4.3.1 Đặc điểm của loại hình sử dụng đất tại điểm nghiên cứu
* Khu vực vùng đệm
Các xã trong khu vực điều tra chủ yếu với các loại hình chuyên lúa, diện tích đất trồng rau và cây màu rất ít. Một số hộ có loại hình nuôi cá nhưng với diện tích rất nhỏ.
- Loại hình chuyên lúa
Loại hình chuyên canh lúa là loại hình phổ biến nhất của Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với khoảng 74% số lao động trong sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lúa. Các vùng chuyên trồng lúa như ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông cửu Long, ngoài ra con đồng bằng duyên hải miền Trung. Lúa cấy 2 vụ thường chọn những giống lúa dài ngày cấy vào hai vụ chính là vụ đông xuân và vụ mùa. Còn cấy 3 vụ là công thức chuyển đổi vào vài năm gần đây, giống lúa thường được ngươi ta chọn là những giống lúa ít ngày, cao sản. Độc canh cây lúa không còn mang lại thu nhập nhiều cho người dân nên nhiều năm gần đây các loại hình độc canh cây lúa đã bị thu hẹp và chuyển đổi sang loại hình lúa - tôm ở những vùng đất trũng năng suất cây lúa thấp.
Các giống lúa người dân thường chọn là: 10 giống chất lượng cao như (OMCS 96, OMCS97, IR 62032, MTL 250…) 8 giống có triển vọng tăng năng suất cao (MN 68, ML4, TH 330, D98 - 17…) hạt giống thường được xử lý 2-3 ngày cho đến khi mọc mầm,trước khi đem đi gieo mạ hoặc gieo xạ. Nếu gieo mạ để một thời gian cho mạ cứng cáp mang đi cấy, còn gieo xạ khi hạt nảy màm thì đem gieo trực tiếp.
Làm đất: Tiến hành vệ sinh trên, xung quanh ruộng, diệt cỏ dại, thu gom rơm rạ… để diệt nguồn sâu bệnh. Cày sâu 15 - 20cm, bừa kỹ, nhuyễn và san bằng phẳng mặt ruộng. Tùy theo tình hình thời tiết và hệ thống thủy nông mà có thể cày
ải hoặc cày dầm. Cày ải hoặc cày dầm đều có tác dụng làm thông thoáng cho đất, phá vỡ các mạch mao dẫn xủa đất đẻ hạn chế sự bốc hơi nước, giúp các chất hữu cơ trong đất phân giải dễ dàng hơn, làm cho đạm khó tiêu trong đất thành đễ tiêu đối với cây lúa, diệt được các loài sâu bệnh trong đất.
Bón phân: với canh tác hai vụ thì lượng phân bón chăm sóc cho 2 vụ hè thu (vụ mùa) và vụ đông xuân là khác nhau
Tưới nước: ngay trước khi xuống giống cần rút cạn nước ruộng, làm phẳng ruộng tránh nước đọng, tạo rạch nhỏ để thoát nước. Phòng trừ cỏ dại. Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sủ dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius10 WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC,OK 720DD, Facet 25SC…. Và phòng trừ sâu bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá .
Thu nhập từ mô hình chuyên lúa, người dân ở đây cấy 2 vụ lúa/năm và phụ thuộc vào độ mặn của đất. Với năng suất 5 – 6 tấn/ha/vụ, thu nhập từ 30 đến 33 triệu đồng/ha/năm.
