG Xuân Thủy Loại đất Khu vực Đất còn ngập nước thường xuyên và sông lạch(ha) Đất thịt sét(ha) Đất cát và cát pha(ha) Tổng Tổng Có rừng (ha) Không rừng (ha) (ha) 5 xã vùng đệm 699,7 3.576,6 4.276 4.276 Bãi trong 708 1.836 220 850 1.914 2.764 Cồn Ngạn 300 1.744 200 1.524 720 2.444 Cồn Lu 1.200 1.368 614 1.211 1.971 3.182 Cồn Mờ 2.500 134 2.634 2.634 Tổng 5.407,7 8.524,6 1.168 3.585 11.965 15.100

Nguồn: Báo cáo hiện trạng VQG Xuân Thủy - sở tài nguyên môi trường Nam Định năm 2007

- Vùng Lõi: rộng 7.100 ha trong đó có 3.100 ha đất nổi, 4.100 ha đất còn đang ngập nước, 948 ha đất cát và cát pha, 3.152 ha đất thịt và đất sét. Rừng ngập mặn là 1.855 ha và 93 ha rừng phi lao.

- Vùng Đệm bao gồm phần còn lại của Cồn Ngạn (ở trong đê Vành Lược), toàn bộ Bãi Trong và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải: rộng 8.000 ha trong đó có 1.407 ha đất còn ngập nước, 6.593 ha đất nổi, 220 ha đất cát pha, đất thịt và sét là 6.373 ha, 1724 ha rừng ngập mặn, 6 ha rừng phi lao.

Sự thay đổi các loại hình sử dụng đất VQG thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2 Sự biến đổi diện tích các loại đất ở khu vực VQG Xuân Thủy

Loại đất Năm 2005 Năm 2007 Năm 2010

Tổng diện tích tự nhiên 23206,58

1.1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 1.2 Đất sản xuất nông nghiệp 1.3 Đất NTTS 7796,80 2639,56 2944,39 7784,95 2369,74 3055,16 8338,65 2405,22 4016,56

2 Đất phi nông nghiệp 2226,38 2231,65 2388,59

4 Đất ven biển 564,18 564,18 564,18

Nguồn : Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định năm 2010

Qua bảng thấy: Diện tích đất NTTS, đất phi nông nghiệp tăng nhanh, đặc biệt diện tích đất NTTS năm 2010 tăng lên 1000 ha so với năm 2007. Trong khi đó, đất sản xuất nông nghiệp tăng không nhiều qua các năm 2005 đến 2010 [2].

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng bãi bồi huyện Giao Thủy4.1.2.1. Tình hình phát triển các cơ sở hạ tầng sản xuất 4.1.2.1. Tình hình phát triển các cơ sở hạ tầng sản xuất

- Giao thông

Đường bộ ở khu vực VQG Xuân Thủy phần lớn là hệ thống đường tạm chạy qua nền đầm lầy nên chất lượng công trình còn thấp. Gần 4 km đường trục I (nối đê Ngự Hàn với nhà môi trường) mới chỉ rải đá cấp phối mỏng gần 3 km. Về mùa mưa xe cơ giới qua lại rất khó khăn vì đường quá nhỏ lại lầy lội. Đoạn đê vành lược dài gần 9 km cốt đất còn thấp và mặt đường nhỏ, lại chưa được rải đá cấp phối nên đi tuần tra gặp nhiều khó khăn. Nói chung, chất lượng hệ thống đường bộ nội vi của VQG chưa hoàn chỉnh, không đáp ứng được việc quản lý VQG Xuân Thủy và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong VQG có sông Vọp, sông Trà và nhiều sông kênh nhỏ, du khách có thể đi thuyền nhỏ len theo dòng chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực còn rừng ngập mặn tốt nhất vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, giao thông đường thủy ở VQG Xuân Thủy còn phụ thuộc vào thủy triều, vào những ngày triều cạn việc đi lại thăm quan chim thú của du khách bằng đường thủy gặp rất nhiều khó khăn.

- Thủy lợi

Các xã vùng đệm đã xây dựng các công trình thủy lợi như hệ thống cống cấp II và cấp III nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước trên địa bàn. Các công trình thủy lợi được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: định canh định cư, vốn của tỉnh, huyện và đóng góp của người dân trong vùng bằng công lao động, để đào nạo vét kênh mương. Cho đến nay thì nhiều hệ thống đã bị xuống cấp hoặc cần

làm mới. Phần lớn hệ thống cần được nạo vết hoặc bê tông hóa mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất

- Hệ thống đầm tôm

Trong khu vực, bắt đầu từ cuối năm 1980. Ở vùng đệm có trên 2000 ha đầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồihuyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w