Điều kiện kinh tế – xã hội của vùng bãi bồi huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồihuyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định (Trang 44)

4.1.2.1. Tình hình phát triển các cơ sở hạ tầng sản xuất

- Giao thông

Đường bộ ở khu vực VQG Xuân Thủy phần lớn là hệ thống đường tạm chạy qua nền đầm lầy nên chất lượng công trình còn thấp. Gần 4 km đường trục I (nối đê Ngự Hàn với nhà môi trường) mới chỉ rải đá cấp phối mỏng gần 3 km. Về mùa mưa xe cơ giới qua lại rất khó khăn vì đường quá nhỏ lại lầy lội. Đoạn đê vành lược dài gần 9 km cốt đất còn thấp và mặt đường nhỏ, lại chưa được rải đá cấp phối nên đi tuần tra gặp nhiều khó khăn. Nói chung, chất lượng hệ thống đường bộ nội vi của VQG chưa hoàn chỉnh, không đáp ứng được việc quản lý VQG Xuân Thủy và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong VQG có sông Vọp, sông Trà và nhiều sông kênh nhỏ, du khách có thể đi thuyền nhỏ len theo dòng chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực còn rừng ngập mặn tốt nhất vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, giao thông đường thủy ở VQG Xuân Thủy còn phụ thuộc vào thủy triều, vào những ngày triều cạn việc đi lại thăm quan chim thú của du khách bằng đường thủy gặp rất nhiều khó khăn.

- Thủy lợi

Các xã vùng đệm đã xây dựng các công trình thủy lợi như hệ thống cống cấp II và cấp III nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước trên địa bàn. Các công trình thủy lợi được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: định canh định cư, vốn của tỉnh, huyện và đóng góp của người dân trong vùng bằng công lao động, để đào nạo vét kênh mương. Cho đến nay thì nhiều hệ thống đã bị xuống cấp hoặc cần

làm mới. Phần lớn hệ thống cần được nạo vết hoặc bê tông hóa mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất

- Hệ thống đầm tôm

Trong khu vực, bắt đầu từ cuối năm 1980. Ở vùng đệm có trên 2000 ha đầm tôm, phần hết ký hợp đồng đến hết năm 2011, trong đó có 4 đầm hết hạn vào năm 2004. Hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng tương đối ổn định. Người dân chủ yếu canh tác quảng canh cải tiến. Chủ đầm chủ yếu sử dụng thức ăn và con giống tự nhiên. Thời gian gần đây đã bổ sung con giống tôm sú và một ít thức ăn công nghiệp. Hiệu quả nuôi trồng chưa cao tuy nhiên tương đối ổn định (lợi nhuận bình quân khoảng 10 triệu đồng/ha/năm) Trong quá trình nuôi tôm các chủ đầm đã tỉa thưa rừng xuống dưới 50%. Đầm tôm là sinh cảnh của một số loài chim, nhưng thời gian gần đây số lượng chim về đầm giảm so với trước do các hoạt động nuôi trồng và khai thác đã gây nhiễu loạn chim.

- Bãi vạng

Các vây vạng được người dân khai thác và sử dụng từ năm 1990, hiện nay các vây vạng được chia nhỏ từ 2 – 5 ha, nguồn lợi từ các bãi vạng rất lớn. Năm 2004 ước tính bãi vạng chính là nơi sinh cảnh quan trọng nhất của các loài chim nước, đặc biệt với các loài chim quý hiếm đang đe dạo ở mức toàn cầu. Tình hình quản lý các bãi vạng không ổn định, phần lớn diện tích do người dân lấn chiếm và bán trao tay cho các chủ vây khác. Chính quyền địa phương và VQG Xuân Thủy chưa thực sự kiểm soát được hiện trạng nuôi trồng và khai thác ngao tại đây. Tình hình an ninh cũng khá phức tạp, đã phát sinh nhiều mâu thuẫn khá gay gắt giữa các đối tượng nuôi với nhau, với người khai thác tự do và với các cấp chính quyền. Nếu không có sự quản lý hợp lý thì sẽ làm mất đi sinh cảnh quan trọng của chim di cư, đồng thời làm mất đi một số nghề nuôi trồng và khai thác ngao vạng giàu tiềm năng của khu vực.

