Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn thi luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài

Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài là lối tự sự mang tính khách quan, phản ánh thế giới hình tượng thông qua viê ̣c miêu tả các hoa ̣t đô ̣ng bên ngoài như ngoa ̣i hình, lời nói, hành đô ̣ng, các mối quan hê ̣… Người kể chuyê ̣n luôn giữ mô ̣t khoảng cách nhất đi ̣nh đối với truyê ̣n kể, luôn cố gắng giữ bí mâ ̣t cho truyê ̣n nhường phần suy đoán cho đô ̣c giả.

Tác giả không đưa ra những suy đoán, phán xét cá nhân cũng không can thiê ̣p vào tâm tư suy nghĩ của nhân vâ ̣t trong truyê ̣n. Vì thế, truê ̣n không xuất hiê ̣n những chi tiết thiên về miêu tả nô ̣i tâm hay những đoa ̣n trữ tình ngoa ̣i đề. Người kể sẽ cho ̣n lựa những chi tiết, sự kiê ̣n đắt giá để các nhân vâ ̣t trong truyê ̣n tự thể hiê ̣n bản thân mô ̣t cách hiê ̣u quả nhất, người kể chuyê ̣n chỉ làm nhiê ̣m vu ̣ kể la ̣i những gì mắt thấy tai nghe. Hình thức tự sự này xuất hiê ̣n không nhiều trong cá tác phẩm của Nguyễn Thi.

Chẳng ha ̣n trong Chuyện xóm tôi, tác giả lại đóng vai trò dẫn chuyện, không tham gia vào câu chuyện. Lúc này, người kể quan sát cảm nhận kể lại qua điểm nhìn cá nhân, từ đây câu chuyện diễn ra hết sức tự nhiên “Tính cả tuổi con nằm trong bụng mẹ nữa. Đực và Bỉnh mới được năm tuổi. Nhà hai chú bé cách nhau có một bờ dừa. Đực hơn Bỉnh ở chỗ biết chăn con bò nghé mẹ mới mua nhưng lại thua ở chỗ hay đái dầm. Còn Bỉnh thì nổi tiếng vì leo chùm ruột té không khóc, được chị Hai khen là gan, nhưng thua một điểm còn nói ngọng”. Điểm nhìn của người kể chuyện tập trung vào tính trẻ con ngây thơ của hai đứa trẻ nhỏ và còn tập trung vào ý nghĩ muốn đi đánh giặc của chúng, muốn mau lớn để như các chị, các anh “Đực đi chơi với các anh du kích. Các anh quàng vào vai Đực cây súng bá đỏ au mà theo Đực thì nó rất nặng nhưng Đực không muốn trả lại các anh ấy. Một buổi sáng, Đực ôm cổ mẹ:

-Cho con đi tân binh má à.

-Người mày có một khúc mà đi đâu? -Con ăn cơm ít hôm rồi nó lớn mừ… -Ờ rán ăn cơm nhiều nhiều rồi má cho đi.

Chiều đó, Đực ăn cơm mãi, cái bụng đã chang bang lại chang bang thêm, má phải xin.”

Nhân vật người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện mà đứng bên ngoài với điểm nhìn khách quan kể lại, dẫn dắt sự việc, nêu cảm xúc của mình một cách gián tiếp qua ý nghĩ hành động của nhân vật: “Nghe hai bà

mẹ ngồi kể chuyện, Bỉnh, Đực hiểu rằng cha đã chết, chắc cha không về nhà nữa. Hai người bị thằng Phòng bắn nằm gác chân bên nhau, tay bị trói chung và cổ bị cột chung một sợi dây luộc lớn.

Đực, Bỉnh chưa biết cha, nhưng lại hiểu rõ thằng Phòng. Chuyện cha chỉ có mẹ và chị kể còn chuyện thằng Phòng và bọn nó, cả xóm cả xã, cả mấy xã đều kể. Thằng giặc vô hình, mỗi buổi chiều Đực và Bỉnh rượt đánh trên bờ mẫu đó là thằng Phòng”.

