1 Xung đột nghệ thuật trong truyện Nôm:

Một phần của tài liệu Quan niệm về con người đạo lí trong tiểu thuyết hồ biểu chánh trước cách mạng tháng tám (Trang 26 - 29)

Truyện Nôm là một thể loại tự sự bằng thơ dài của văn học cổ điển Việt Nam, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, do viết bằng tiếng Việt và ghi bằng chữ Nôm nên đợc gọi là truyện Nôm. Đây đợc xem là thành tựu xuất sắc nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Nói đến truyện Nôm các nhà nghiên cứu thờng chia làm hai loại là truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân. Có thể nói hầu nh tất cả những tác phẩm tiêu biểu của văn học chữ Nôm thời kỳ này đều tập trung vào vấn đề con ngời, đề cao con ngời, và đấu tranh với mọi thế lực đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con ngời.

Phạm Tải - Ngọc Hoa kể về nàng Ngọc Hoa, con gái một tớng công quan đại phú gia yêu chàng hàn sĩ nhỡ thời phải ăn xin để đi học… Xu hớng điều hoà xung đột nghệ thuật giữa tình yêu và lễ giáo đã chi phối kết cấu cốt truyện, khi tạo ra tình huống hai con ngời có nguồn gốc xuất thân từ hai tầng lớp khác xa nhau lại có một tình yêu tuyệt đẹp. Thấy họ sống hạnh phúc tên Biện Điền tức giận trả thù, thuê kẻ cớp giết bố Ngọc Hoa và Phạm Tải để bắt nàng. Việc làm không thành, hắn đã tạc tợng nàng nộp cho Trang Vơng. Tên vua dâm ác này thừa cơ cho quân lính đến bắt Ngọc Hoa về làm vợ. Dứt khoát cự tuyệt, nàng nói thẳng:

“ Dù vua xử ác má hồng Thời tôi tự vẫn khỏi lòng bội phu”

Rồi tự rạch nát mặt mình cho xấu đi. Vua sai đánh thuốc độc giết chết Phạm Tải để nàng lấy hắn, nàng vẫn không lấy. Hết ba năm mãn tang chồng, nàng tự tử xuống âm phủ cùng chồng kiện tên Trang Vơng đa hắn lên vạc dầu…

ở đây nổi lên tính chất tiên nghiệm mục đích giáo huấn đạo đức, thể hiện rõ trong quan niệm về chữ hiếu, tiết, nghĩa, là những đạo đức chủ yếu thuộc phạm vi quan hệ gia đình - tình nghĩa vợ chồng. Đó là cuộc đấu tranh của thiện thắng ác, của ngay thắng gian, của chính nghĩa thắng phi nghĩa, đồng thời là cuộc đấu tranh để bảo vệ tình nghĩa vợ chồng, bảo vệ gia đình chống lại nguy cơ làm cho nó tan vỡ. Đó là khát vọng công bằng có tính chất dân chủ nông dân của nhân dân ta dới thời phong kiến. Nhân vật rơi vào tình thế bất lợi, nhng về phơng diện

tinh thần, không bao giờ họ ở thế thua thế kém mà họ chống đối đến cùng dù họ không gặp thắng lợi ngay nhng họ không thất bại, các thế lực phản động không bẻ gãy đợc ý chí phản kháng của họ và lôgic tất yếu là kết thúc có hậu có tính chất lý tởng hoá.

Truyện Nôm bác học lại phản ánh cuộc đấu tranh của những nhân vật chính diện với các thế lực phản diện nhng ý chí chống đối phản kháng của họ có mức độ hạn chế hơn. Truyện Kiều - một điển hình của mô típ cốt truyện với ba chặng cơ bản: gặp gỡ - lu lạc - đoàn viên. Đó là mối tình của đôi “ giai nhân - tài tử ” rất đẹp đôi vừa lứa nhng không thể cỡng lại đợc số mệnh, chống trả lại thế lực phong kiến đang ra sức ngăn trở chia rẽ. Xung đột nghệ thuật cơ bản nổi lên trong Truyện Kiều là xung đột giữa tài - mệnh. ở đầu tác phẩm, Nguyễn Du phát biểu t tởng ấy dới dạng “ tài mệnh tơng đố, hồng nhan bạc mệnh”. T tởng định mệnh không phải là lời mở đầu và lời kết thúc, không phải chỉ là lý thuyết ngoại đề rải rác đây đó trong Truyện Kiều, mà nó đã xâm phạm chi phối vào nội dung hình t- ợng của tác phẩm, vào diễn biến, kết cấu của câu chuyện.

