B – Nội dung
2.3. Myrien, ngời bạn đồng hành trên con đờng
Sau khi đợc linh mục Myrien cảm hoá, Giăngvăngiăng đã luôn phấn đấu để trở thành một con ngời lơng thiện đúng nghĩa. Và điều này đã đợc
chứng tỏ bằng sự nghiệp của Mađơlen ở thị trấn Môngtơrơi. Thị trởng Mađơlen đợc nhắc đến với tất cả sự thành kính, bởi ở ông có lòng thơng ngời đằm thắm. Ông luôn cố gắng tìm mọi cách để giúp đỡ mọi ngời. Nhng giai đoạn làm công việc xã hội của Giăng chỉ là một giai đoạn ngắn trong cuộc chiến đấu khổng lồ của ông để trở thành một con ngời lơng thiện theo mong muốn của linh mục Myrien. Và trên suốt hành trình hớng thiện đó Myrien luôn là ngời bạn đồng hành của Giăngvăngiăng.
ở thị trấn Môngtơrơi tác giả đặt nhân vật vào một sự thử thách mới, tạo ra một điểm dừng quan trọng để thử thách lơng tâm con ngời, bản lĩnh và tình yêu đồng loại của con ngời. ở đây, Giăngvăngiăng bị đặt trong thử thách với lơng tâm của chính mình. Lúc này Giăngvăngiăng dới cái tên giả Mađơlen đang là một thị trởng đợc tôn kính, đang có đủ điều kiện để ban phát lẽ thiện, để bố thí tình thơng. Còn tại toà án Arat, ngời ta đang kết tội một ngời khác với cái tên Săngmachiơ và toà án đánh đồng anh ta với Giăngvăngiăng. Xuất hiện ở đây một tình huống oái oăm: Tình huống thử thách lơng tâm đặc biệt. Giăngvăngiăng dới cái tên giả Mađơlen có thể hoàn toàn từ chối trách nhiệm bởi lẽ đã có một ngời khác đứng ra chịu tội thay mình. Ông ta có thể yên tâm hoàn toàn để vừa đứng yên vị trên chiếc ghế thị trởng vừa có thể ban phát bố thí nhiều hơn. Nhng nếu điều đó xảy ra thì nó đồng nghĩa với ánh sáng lơng tâm bị thổi tắt, đồng nghĩa với việc ông ta an h- ởng hạnh phúc trên nỗi đau của đồng loại. Thời gian làm thị trởng ở Môngtơrơi, Giăngvăngiăng luôn có những hành động quên mình vì việc nghĩa. Phôsơlơvăng bị nạn- đợc thị trởng cứu; Phăngtin bị bắt- thị trởng Mađơlen ra lệnh thả; Giave xin từ chức - thị trởng tha thứ. Và cuối cùng là sự kiện Săngmachiơ bị ra toà.
Săngmachiơ xuất hiện cùng với sự nhầm lẫn của pháp luật đã đặt Giăngvăngiăng vào sự thử thách to lớn. Để đi đến hành động nhận tội, để giải oan cho Săngmachiơ Giăngvăngiăng đã có sự đấu tranh gay gắt. Chỉ cần Giăngvăngiăng im lặng thôi là mọi chuyện đợc giải quyết hết, từ đây ông sẽ chẳng bao giờ phải lo bị lộ mình nữa, ngay tên Giave cũng đã nhầm lẫn. Nh-
ng lơng tâm của ông lại không yên ổn, nó không cho phép ông im lặng hởng sự yên bình trên nỗi oan uổng và đau khổ của kẻ khác. Cứ thế trong con ngời Giăngvăngiăng có sự giằng xé giữa một bên mong muốn đợc tự do nh bây giờ và lơng tâm luôn thúc giục phải thành thật. Trong sự đấu tranh gay gắt của bản thân ấy, hình ảnh Giám mục cùng với tấm lòng thiện của ông. Những lời dặn những mong muốn mà ông đã trao cho Giăngvăngiăng cùng với đôi chân đèn đã hiện về trong Mađơlen.