Như vậy, đồng nghĩa với quá trình hình thành và biến đổi hình tượng người kể chuyện là sự xuất hiện và biến đổi linh hoạt của đểm nhìn trong truyện. Người kể chuyện mang trong mình sứ mạng nhân vật và cả người kể chuyện. Vì vậy, điểm nhìn luôn thay đổi để có tính khách quan, đa dạng và đầy đủ hơn.

Trong Hai cha con người chính ủy, tác giả cũng không tham gia vào câu chuyện nhưng thực ra đã biết hết và kể lại những gì mắt thấy tai nghe:

“Cái đồn giặc ở ngoại ô thị xã có một lô-cốt chính cao ba tầng. Những buổi trời chiều đỏ rực, người ta vẫn thấy hiện lên hai cái đầu người và hai họng súng máy đen trùi trũi.

Đó là hai tên lính ngụy gác cố định trên lô-cốt. Theo như lời bọn lính đồn đại ra ngoài dân chúng, hai tên đó quả rất lợi hại. Không những chúng có thể nhìn được xa mà vì rất tinh mắt, chúng lại có tài bắn rất giỏi, trăm phát trăm trúng”. Nhân vâ ̣t người kể chuyê ̣n như biết hết, chứng kiến hết nhưng la ̣i ẩn tàng khi kể:

“Như thường lệ, Răng Vàng thử trước. Rỗ thử sau, vài trăm viên đạn ria lên ngọn cây, hoa phượng bay lả tả xuống mặt đường như những giọt máu”. Người kể chuyện với điểm nhìn trần thuật ở bên ngoài, để cho sự việc diễn tiến một cách tự nhiên, khơi dậy trong lòng người đọc bao suy tư “Chưa bị nhân dân hỏi tội nên cuộc sống của chúng cứ đều đều trôi qua như vậy: thử súng, đánh bạc, gọi tên cha tên mẹ của nhau ra mà chửi” và người kể vẫn tiếp tu ̣c ma ̣ch tự sự với thái đô ̣ có vẻ khách quan:

“Cuộc sống tạm gọi là bình thường của chúng cũng có một phen xáo động. Đó là việc cô bé của chúng ta…Chúng khoái chí thấy cô bé làm đổ cả rá cơm vì với một cành hoa còn mắt lủng lẳng ở trên cành. Thấy cảnh ấy, hơn bao giờ hết, chúng lại cảm thấy tài nghệ xuất sắc của mình và cho đó là một lời khen hơn tất cả mọi lời khen mà bọn lính đã từng nói một cách ghen tị về tài bắn của chúng”. Người kể chuyện dường như đã đọc được ý nghĩ đen tối của tên Răng Vàng và tên Rỗ trong truyện để nói với người đọc rằng “một hôm chúng bỗng phát hiện ra con bé đó đẹp! Qua ống viễn kính, Răng Vàng phát hiện trước. Hắn lắp bắp nói rằng sau này lớn lên con bé đó đẹp như nàng tiên, một cái liếc mắt cũng có thể làm lụy cả đời người anh hùng. Tên Rỗ không thấy giống tiên lắm, hắn gật gù hồi lâu bỗng kết luận rằng da con bé quả trắng như da tấm bánh. Cuối cùng cả hai đều thống nhất đó là một sắc đẹp. Đẹp như tấm bánh giò hoặc đẹp như nàng tiên cũng là đẹp. Tiếp theo sự ca ngợi thì lòng tham bỗng nổi lên: một tên muốn ăn cái bánh, một tên muốn lấy nàng tiên”. Nhà văn đã tự sự theo ngôi thứ nhất nhưng ẩn tàng, không tham gia vào câu chuyện, tự sự bằng cách di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài đến bên trong để “đọc” suy nghĩ của nhân vật, giúp người đọc dễ dàng nhận ra sự việc sắp xảy ra. Tính cách và tâm địa của hai tên lính ngụy đã được phơi bày qua điểm nhìn bao quát của tác giả.