- Loại hình nuôi cá: Cá được nuôi trong ao với các hình thức: Bán thâm canh,
thâm canh, thả ghép nhiều loại cá với nhau. Thường người dân chọn mô hình thả nhiều loại cá với nhau với số vốn đầu tư ít hơn nuôi bán thâm canh và thâm canh. Các loại cá thả ghép với nhau có thể là: cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi… ao nuôi phải được thiết kế phù hợp với mật độ cá và các loại cá thả trong ao. Ao nuôi ghép có diện tích 500 – 2000 m2, có độ sâu từ 1.5 - 2 m là phù hợp. Nguồn nước dùng trong ao là nước thủy nông hoặc nước ngầm… đáy ao tốt nhất là đất thịt hoặc cát bùn có đô dày 20 - 30cm, đáy ao phải bằng phẳng. Ngoài ra trước khi thả cá cần bón phân tạo màu nước cho ao và tạo điều kiện thức ăn cho cá sau này với liều lượng: 20 - 30kg phân hữu cơ/100 m2, 03 - 0,4kg đạm hoặc phân ure/100m2, cá giống thường được thả vào hai vụ chính: Vụ xuân tứ tháng 2 - 3, vụ thu từ tháng 8 - 9 trừ cá rô phi không thả vào vụ thu.
+ Ao nuôi mè trắng là chính: Mè trắng 60%, mè hoa5%, trắm cỏ 3%, trôi 25%, chép 7%
+ Ao nuôi rô phi và cá Mrigal là chính: Rô phi 30%, Mrigal 25%, trôi 20%, mè trắng 10%, mè hoa 5%, trắm cỏ 3%, chép 7%
Thu nhập từ mô hình nuôi cá khá cao 40 – 45 triệu đồng. * Khu vực khai thái tích cực
- Tại khu vực khai thác tích cực thuộc địa phận xã Giao Xuân, người dân đã chuyển đổi 1 phần diện tích nuôi tôm cua, rau câu sang nuôi ngao vạng. Trong thời điểm điều tra, các chủ đầm nuôi đã cải tạo diện tích đầm để phục vụ cho vụ nuôi mới
- Một phần diện tích đầm nuôi thuộc địa phận xã Giao Lạc, giáp với xã Giao Xuân cũng được chuyển sang nuôi ngao vạng
- Khu vực địa phận xã Giao Thiện với các loại hình nuôi tôm - cua - rau câu, và loại hình nuôi tôm lúa cho thu nhập cao.
* Khu vực khai thác hạn chế
Người dân ở khu vực này chủ yếu áp dụng các loại hình nuôi ngao, vạng và trồng rừng phòng hộ. Diện tích rừng phòng hộ có xu hướng tăng nên so với những năm trước.
* Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt
Vẫn có các chủ đầm nuôi tôm cua, nhưng năng suất không được cao do không được phép cải tạo.
- Một số đặc điểm chung của các loại hình nuôi trồng thủy sản
+ Đăc điểm và phân bố: Do ngao vạng có khả năng chịu mặn cao và sống ở đáy nên được người dân phát triển loại hình này ngoài các bãi cát sát bờ biển và phân bố sâu trong bãi (do người dân chuyển đổi loại hình tôm cua rau câu sang nuôi ngao vạng). Các ao/đầm thuộc loại hình tôm lúa phân bố phía sâu trong bãi và nằm về phía gần sông Hồng để lấy nguồn nước này cung cấp cho lúa. Các ao/đầm thuộc loại hình tôm cua rau câu và tôm rừng phân bố từ giữa bãi đến khu bảo tồn nghiêm ngặt, được cung cấp nước từ sông Vọp và sông Trà.
Trong các loại hình nuôi trồng thủy sản thì tôm là sản phẩm mạng lại giá trị kinh tế cao nhất nên hầu hết các chủ đầm đều lấy tôm là đối tượng nuôi chủ yếu (trừ loại hình nuôi ngao, vạng). Mật độ thả tôm giống của các ao/đầm khác nhau rất nhiều và dao động trong khoảng 1 – 2 vạn con/ha.
+ Năng suất, sản lượng
Thu nhập từ loại hình nuôi tôm: theo quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010, năng suất nuôi tôm đạt trung bình 280 kg/ha/năm. Diện tích các đầm nuôi tôm là 1.956 ha. Với mức giá bán là 155.000 đồng/kg thì thu nhập bình quân nuôi tôm khoảng 84.862.500 đồng.