- Hệ thống nước sạch

Do vùng đầm lầy cửa sông ven biển nên nước sinh hoạt ở VQG Xuân Thủy còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước ngọt chủ yếu trông chờ vào nước mưa. Về

lâu về dài cần tạo ra nguồn nước sạch ổn định đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và du lịch ở VQG Xuân Thủy. Hiện nay, trung tâm hành chính dịch vụ VQG Xuân Thủy đang được đầu tư xây dựng một nhà máy nước sạch quy mô lớn.

- Hệ thống cấp điện và bưu chính viễn thông

Điện lưới, mới kéo tạm thời đến đê Ngự Hàn (ở khu tập trung dân cư) nên trạm kiểm lâm và hệ thống đầm tôm ở cồn Ngạn cũng chưa có điện lưới sử dụng Hệ thống thông tin liên lạc: cũng nhiều bất cập, đơn vị chưa trang bị Internet, máy fax và các phương tiện thông tin phục vụ cho nhu cầu làm việc và học tập của cán bộ công chức

4.1.2.2. Điều kiện xã hội

* Dân số và mật độ dân số

Năm xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy có 45.967 người, 11.464 hộ. Tại năm xã vùng đệm bình quân có 4 người/hộ. Rất ít số hộ có 9 - 10 người và có 3 hay 4 thế hệ sống chung trong một nhà. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng nhất, trung bình 1.189 người/km2. Xã có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1331 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 1023 người/km2.

- Tỉ lệ tăng dân số

Tỉ lệ tăng dân số của năm xã vùng đệm khá đồng đều, bình quân các năm là 1,2%.Trong năm 2002 số người sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn còn nhưng tập trung chủ yếu ở các gia đình theo đạo thiên chúa giáo

- Cơ cấu lao động

Nguồn nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại dịch vụ 2%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thủy sản chiếm 16,2% số lao động

Số người trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đệm là 23.412 người chiếm 50,7% dân số. Trong đó lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%). Trung bình mỗi họ có 2 người trong độ tuổi lao động.

Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16 - 44 chiếm 42,9% tổng dân số trong đó có khoảng 52% lao động nữ, đây cũng là lưc lượng lao động chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực Vườn Quốc Gia Xuân Thủy

4.2. Hiện trạng sử dụng đất vùng bãi bồi4.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 4.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Vùng đệm theo luận chứng được phê duyệt năm 1995 bao gồm phần đất còn lại của Cồn Ngạn được giới hạn bởi đê Vành lược và lạch sông Vọp với tổng diện tích 960 ha.

- Do diện tích vùng đệm cũ quá hẹp không đáp ứng được hết các chức năng của một vùng đệm. Vì vậy theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTG ngày 21 tháng 1 năm 2003 của thủ tướng chính phủ đã khẳng định vùng đệm của VQG Xuân Thủy có tổng diện tích 8000 ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn 960 ha (ranh giới từ phía trong đê biển - đê vành lược - đến lạch sông Vọp) diện tích bãi trong là 2.764 ha và diện tích của năm xã: Giao An, Giao Hải, Giao Long, Giao Lạc, Giao Thiện (huyện Giao Thủy) rộng 4.216 ha [2].

- Địa dư 5 xã vùng đệm vần là khu vực độc canh cây lúa. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh chậm, thời gian nông nhàn kéo dài, lao động dôi dư nhiều từ đó đã trực tiếp tạo sức ép khai thác tài nguyên lên vùng lõi.

- Bãi trong: phần đầm tôm trắng hiệu quả thâm canh thấp, rủi ro nhiều. Diện tích rừng ngập mặn mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với nông lâm thủy sản.

- Cồn ngạn: Những đầm nuôi tôm của rừng theo quảng canh cải tiến đạt hiệu quả tốt nhất (vì đầu tư ít thu nhập ổn định và ít rủi ro).

Đất đai của vùng đệm có thể chia thành các dạng chính: đất thổ cư, đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bãi bồi của rừng ngập mặn và một số ít đất còn ngập nước theo các sông lạch.