Cứu vớt lấy linh hồn, chứ không phải thể xác. Trở lại thành ng
“ ời
ngay thẳng và nhân từ. Thành con ngời chính trực!..Đó có phải là điều ông Giám mục khuyên bảo không? ” [A3.T1- 335 ].
Có thể nói đây là sự đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng trong nội tâm nhân vật. Và cuối cùng ánh sáng của lòng nhân từ, ánh sáng của tình thơng đã chiến thắng. Hành động thú nhận tên thật này là hành động quyết định con đờng mà Giăngvăngiăng đã lựa chọn, con đờng mà linh mục Myrien đã mở ra cho Giăngvăngiăng, đó là lí tởng tình thơng. Và từ đây trở đi Giăngvăngiăng luôn vững bớc trên con đờng mà mình đã lựa chọn bất chấp mọi nguy hiểm cho bản thân.
Trở thành thị trởng Mađơlen, là trở thành một nhà t sản, theo quy luật tất yếu của thời đại, Giăngvăngiăng của Huygô sẽ đứng trứơc hai tình thế: hoặc sẽ phải mang phẩm chất t sản ác độc nh mọi t sản khác hoặc sẽ không thể tồn tại nổi. Hành động tự thú nhận tên thật của mình để cứu Săngmachiơ khỏi mắc tù tội oan là hành động quyết định Giăngvăngiăng đã chọn con đ- ờng thứ hai cho mình.
Kết quả của sự thú nhận mình là từ một thị trởng đợc trọng vọng, Mađơlen đã trở lại hình hài ban đầu là Giăngvăngiăng với cách định danh mới bằng một số tù mới: 9430, con số thay cho tên gọi, con số xoá đi t cách ngời của con ngời. Nhng giờ đây, Giăngvăngiăng đã là con ngời hoàn toàn khác. ánh sáng lơng tâm, ánh sáng của tình thơng lẽ thiện đã không bị thổi tắt trong ngời tù khổ sai - thị trởng ấy. Với một cái chết là tự tạo và dĩ nhiên là giả tạo, nhân vật bớc vào một sự hoá thân mới để từ đó anh ta sẽ tạo ra một
sự lột xác mới: cái chết trở thành vỏ bọc để mở đờng cho ông thực hiện công lý tình thơng, thực hiện sứ mạng che chở, cu mang những nỗi bất hạnh trên đời. Và từ đây trở đi, những hành động cao quý nhân ái, yêu thơng đối với con ngời của Giăngvăngiăng đã không còn sự đấu tranh đau đớn bên trong nữa, tất cả đều đã đợc quyết định, bây giờ chỉ còn một việc là hành động theo lẽ thiện, đem lại hạnh phúc cho con ngời nh mong muốn của ngời đã tái sinh Giăngvăngiăng, đó là linh mục Myrien.
Hiện thực không có đất cho thị trởng Mađơlen, vậy nên Huygô mới tạo nên hiện thực cho nhân vật mình. Hiện thực chìm trong bóng tối Pari với sự trốn tránh con mắt rình rập của Giave. Trong suốt hành trình trốn chạy trong bóng tối của Pari, ông không bao giờ lãng quên sứ mệnh hành động theo lẽ thiện của mình, dù cho điều đó có nguy hiểm tới tính mạng của mình đi chăng nữa. Giăngvăngiăng biết việc mình cùng với Côdét rời tu viện Pôti Pichquyt là một việc nguy hiểm cho mình, ở lại đây đến hết đời là một việc làm khôn ngoan, bởi nó an toàn cho ông. Nhng ông không muốn vì mình mà Côdét phải chịu thiệt thòi, Côdét sẽ phải sống trong nhà tu này đến hết đời nếu nh Giăngvăngiăng không đa cô đi.