Thu nhập từ nuôi ngao, vạng, diện tích các bãi ngao vạng 450 ha. Năng suất bình quân đạt 30 tấn/năm. Giá bán 14.500 đồng/kg, thu nhập khoảng 168.833.000 đồng. Thu nhập từ các nguồn khác, ngoài con tôm cho thu nhập khá cao, người dân ở đây có nguồn thu nhập từ nuôi cua hay thả rau câu trong các đầm nuôi tôm…
+ Tình hình dịch bệnh
Trạng thái nhiệt độ không khí xuống thấp, nhiệt độ nước theo ngày đêm dao động lớn,…kéo dài từ đầu năm đến cuối tháng 3 dương lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của nuôi tôm và tác động xấu đến diễn biến môi trường ao nuôi. Đây là nguyên nhân chính dẫn dến dịch bệnh tôm.
Biện pháp: Nhất thiết phải hình thành sớm và đi vào hoạt động các nhóm cộng đồng của người nuôi tôm đối với diện tích có chung điều kiện nuôi (liền kề nhau, có chung hệ thống nước,…) nhằm mục đích đua các hoạt động cơ bản trong quá trình sản xuất (thời điểm cải tạo ao, xuống giống, cấp thoát nước, phòng trị bệnh,..) được tiến hành một cách đồng bộ góp phần quan trọng đối với phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh do vi rút như bệnh đốm trắng,…
+ Về thức ăn cho tôm: Nguồn thức ăn được sử dụng rất phong phú, thức ăn công nghiệp, cá luộc và dắt luộc, thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Nhìn chung có hai chế độ ăn:
con trong nửa tháng, hoặc thức ăn tự chế biến như cá luộc, dắt luộc nghiền nhỏ. Khi tôm trưởng thành: Hầu như để tôm tự kiếm ăn trong tự nhiên, trong một số trường hợp người dân vẫn cho ăn thêm nhưng không xác định rõ khối lượng cho ăn.
+ Về phân bón cho lúa: Các mô hình nuôi tôm lúa sử dụng phân bón cho lúa chủ yếu là phân hữu cơ (phân chuồng) với lượng ít do không đủ phân, các loại phân bón hóa học không sử dụng vì sẽ làm ảnh hưởng đến vụ nuôi tôm tiếp đó.
4.3.2. Chất lượng đất của một số loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Giao Thủy
4.3.2.1 Các chỉ tiêu độ mặn của đất
Kết quả phân tích các chỉ tiêu độ mặn của đất trên các loại hình sử dụng đất được thể hiện trong bảng 4.5
Bảng 4.5 Một số đặc trưng mặn trong đất của các loại hình sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thủy
STT Tên mẫu Loại hình sử dụng đất pH KCL EC (mS/cm ) TSM T Cl- SO42- % 1 GL 10 Chuyên lúa 6,14 0,27 0,13 0,07 0,009 2 GT 05 Chuyên lúa 6,56 0,45 0,16 0,08 0,011 3 GT 06 Chuyên lúa 6,30 0,48 0,15 0,08 0,01 4 GT 07 Chuyên lúa 6,26 0,45 0,15 0,07 0,01 5 GX 03 Chuyên lúa 6,52 0,55 0,19 0,10 0,013 6 MH 20 Chuyên lúa 5,92 0,35 0,12 0,06 0,008 7 026 - MH19 Ngô 6,39 0,47 0,15 0,08 0,01 8 028 - MH17 Cá 6,62 0,70 0,25 0,13 0,02 9 MH 21 Tôm 6,87 3,15 0,98 0,48 0,06 10 021- KC6 Tôm 6,82 3,20 1,01 0,51 0,07 11 009 - MH5 Tôm cua 7,23 3,68 1,28 0,65 0,09