Đất thổ cư được cấu trúc theo mô hình sinh thái nhân văn VAC. Nhưng hiệu quả canh tác chưa cao vì còn quá manh mún. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu trồng hai vụ lúa nước có năng suất khá cao, do bình quân diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa và làm nông nghiệp không đủ sống. Vùng đất nuôi trồng

thủy sản bao gồm khu vực đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến rộng 2.000 ha và gần 300 ha nuôi hà quảng canh

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Vùng nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên là 15.100 ha bao gồm 7.100 ha vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy (đất nổi 3.100 ha; đất ngập nước 4.000 ha) và 8.000 ha vùng đệm vuờn quốc gia Xuân Thủy (bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, bãi Trong và 5 xã vùng đệm), việc quản lý, sử dụng đất tại đây có những đặc thù riêng, theo từng phân khu. Vùng lõi vườn quốc gia bao gồm hai phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là phần diện tích rừng ngập mặn ở đầu cồn Lu; phân khu phục hồi sinh thái là phần diện tích bãi bùn cát mới nổi cuối cồn Lu và diện cồn Ngạn từ đê Vành Lược trở ra sông Trà. Vùng đệm vườn quốc gia bao gồm ba khu vực: 5 xã vùng đệm; khu vực khai thác tích cực thuộc bãi Trong được giới hạn phía Bắc là đê quốc gia Ngự Hàn, phía Nam là sông Vọp; khu vực khai thác hạn chế thuộc phần còn lại của Cồn Ngạn đã được ngăn thành các ô thửa để nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tổng diện tích được thống kê theo cấp xã (5 xã và Cồn Lu, Cồn Ngạn) là 11.576,52 ha và diện tích mặt nước ven biển chưa được thống kê bao quanh vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy là 3523,48 ha. Phần diện tích tự nhiên của 5 xã hiện tại đã trở thành nơi sinh sống của cộng đồng địa phương và là nơi canh tác lúa nước truyền thống, khu vực bãi bồi thuộc vùng đệm, một phần đã được chuyển hoá thành khu NTTS quảng canh cải tiến, một phần diện tích được phục hồi lại rừng ngập mặn.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng cửa Ba Lạt theo đơn vị

hành chính STT Mục đích sử dụng đất Tổngdiện tích (ha) Cơ cấu (%)

Phân theo đơn vị hành chính (ha) Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải Cồn Lu Cồn Ngạn Tổng diện tích 15.100,00 100 1.180,54 820,56 704,67 757,74 555,11 11.081,38 1 Đất nông nghiệp 7.766,89 51,44 795,59 623,62 524,54 557,08 415,25 4.850,81

2 Đất phi nông nghiệp 2.270,71 15,04 384,51 187,51 179,26 197,08 139,42 1.182,93

3 Đất chưa sử dụng 974,74 6,46 0,44 9,43 0,87 3,58 0,44 959,98

4 Đất có mặt nước ven biển quan sát (MNVB) 4.087,66 27,07 4.087,66 -Đất có MNVB đã thống kê -Đất có MNVB chưa thống kê 564,18 3.523,48 3,74 23,33 564,18 3.523,48

Diện tích đất đang sử dụng và các bãi cát bùn mới nổi, mặt nước ven biển quan sát, bao bọc quanh vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy (nằm ngoài ranh giới hành chính là 3523,48 ha) đây cũng là một đặc thù riêng trong sử dụng đất của vùng cửa Ba Lạt. 5 xã vùng đệm chỉ chiếm 26,61%, các cồn bãi ngoài đê chiếm 73,39% diện tích đất tự nhiên của vùng cho thấy sức ép của khai thác sử dụng đất và nguồn lợi tự nhiên lên vùng bãi bồi ngoài đê bao gồm cả vùng lõi vườn quốc gia Xuân thủy là rất lớn. Năm 2010 cơ cấu đất phi nông nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng thấp (chủ yếu là sông suối và mặt nước chuyên dùng), theo xu hướng phát triển chung trong những năm tới cho thấy áp lực của việc giảm diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp cho phát triển hạ tầng trong thời gian tới là khá lớn.