Khi có ngời cần giúp đỡ gọi là ông tới ngay, dù nơi đó có là căn nhà nát Goocbô, nơi ông đã bị phát hiện đi chăng nữa. Khi bị kẻ cớp tấn công giữa đờng, ông lại cho chúng cả túi tiền của mình. Gặp ngời nghèo là ông bố thí, dù cho lòng tốt đó có gây sự chú ý cho mọi ngời, vì đợc là trung tâm chú ý đối với Giăngvăngiăng là đồng nghĩa với nguy hiểm cho tính mạng mình.
Cuộc hành trình hớng thiện của Giăngvăngiăng đa ông tới chiến luỹ Xanh Đơni, đây là nơi tạo ra tiêu điểm hội tụ ở mức tập trung cao nhất các phẩm chất của nhân vật Giăngvăngiăng. Xét từ phơng diện giải pháp cứu nhân độ thế của Huygô thì đây là thời điểm để tác giả đa ra giải pháp bạo lực, một hình thức không thể thiếu trong cuộc chiến để loại trừ cái ác, để thanh toán bất công. Giải pháp này sẽ bổ sung cho giải pháp cảm hoá bằng nhân từ đức độ, bằng lẽ thiện tình ngời mà Myrien đã dùng để cảm hoá Giăngvăngiăng.
Giăngvăngiăng lên chiến luỹ với mục đích để đa Mariuytx trở về với Côdet. Bản thân mục đích của hành động này đã là một sự hi sinh lớn. Giăngvăngiăng rất yêu quý Codet, và bây giờ ông cũng chỉ có mình Côdet là ngời gần gũi bên ông, lo lắng và chăm sóc, yêu thơng ông. Nhng khi biết tình cảm giữa Côdet và Mariuytx, biết Mariuytx đang ở một nơi mà có thể sẽ không quay về nữa. Ông liền đi ngay đến đó với hi vọng có thể sẽ cứu đợc Mariuytx, mang Mariuytx và tình yêu của anh về cho Côdet. Trên chiến luỹ, Giăngvăngiăng ở trên hàng ngũ quân cộng hoà, vẫn nã súng vào quân đội bảo hoàng nhng chỉ bắn lên trời hoặc bắn bay mũ để cảnh cáo. Trong khi tất cả quân khởi nghĩa đều tập trung đánh trả lại quân bảo hoàng thì Giăngvăngiăng vẫn ngồi im giữa chiến luỹ đang vang dội tiếng súng, ông không quan tâm tới mọi việc xung quanh, ông vẫn là ngời ngoài cuộc vì bạo lực không phải là cách ông tán thành, Giăngvăngiăng chỉ muốn sử dụng tình thơng. Chính vì vậy mà khi cần thiết phải cứu nguy cho quân khởi nghĩa, Giăngvăngiăng cũng nổ súng nhng chỉ bắn để cảnh cáo .
Giăngvăngiăng đi đến tận cùng con đờng yêu thơng, sẵn sàng tha thứ cho kẻ đã tìm cách giết mình. Giăng đã nhận lời xử bắn Giave nhng ông lại thả Giave, tha chết cho hắn. Giăngvăngiăng đã tha chết cho Giave trong một hoàn cảnh khá bất ngờ đối với hắn, song lại rất hợp lý trong tổ chức cốt truyện: đó là Giăngvăngiăng không đợc phép trả thù hay thù hận bất cứ ai cho dù kẻ đó luôn đang tâm làm hại mình.