Lại có sự xuất hiện của tên đồn trưởng, câu chuyện chuyện được diễn tiến thật bất ngờ “Hai tên lính sắp sửa trổ tài, tên đồn trưởng bỗng ngăn lại. Nó hỏi lúc nào thì con bé đến – Kẻ thù của chúng mày mấy giờ thì đi ngang ? Nghe câu hỏi đó, cả hai tên lính đều trố mắt ra nhìn”. Sự tàn bạo của những bọn người khát máu được kể “Tên lính hám ăn nâng súng lên trước. Tên kia sau . Cả hai tên cùng một lúc phải bắn trúng vào một chỗ do tên đồn trưởng quy định. Đó là bàn chân phải hay nhảy chân sáo của cô bé”. Truyê ̣n như mô ̣t bản án đối với những bo ̣n người dã man, đa ̣i diê ̣n cho cái ác đồng thời còn là niềm cảm thông la ̣ lùng trước cái đe ̣p, cái thiê ̣n. Hai hình ảnh trái ngược nhau như ánh sáng và bóng tối, cái đe ̣p lẫn cái xấu được tác giả kể với gio ̣ng điê ̣u

bình tĩnh, nhe ̣ nhàng nhưng vẫn có sức tố cáo ma ̣nh mẽ. Đây chính là da ̣ng thức tự sự thành công của nguyễn Thi.

Trong Những sự tích ở đất thép tác giả đã tham gia vào câu chuyện và ghi nhận đầy đủ những kiện đã xảy ra trên mảnh đất Củ Chi anh hùng. Trước hết là lời kể trực tiếp của tác giả “Pháo vẫn nổ phía trước. Mỗi ngày giặc Mỹ tưới không biết bao nhiêu miểng bom đạn xuống đây”, “Tôi chưa đến xã Bến, quê hương của Cần và cô gái nhưng tôi biết ở đó là vành đai diệt Mỹ, hàng ngày đang xảy ra những trận chiến đấu ác liệt”. Tội ác của bọn giặc Mỹ đã gây ra trên mảnh đất này được kể lại qua dòng hồi tưởng của nhiều nhân vật “Bà con cứ thấy Cần là nhớ đến chuyện chuẩn bị đánh Mỹ. Đánh cái quân ôn dịch đó! Chứng như một thằng ăn cướp đã cầm sẵn dao gầm gừ ngoài sở cao su rìa làng. Trước đây, dường như chúng chỉ phóng dao qua cửa sổ để giết người này, đốt nhà người nọ nhưng bây giờ thì chúng sắp sửa thò cả hai chân vào giữa xã, vung dao lên định giết tất cả . Lòng trung thành với quê hương đất nước và thái đô ̣ căm thù đối với bo ̣n giă ̣c Mỹ của nhân dân ở vùng đất Củ Chi đươ ̣c bô ̣c lô ̣ qua cách nói mô ̣c ma ̣c vui nhô ̣n của bà Bảy Tưa “Tao không biết cái thằng Mỹ nó mă ̣t tròn mă ̣t méo, mă ̣t ngang mũi do ̣c ra sao nhưng miếng cây cửa chuồng heo nhà tao cũng giết được nó thì tao coi nó cũng chẳng ra cái ôn đồ gì”.

Những sự viê ̣c dường như rời ra ̣c nhưng được xâu chuỗi la ̣i qua cái nhìn bao quát của tác giả – người kể chuyê ̣n xưng tôi có tham gia vào câu chuyê ̣n, ghi chép la ̣i những con người, sự viê ̣c đã xảy ra nơi đất thép. Mỗi nhân vâ ̣t đều có cách nghĩ cách hành đô ̣ng và biểu hiê ̣n khác nhau nhưng đã góp phần ta ̣o nên những sự tích anh hùng của vùng đất vành đai sống dưới vòng cương tỏa, kềm ke ̣p của đế quốc Mỹ. Anh Sáu Trớ, chú Tư Râu, chi ̣ Hai Chung, cô Gần, anh Cần… tất cả đều chung lòng, quyết tâm hăng hái đối mă ̣t với kẻ thù để tiêu diê ̣t chúng “Đó là niềm tự hào được đánh bo ̣n giă ̣c Mỹ đang dùng súng phun lửa vào chiếm nơi đây. Cái bo ̣n dã man đó, chúng là những thằng như thế nào mà dám làm như vâ ̣y?”. Chiến công của nhân dân Củ Chi