12 002 - MH1 Tôm cua, rau câu 6,76 3,93 1,32 0,67 0,09
13 003 - MH2 Tôm lúa 6,63 3,70 1,20 0,60 0,08
14 GT 01 Ngao vạng 7,36 2,71 0,86 0,44 0,06
16 KC8 Ngao 7,59 3,28 1,04 0,53 0,07 17 013 - MH9 Vạng 7,61 2,54 0,75 0,38 0,05 18 MH 30 Vạng 7,36 2,20 0,68 0,34 0,04 19 KT 016 Vạng 7,22 2,18 0,65 0,33 0,04 20 Mẫu A1 Rừng - tôm 6,93 7,30 2,71 1,37 0,19 21 019 - KC10 Rừng - tôm 6,67 3,33 1,10 0,56 0,07 22 020 - NT2 Rừng - tôm 6,84 3,04 0,85 0,43 0,06 23 011- MH11 Rừng phòng hộ 6,85 3,95 1,31 0,66 0,09 24 XT 39 Rừng phòng hộ 7,10 1,67 0,48 0,25 0,03 25 GT 13 Rừng ngập mặn 6,92 3,13 0,92 0,47 0,06 Qua bảng 4.5 có nhận xét:
* Giá trị pHKCL của các mẫu đất dao động từ 5,92 (ở loại hình chuyên lúa - mẫu MH 20) đến 7,61 (ở khu vực nuôi vạng). Giá trị pHKCL thấp nhất là 5,92. Cao nhất là 7,61 và có giá trị pHKCL trung bình là 6,84. Tại các loại hình sử dụng đất thì pH thấp nhất ở các ruộng lúa dao động từ 5,92 đến 6,56, và cao nhất ở các loại hình nuôi vạng 7,61. Các loại hình rừng tôm có pH trung tính (từ 6,67 đến 6,93), loại hình rừng phòng hộ cũng có pH trung tính (từ 6,85 đến 7,10). Nhìn chung pH của các loại hình sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thủy có pH chua ít đến trung tính. * Hàm lượng tổng số muối tan (TSMT) dao động từ 0,12% đến 2,71%. Hàm lượng TSMT thấp nhất ở loại hình chuyên lúa và cao nhất ở loại hình rừng tôm. Ở loại hình rừng tôm hay đất rừng ngập mặn giá trị TSMT cao do vị trí lấy mẫu, còn như loại hình tôm lúa thì do nguồn cung cấp nước chủ yếu từ sông Hồng nên Giá trị TSMT thấp hơn so với loại hình tôm cua, rau câu, loại hình tôm rừng được cung cấp nước từ sông Vọp và sông Trà. Các loại hình nuôi ngao, vạng có cấp hạt chủ yếu là cát nên khả năng giữ lại muối tan kém, trong khi các loại hình tôm lúa, tôm cua rau câu lại có cấp hạt mịn nên khả năng giữ muối cao, các loại hình chuyên lúa có TSMT thấp do nằm trong địa phận xã nên chịu ảnh hưởng của nước biển ít hơn.
* Độ dẫn diện (EC) của các mẫu đất dao động trong khoảng 0,27 mS/cm (chuyên lúa) đến 7,3 mS/cm (loại hình rừng tôm). Các loại hình chuyên lúa có EC thấp từ (0,27 mS/cm đến 0,55 mS/cm), loại hình nuôi cá có EC cao hơn so với các loại hình chuyên lúa. Các loại hình nuôi ngao vạng có EC khá cao (từ 2,18 mS/cm đến 3,28 mS/cm). Sự có mặt của các hạt phù sa lắng đọng và một phần muối tan trong nước khá cao cho nên EC của loại hình rừng tôm là lớn nhất. Lý do này giải thích giá trị EC của các loại hình nuôi ngao, vạng hay loại hình tôm cua, rừng phòng hộ cao, trong khi đó các loại hình chuyên lúa hay loại hình nuôi cá (mẫu 028 - MH17) có EC thấp. Giá trị EC xác định được hoàn toàn phù hợp với hàm lượng TSMT như đã phân tích ở trên.