Dù Nguyễn Du cũng đứng trớc mâu thuẫn cha tìm ra đợc lối thoát giữa một bên là chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của nhân dân ta với một bên là tính hiện thực của cuộc sống nhng kết thúc câu chuyện vẫn là một cái kết đẹp. Nó đẹp bởi cũng giống nh nhân dân ta quan niệm trong truyện cổ tích hay truyện Nôm bình dân luôn mong muốn cho ngời tốt, ngời lơng thiện dù có gặp bao nhiêu gian truân khổ ải đi nữa cuối cũng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc cho riêng mình.

Đến truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu dù vẫn kế thừa tính loại hình của mô hình kết cấu trên nhng đã có nhiều điểm khác biệt đặc biệt trong xây dựng xung đột nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. Có thể thấy rõ điều này qua tác phẩm Lục Vân Tiên - đỉnh cao trong chặng hành trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

Chàng Lục Vân Tiên văn võ song toàn tính tình lại thẳng thắng, thấy sự bất bình thì không tha, giữa đờng gặp cớp đã đánh trả cứu Nguyệt Nga thoát chết. Rồi bao tai hoạ đổ ập xuống đầu chàng: mẹ mất, bị mù, bị bạn bè và gia đình vợ cha cới hãm hại nhng đợc cứu sống và có thuốc tiên làm sáng mắt nên đã đi thi

đỗ trạng nguyên. Còn Nguyệt Nga thì luôn nhớ ơn cảm nghĩa, nguyện trọn đời với Vân Tiên, nàng đã gặp bao nhiêu tai nạn, bị ép đi cống Phiên, phải liều mình, đợc cứu sống lại rơi vào nơi gian trá, cuối cùng mới nơng tựa lão bà dệt vải trong rừng. Đến lúc Vân Tiên đi đánh giặc bị lạc vào rừng gặp lại Nguyệt Nga, hai ngời sống bên nhau hạnh phúc trọn đời.

Truyện không phải chỉ đơn thuần vấn đề chính - tà, thiện - ác nh các truyện thơ dân gian rất gần với cổ tích, bởi ở đó xã hội - lịch sử còn mang nét trừu tợng nét hiện thực cha rõ ràng, nhng đến Lục Vân Tiên đã hầu nh cơ bản là một hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể, đậm màu sắc của xã hội phong kiến suy thoái đời Nguyễn. Vấn đề chính - tà, thiện - ác trừu tợng, vấn đề đạo đức trở thành vấn đề xã hội có ý nghĩa rộng lớn. Đó là vấn đề nhân nghĩa, đúng hơn, vấn đề đạo nghĩa trong xã hội phong kiến phản động. Có sự phê phán gắt gao những thứ phi nghĩa, lại có sự đề cao lời nói chính trực và hành vi nghĩa khí. Chủ đề của tác phẩm đã đợc triển khai qua hai tuyến nhân vật, đối lập trong từng cặp nhân vật một, trong hai tuyến sự kiện có nhiều tình huống tình tiết trong mối quan hệ tơng phản nhau. Một bên là những con ngời chính nghĩa nh Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, tiểu đồng, ông Quán, ông Ng, ông Tiều và bên kia là những kẻ bất nhân bất nghĩa nh gia đình Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm và một lô những thầy lang băm, thầy pháp, thầy bói... tất cả tạo nên xung đột nghệ thuật cơ bản trong tác phẩm.

Suốt từ đầu đến cuối tác phẩm xung đột giữa hai tuyến nhân vật đợc xảy ra liên tục với nhiều góc độ khác nhau. đây là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa hai chiến tuyến nhân nghĩa và bất nhân bất nghĩa. Đặc biệt, ở Vân Tiên tập trung hầu hết mọi phẩm chất tốt đẹp theo quan niệm đạo đức của lễ giáo phong kiến hay đó chính là hình tợng đại diện cho cái chí bình sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

Một phần của tài liệu Quan niệm về con người đạo lí trong tiểu thuyết hồ biểu chánh trước cách mạng tháng tám (Trang 26 - 29)