Từ chiến luỹ có ba nhân vật đợc thoát ra nhng đợc đặt trong t thế đối mặt, đối đầu với nhau. Đó là Giăngvăngiăng, Giave và Mariuytx. Sự tha thứ của Giăngvăngiăng đã dẫn Giave tới cái chết do tự sát vì hối hận không phải vì lơng tâm thức tỉnh mà vì không hoàn thành nhiệm vụ bắt kẻ trốn trại Giăngvăngiăng. Giăngvăngiăng là ánh sáng, Giave là bóng tối. Bóng tối phải nhờng chỗ cho ánh sáng nên Giave chết. Cái chết của Giave là cái chết của sự mù loà, của cuồng tín về lí tởng cuồng tín. Giave là nỗi ám ảnh của đời Giăngvăngiăng và ngợc lại Giăngvăngiăng là tù khổ sai phạm tội, là “con mồi” của đời hắn nhng trớ trêu thay, trong bất cứ tình huống nào
Giăngvăngiăng cũng đứng cao hơn hắn. Giave, theo Huygô không phải là ng- ời xấu, hắn có nhân cách nhng nhân cách ấy tầm thờng vì đi phục vụ cho một lý tởng tầm thờng. Bi kịch của Giave xuất hiện khi hắn thấy “tên tù Giăngvăngiăng” có một tấm lòng “cao cả”. Niềm tin của hắn bị lung lay. Hắn không thể cắt nghĩa đợc hành động chính tay hắn lại thả Giăngvăngiăng. Hắn đi chệch quỹ đạo của hắn nên đã tự tìm đến cái chết. Cái chết của một công cụ nhng có lẽ vào giây phút làn nớc đen ngòm nuốt chửng lấy hắn, hắn thấy đợc thứ ánh sáng trên kia, ánh sáng của tình thơng.
Cái chết của Giave, một mặt là sự chiến thắng của cái tôi Giăngvăngiăng. Giăngvăngiăng đã có đợc lòng khâm phục của Giave, và thắng lợi của ông là tuyệt đối vì Giave đã tôn kính cả Giăngvăngiăng lẫn Mađơlen – “Hình ảnh ông Mađơlen lại hiện lên đằng sau Giăngvăngiăng:
hai khuôn mặt đầy tôn kính” [A3.T1 – 362]. Và đáng lẽ phán xử
Giăngvăngiăng thì hắn đã quay lại phán xử mình.
Giave chết đi, Giăngvăngiăng có thể yên tâm hởng hạnh phúc bên cạnh Côdet. Giăngvăngiăng quả thực đã không muốn làm một h vô để hởng hạnh phúc. Giave là sự đe doạ khủng khiếp của đời ông, nhng h vô còn khủng khiếp hơn nhiều. Phải chăng đó là động cơ thúc đẩy ông ta trớc toà án của Mariuytx.
Tại sao Giăngvăngiăng chọn Mariuytx để tự thú chứ không phải là một ngời nào khác. Phải chăng ông đã hy vọng vào sự công bằng có thể đợc ở chàng luật s, đại diện cho công lý của loài ngời. Giăngvăngiăng tự thú với Mariuytx để đợc trở lại là chính mình, cho dù có thể mất Côdet, nguồn yêu thơng duy nhất của ông. Giăngvăngiăng đã đặt vào “canh bạc” đó cả cuộc đời mình và kết cục là ông nhận đợc sự mất mát tuyệt đối, mất Côdet, đau khổ và cái chết. Mariuytx cũng nông cạn và định kiến nh tất cả những ngời khác. Vì vậy mà bản anh hùng ca của Huygô vừa hào hùng lại vừa chua xót. Thái độ của Mariuytx chính là sự phán xét của xã hội giành cho cái tôi của Giăngvăngiăng. Để đánh giá Giăngvăngiăng, Mariuytx đã không có sự cẩn trọng, công bằng của Tênacđiê. Trớ trêu thay, phải nhờ cái đồ cặn bã
Tênacđiê mà Mariuytx mới biết đợc sự thật. Sự hối hận muộn màng của Mariuytx chỉ vừa đủ để làm cho Giăngvăngiăng đợc chết một cách sung s- ớng. Điều đau xót là ở chỗ: bao nhiêu nguy hiểm không hạ gục đựơc Giăngvăngiăng, nhng sự bạc bẽo do thành kiến của Mariuytx, sự vô tâm của Côdet đã nhanh chóng đẩy ông vào cái chết. Nhng Giăngvăngiăng vẫn không trách Mariuytx và Côdet.