4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Việc sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông, lâm nghiệp nói riêng đối với vùng bãi bồi cửa sông là rất nhạy cảm bởi tính phòng hộ của rừng ngập mặn chắn sóng, rừng phi lao chắn cát đối với vùng bãi bồi phía trong, đồng thời do là vùng lõi vườn qốc gia nên nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học là rất quan trọng. Thực trạng sử dụng đất vùng cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Bảng 4.4 Diện tích các loại đất nông nghiệp vùng cửa Ba Lạt năm 2010

Đơn vị tính: ha STT Loại đất theo mục đích sử dụng Tổng diện tích

Diện tích theo đơn vị hành chính Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải Cồn Lu Cồn Ngạn Tổng diện tích 7.766,89 795,59 623,62 524,54 557,08 415,25 4.850,81

1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.321,69 476,81 497,40 473,42 494,11 379,95 1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.103,10 430,93 442,33 424,5 453,50 351,79 - Đất trồng lúa 2.086,74 429,97 433,51 422,32 450,59 350,35 - Đất trồng cây hàng năm khác 16,36 0,96 8,82 2,23 2,91 1,44 1.2 Đất trồng cây lâu năm 218,59 45,88 55,07 48,87 40,61 28,16 2 Đất lâm nghiệp 2.360,71 2.360,71 2.1 Đất rừng đặc dụng 2.360,71 2.360,71 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.084,20 318,78 126,22 50,83 62,97 35,30 2.490,10 4 Đất nông nghiệp khác 0,29 0,29

Tuy nằm trong vườn quốc gia nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, vì vậy đất sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung tại 5 xã vùng đệm với hai loại chính là đất trồng cây hàng năm có hai loại hình chủ yếu là trồng lúa nước và cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây lâu năm trong vườn tạp như chuối, hồng xiêm, ổi....Đất chuyên trồng lúa nước được phân bố đều ở địa bàn 5 xã vùng đệm. Đất lúa kết hợp NTTS tập trung ở ngoài đê gần cửa sông thuộc xã Giao Thiện, trồng lúa vào mùa mưa và kết hợp nuôi tôm sú vào mùa kh ô. Đất trồng cây hàng năm khác chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là các cây rau như cà chua, đỗ, cần tây, cần ta, rau rút, cải bắp, xu hào....do chuyển đổi từ đất trồng hai vụ lúa sang hoặc trồng trên các vạt ruộng cao, nhiều nhất là ở xã Giao An, thấp nhất là ở xã Giao Thiện (Bảng 4.4).

Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường của vùng là rất quan trọng như chắn sóng, chắn gió, lọc nước và giữ đất cố định bãi bồi. Những năm gần đây việc bảo vệ và trồng dặm rừng được chú trọng đầu tư, toàn bộ là rừng đặc dụng với các cây rừng ngập mặn (RNM) chủ yếu sú, vẹt, trang, đâng, bần, đước.., tập trung ở vùng lõi vườn quốc gia thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (cồn Lu), phân khu phục hồi sinh thái (đầu cồn Ngạn) và một phần thuộc bãi Trong khu vực khai thác

tích cực. Đất NTTS tập trung phần lớn tại vùng bãi bồi với các loài thủy sản nước mặn như tôm, cua, ngao, vạng.., một phần nhỏ diện tích 7,62% (594,1 ha) được phân bố tại các ao đào trong nội đồng ngay giáp đê chủ yếu nuôi thủy sản nước lợ.

4.3. Chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu

4.3.1 Đặc điểm của loại hình sử dụng đất tại điểm nghiên cứu

* Khu vực vùng đệm

Các xã trong khu vực điều tra chủ yếu với các loại hình chuyên lúa, diện tích đất trồng rau và cây màu rất ít. Một số hộ có loại hình nuôi cá nhưng với diện tích rất nhỏ.

- Loại hình chuyên lúa

Loại hình chuyên canh lúa là loại hình phổ biến nhất của Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với khoảng 74% số lao động trong sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lúa. Các vùng chuyên trồng lúa như ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông cửu Long, ngoài ra con đồng bằng duyên hải miền Trung. Lúa cấy 2 vụ thường chọn những giống lúa dài ngày cấy vào hai vụ chính là vụ đông xuân và vụ mùa. Còn cấy 3 vụ là công thức chuyển đổi vào vài năm gần đây, giống lúa thường được ngươi ta chọn là những giống lúa ít ngày, cao sản. Độc canh cây lúa không còn mang lại thu nhập nhiều cho người dân nên nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồihuyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w