* Hàm lượng Cl- dao động trong khoảng 0,06% đến 1,37%. Thấp nhất ở loại hình chuyên lúa (0,06%) và cao nhất ở loại hình rừng tôm (1,37%). Giá trị Cl- ở các loại hình chuyên lúa thấp hơn so với loại hình lúa tôm, do quá trình lấy nước vào ruộng cũng ảnh hưởng tới giá trị của Cl- trong các mẫu đất. Hàm lượng Cl- ở các loại hình chuyên lúa thấp nhất do sự phân bố ở trong vùng đệm nên ít ảnh hưởng của nước biển.
Theo thang đánh giá ở bảng 1 (thang đánh giá mức độ mặn của hội Khoa học đất – Pedology Soil Science) thì các loại hình chuyên lúa ở mức độ mặn ít (hàm lượng Cl- dao động từ 0,06% đến 0,1%), loại hình nuôi cá và trồng ngô cũng ở mức mặn ít. Các loại hình nuôi trồng thủy sản như: loại hình tôm lúa, loại hình nuôi tôm, loại hình rừng – tôm đều ở mức mặn nhiều. Loại hình nuôi ngao, loại hình nuôi ngao vạng và loại hình nuôi vạng hàm lượng Cl- có sự khác nhau theo từng loại hình sử dụng, cao nhất là loại hình nuôi ngao (0,53%) và thấp nhất là loại hình nuôi vạng (0,33%), loại hình rừng phòng hộ hàm lượng Cl- ở mức độ mặn nhiều. Nhìn chung các loại hình nuôi trồng thủy sản đều ở mức độ mặn nhiều do ảnh hưởng trực tiếp từ nước biển.
* Hàm lượng S042- dao động trong khoảng 0,008% (ở loại hình chuyên lúa) đến 0,19% (ở loại hình rừng - tôm). Hàm lượng S042- thấp nhất vẫn ở các loại hình chuyên lúa và cao nhất vẫn ở loại hình rừng tôm.
So sánh hàm lượng của Cl- và của SO42- trong đất ta thấy hàm lượng của Cl- luôn có xu hướng lớn hơn hàm lượng SO42-, điều này cho thấy tính chất mặn Clo của đất trong khu vực nghiên cứu và độ mặn của đất chịu tác động chủ yếu từ nước biển theo các con sông dẫn vào.
4.3.2.2 Các chỉ tiêu về dinh dưỡng
Bảng 4.6 Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất của các loại hình sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thủy
STT Tên mẫu
Loại hình sử dụng đất
OM N P2O5 K2O Ntp P2O5
% mg/100g đất 1 GL 10 Chuyên lúa 2,98 0,17 0,19 1,87 1,75 8,48 2 GT 05 Chuyên lúa 3,12 0,20 0,13 2,11 1,75 8,66 3 GT 06 Chuyên lúa 3,40 0,20 0,16 2,27 2,62 12,00 4 GT 07 Chuyên lúa 3,50 0,20 0,15 2,01 2,45 8,74 5 GX 03 Chuyên lúa 3,22 0,19 0,14 2,00 1,40 7,50 6 MH 20 Chuyên lúa 3,41 0,20 0,18 2,26 2,10 13,56 7 026 - MH19 Ngô 2,91 0,17 0,15 1,82 2,97 11,58 8 028 - MH17 Cá 1,57 0,10 0,12 1,88 6,12 7,93 9 MH 21 Tôm 1,79 0,10 0,12 2,28 2,27 8,48 10 021- KC6 Tôm 2,50 0,15 0,14 2,05 5,25 8,72 11 009 - MH5 Tôm cua 1,02 0,05 0,11 1,76 1,75 6,15