đươ ̣c kể thâ ̣t go ̣n “Tối hôm đó, bo ̣n Mỹ gom xác, rút về căn cứ ở bên kia đồng. Đó là mô ̣t trong những ngày li ̣ch sử của xã Ha ̣. Vành đai đã thành hình dần bằng những trâ ̣n như vâ ̣y”. Với cách kể này, Nguyễn Thi đã khẳng đi ̣nh mô ̣t điều rằng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liê ̣t, người dân Củ Chi vẫn sống kiên cường, ung dung, đàng hoàng và sẵn sàng đối mă ̣t với kẻ thù.

Trong tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa, những nhân vâ ̣t đa ̣i diê ̣n cho kẻ đi ̣ch xuất hiê ̣n khá đông, mỗi tên mô ̣t vẻ và tâm đi ̣a bản chất của chúng được tác giả cho tự bô ̣c lô ̣ hết sức rõ nét cu ̣ thể, sinh đô ̣ng. Chúng có tên go ̣i, có ngoa ̣i hình, hành đô ̣ng cử chỉ, lời nói hết sức đa da ̣ng và điển hình cho bo ̣n tay sai: tên đa ̣i diê ̣n Hiếm, cảnh sát Âu, vợ chồng chủ ấp Ba Sồi, Ba Kỳ, Hai Mâ ̣t…

Nguyễn Thi không cần bình luâ ̣n, chỉ kể và tả la ̣i sự viê ̣c mô ̣t cách khách quan cũng để cho người đo ̣c nhâ ̣n ra bản chất của từng tên mô ̣t.

Trong công sở, đa ̣i diê ̣n Hiếm bé choắt trước cái mă ̣t bàn to, đôi mắt to trũng sâu, mă ̣t luôn nhăn nhó, với bô ̣ bà ba trắng xác như giấy. Lời ăn tiếng nói của hắn tỏ ra uy quyền nhưng bao giờ cũng cố ôn tồn, nhỏ nhe ̣: “Ông bà cha chúng nó mà ông nói vâ ̣y thì tôi là kẻ thiên ha ̣ làm sao tôi dám bảo lãnh cho nó?”, “Trăm ho ̣ trăm ý vâ ̣y nên mới đă ̣t luâ ̣t lê ̣. Ông nói không làm thì bên kia người ta cũng nói người ta không làm. Không lẽ tôi đứng cửa giữa quyền hành gì mà tôi đòi Bắc công nó trả con cho mấy ông, cha me ̣ có con hư thì phải chi ̣u cực chút chớ”, “Tôi còn làm đa ̣i diê ̣n cho cái xã này thì bà con cứ vững bu ̣ng. Nhân di ̣p bữa nay ông lên, tôi nói với ông chuyê ̣n năm công đất cho rồi…Ông cứ ngồi yên nghe tôi nói coi lợi cho ai đã chớ?... Du ̣ đất ban từ đầu màu nước đu ̣c tới nay cũng là mấy tháng rồi… Ông cứ ngồi yên để tôi nói ca ̣n, đă ̣ng coi ra sao? Viê ̣t cô ̣ng nó cho ông năm công đất từ hồi Tây. Nói ông bỏ lỗi mấy người đó quần vợ ho ̣ có rách ho ̣ cũng để cởi truồng có ruô ̣ng đâu làm cho ông? Đất đó thực thu ̣ đất ông Bảy Kiê ̣t… Nói thiê ̣t với ông, chủ đất không ai muốn bán, ho ̣ muốn đòi la ̣i tất nhưng chánh phủ bắt ho ̣ phải bán. Ho ̣ đang sanh giă ̣c với chánh phủ trên Sài Gòn kia. Chánh phủ cương quyết