Khởi đầu là Myrien và kết thúc là Mariuytx, hẳn là Giăngvăngiăng muốn một lần nữa nhận đợc sự tôn trọng hết sức tự nhiên nh ông đã một lần nhận đợc từ Myrien. Đấy có lẽ là lí do tại sao ông không nói tất cả sự thật, không kể những việc thiện của mình với Mariuytx. Một sự cao thợng không cho phép ông làm nh vậy, mặt khác, chẳng lẽ phải cần đến điều đó để ngời ta thôi khinh bỉ ông sao? Chẳng lẽ lời nói tự thú của ông cha đủ vĩ đại hay sao? Giăng không oán trách. Ông chịu đựng và đau khổ. Nỗi đau khổ đó và cái chết của ông có giá trị hơn cả ngàn lời oán trách.
Có thể nói t tởng tình thơng mà Myrien truyền cho Giăngvăngiăng đã theo sát ông, trở thành kim chỉ nam cho những hành động của ông cho đến lúc chết. Ngay đến cái chết của Giăngvăngiăng cũng là kết quả của hàng loạt hành động hào hiệp vì ngời khác. Và cuối cùng cái chết đó cũng thể hiện đợc sự mong muốn đợc trở lại với cái tên “Giăngvăngiăng” dù cho có phải chịu đau khổ.
Myrien đã chết ngay từ đầu tác phẩm nhng tình yêu thơng con ngời và tấm lòng bao dung cao cả của ông vẫn tồn tại trong nhân vật Giăngvăngiăng để đi đến tận những trang cuối cùng của bộ tiểu thuyết. Chính bởi tình thơng yêu con ngời cao cả đó mà khi đánh giávề nhân vật Myrien đã có rất nhiều ý kiến cho rằng nhân vật Myrien là nhân vật của tôn giáo, đại diện cho lý tởng của tôn giáo. Để đi vào lý giải vấn đề này chúng ta phải đặt nhân vật Myrien trong mối tơng quan so sánh với các giám mục cùng thời với ông.
Chơng 3: Vấn đề tôn giáo ở nhân vật Myrien
Myrien là một đức giám mục thành Đinhơ. Ông lại là một vị giám mục yêu thơng dân nghèo hết lòng. Dờng nh cả đời giám mục của mình ông giành tất cả tâm huyết, sức lực, tiền của cho những ngời nghèo khó, khốn khổ. Cũng chính bởi những hành động cao cả, nhân từ đó mà khi nói đến nhân vật Myrien, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng nhất hình ảnh của ông với hình ảnh chúa cứu thế. Từ đó mà họ đi đến kết luận rằng nhân vật Myrien là nhân vật của tôn giáo, chịu ảnh hởng sâu sắc của tôn giáo. Nhng thực ra không phải nh vậy, Myrien đựoc xây dựng là một đức giám mục với tấm lòng nhân từ, cao cả. Xét một cách toàn diện trong toàn bộ tính cách, quan niệm của Myrien về con ngời, cuộc sống thì đây chỉ là nhân vật đại diện cho t tởng tình
thơng của V.Huygô. Còn vấn đề tôn giáo chỉ là thứ yếu, bởi lẽ không phải bất cứ nhân vật linh mục nào cũng là nhân vật của tôn giáo, phát ngôn cho t tởng tôn giáo. Nếu xét kĩ về tất cả các mặt ở nhân vật Myrien, chúng ta sẽ nhận thấy Myrien chẳng phải là nhân vật đại diện cho tôn giáo mà đó chỉ là nhân vật phát ngôn cho t tởng tình thơng của tác giả.