.Đến một kẻ phản kháng bất đắc dĩ

Một phần của tài liệu Nhân vật lâm xung trong thuỷ hử của thi nại am (Trang 32 - 35)

5. Phơng pháp nghiên cứu

2.2 .Đến một kẻ phản kháng bất đắc dĩ

Lâm Xung “muốn làm nô lệ mà vẫn không đợc”, bàn tay của thế lực đen tối vẫn không chịu buông tha cho chàng. Chính vì vậy khi phát giác đợc âm mu thâm độc của cha con Cao Thái Uý nhằm lấy đi mạng sống của mình bằng kế sách đốt kho lơng của ngựa, Lâm Xung vô cùng tức giận, sự kìm nén uất ức, chịu nhẫn nhục bấy lâu nay bỗng bùng phát dẫn đến hành động giết chết Lục Ngu Hầu, Phú An và Sài Bát.

Thế là kẻ chín nhịn mời lành, an phận thủ thờng Lâm Xung đã vứt hết ảo tởng cầu an và tinh thần phản kháng dồn nén bấy lâu nay liền bung ra. Chàng dồn mọi nỗi oán hờn vào đầu lỡi hoa thơng kiên quyết đoạn tuyệt với

giai cấp thống trị. Lỡi gơm của Lâm giáo đầu lúc này mạnh mẽ, chàng không do dự, nhún nhờng nh trớc Cao Nha Nội mà kiên quyết, không tha cho kẻ đê tiện, độc ác hại ngời. Trong đêm đông gió tuyết, bên cạnh miếu thần đổ nát, Lâm Xung hoa thơng diệt loài gian tặc, rửa mối hận thù. Lâm Xung dùng lỡi gơm của mình để giết chết Lục Khiêm- kẻ phản trắc ăn ở hai lòng và mắng rằng:

“Đồ khốn nạn, ta với mày có thù hận gì mà mày làm hại ta đến thế? Mày phải biết giết ngời còn có thể tha thứ đợc chớ cái lòng độc ác ấy không thể dung thứ đợc”[tập 1, trang 201, hồi9]. Nói rồi lấy dao rạch bụng moi hết tim gan ra cầm ở tay, tiếp tục cắt đầu Sài Bát, Phú An và Lục Ngu Hầu buộc lại với nhau xách vào để ở bàn thờ trong miếu. Thật là “sát nhân giả tử, tình lý không dung! Lúc này cả hai con đờng bày ra trớc mắt, Lâm Xung chỉ biết chọn một “bất phản kháng tức tử vong” (không phản kháng thì chết) [6, 124].

Giết chết ba tên độc ác đó Lâm Xung nh trút đợc mọi nỗi oán hờn từ lâu tích luỹ trong tim gan chàng. Chàng uống nốt bầu rợu lạnh, lấy thêm sức mạnh hăng hái vác thơng ra đi. “Bên cạnh đống cỏ khô đang rực cháy, Lâm Xung vác thơng theo tiếng gọi của Lơng Sơn Bạc, trở thành ngời chiến sĩ tích cực” [6, 124].

Đến một nơi, lão già nhà quê không chịu bán lại ít rợu cho Lâm Xung, chàng đã đùng đùng nổi giận. Lâm Xung không xử sự một cách nhã nhặn và rụt rè nh trớc kia nữa mà mắng lên và lấy que lửa đang cháy gạt vào mặt lão già làm cho râu tóc của lão cháy trụi hết cả rồi lại vung gậy lên đánh rối tít khiến cho đám trang khách phải xô nhau chảy tán loạn, sau đó dốc bầu rợu ra ngồi uống một mình hả hê không nghĩ ngợi gì.

Có thể nói Lâm Xung đã trải qua biết bao gian khổ trong việc đấu tranh t tởng mới đi đến sự quyết đoán dứt khoát nh thế.

Nếu nh trớc đây chàng sẵn sàng nhẫn nhịn cho qua chỉ biết nuốt giận vào trong thì giờ này chàng muốn thanh toán ngay kẻ muốn làm nhục mình và hại mình.

Nếu trớc đó chàng sẵn sàng phục tùng đến cả hai tên công sai, can ngăn Lỗ Trí Thâm giết chúng khi chúng định hại mình thì giờ này chính tay chàng đã moi ruột gan, cắt đầu kẻ bày kế giết mình.

Nếu trớc đây Lâm Xung còn nuôi ảo tởng vào giai cấp thống trị, muốn hy vọng ngày trở về thì giờ đây chính chàng đã quyết đoạn tuyệt với nó, vác thơng ra đi một cách hăng hái.

Rõ ràng ở Lâm Xung đã có một sự thay đổi về tính cách và chuyển biến về t tởng. Từ trung thành một cách mù quáng đối với triều đình phong kiến đ- ợc thay thế bằng sự phẫn nộ, bất bình và đứng lên phản kháng để bảo vệ tính mạng của mình. Sau cái đêm ma tuyết tại toà miếu cổ rách nát đó có hai con đờng bày ra trớc mắt Lâm Xung buộc chàng phải chọn một. Đến đây thì con đờng trở về với giai cấp thống trị đã không đợc Lâm Xung nghĩ đến nữa. Chàng quyết chọn con đờng “Bất phản kháng, tức tử vong” (không phản kháng thì chết). Lâm Xung lúc này không mù quáng đặt niềm tin vào giai cấp thống trị nữa mà chàng ý thức đợc mối nguy hiểm nếu quay trở về. ý thức đợc bọn thống trị sẽ không bao giờ buông tha cho mình, Lâm Xung quyết ra đi tìm lối thoát cho bản thân.

Có thể nói rằng, Thi Nại Am đã tập trung ngòi bút của mình để khắ hoạ một cách chân thực qúa trình phát triển tính cách của Lâm Xung. Thông qua nhân vật này tác giả muốn khái quát về con đờng đấu tranh của những ngời thuộc tầng lớp trung gian trong xã hội phong kiến. Cũng qua con đờng đấu tranh ấy tác giả muốn giải thích rõ nguyên nhân khiến cho Lâm Xung từ một

đứa con trung thành với giai cấp thống trị thành một kẻ phản kháng phải giết ngời để trừ gian.

Lâm Xung chính là nhân vật thể hiện cho t tởng của tác phẩm, đại diện cho triết lý “Con giun xéo lắm cũng quằn”, “ ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.

Một phần của tài liệu Nhân vật lâm xung trong thuỷ hử của thi nại am (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w