ép ho ̣ phải nhượng bô ̣ bà con nông nghê ̣ mình”. Người đo ̣c có thể nhâ ̣n ra tính tráo trở, khôn ranh của tên đa ̣i diê ̣n Hiếm, mô ̣t mă ̣t đứng về phía chính quyền Mỹ Diê ̣m đòi cướp ruô ̣ng đất của nhân dân mô ̣t mă ̣t ra vẻ thương tình, thấu hiểu và cảm thông. Với lối kể khách quan, tác giả đã cho người đo ̣c dự đoán đươ ̣c sự tình qua lời nói của ông Tư Trầm – thuô ̣c gia đình bảng đen ở xã Trung Nghĩa: “Tôi không biết chữ, tôi không đo ̣c được du ̣. Nồi cơm tôi chỉ có bấy nhiêu đó, ai cho thì tôi nhớ ơn, ai cướp đi thì nói ông bỏ lỗi, thân già này chống!”

Đa ̣i diê ̣n Hiếm cố tránh mo ̣i sự mất lòng, đổ tiếng ác, tô ̣i ác, thù hằn cho tên cảnh sát Âu cu ̣c cằn thô lỗ. Hắn là mô ̣t công cu ̣ thừa hành quyền của chính quyền Mỹ Diê ̣m, cướp la ̣i ruô ̣ng đất cho bo ̣n nhà giàu Bảy Kiê ̣t, Ba Sồi nhưng không khỏi giâ ̣t mình trước thái đô ̣ kiên quyết của bà Tư Trầm, trước câu hát ru con vu vơ của chi ̣ Hai Khê “mai kia phượng đáo về đình…”.

Mụ vợ Ba Sồi luôn miệng bảo ăn chay, không muốn mang tiếng ác vào mình nhưng đến khi không dỡ nhà cướp đất của chị Hai Khê được thì “mụ Ba Sồi nuốt nghẹn đứng trơ ra đó. Và đột nhiên, mụ quày quả, mụ chửi thằng chồng ở bên kia là đồ hèn nhát, chửi lão đại diện là đồ ngu đần, mụ cho hai đứa ăn những của thật dơ bẩn. Mụ xông tới lay lay cây cột nhà, cột nhà không chuyển. Mụ ra nắm từng mảng lá lợp nhà tôi xuống, bụi bay vào mắt mụ … Mặt mụ bừng bừng. Mụ đang cảm thấy mình mất một vật gì ghê gớm, một cánh tay, một phần xương thịt, mụ phải đòi lại, mụ phải làm chủ đất này, chủ cái nền nhà này. Mụ phải chặt hết phá hết lên bờ trở lại, trồng chuối, trồng cam, trồng tất cả những gì mụ muốn”.

Tên cảnh sát Âu như một sự bổ sung cho đại diện Hiếm, chúng có biểu hiện trái ngược nhau, đứa đi xe đạp chậm mà bao giờ cũng tới đích nhanh, đứa đi cái xe máy tòng tọc nhanh mà bao giờ cũng tới chậm”. Đứa tung kẻ hứng, liên kết tạm bợ với nhau để đe nẹt, làm tình làm tội dân lành. Tất cả những bọn người này, thế giới đã làm cho chúng tự bộc lộ sự lố lăng, kệch cỡm, tàn ác điển hình là những kẻ tay sai của Mỹ Diệm.

Nguyễn Thi dựng đoạn đối thoại giữa chị Hai Khê với Ba Kỳ, giữa cảnh sát Âu với chị Hai Rô, hay cảnh mụ Ba Sồi ra về tươi tỉnh, tự tin còn anh thanh niên ra về thất bại trước sự cương quyết vòi tiền của tay cảnh sát đã phần nào nói lên được sự đối lập căng thẳng giữa nạn nhân và thủ phạm, nhân dân khốn khổ và bọn thống trị.

Người kể chuyện dù đảm nhận vai trò trần thuật nhưng vẫn đứng bên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện của nguyễn thi luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w