7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Thơ thiên nhiên
3.2.1. Về khái niệm thơ thiên nhiên
Theo cách hiểu thông thờng, thơ thiên nhiên là thơ viết về những cảnh vật tự nhiên, thiên tạo và cả những cảnh vật có bàn tay con ngời kiến tạo nh chùa chiền, danh thắng… những cảnh vật này hòa đồng với tự nhiên và trở thành một bộ phận không thể thiếu đợc trong cuộc sống con ngời [21,3].
3.2.2. Thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi
Thiên nhiên là một trong những đề tài phong phú nhất và thành công nhất trong di sản thơ Nguyễn Trãi. Bởi ông là con ngời thực sự có tâm hồn thi sĩ, phóng khoáng và rộng mở nên đã dành cho thiên nhiên một tình cảm đặc biệt. Đề tài này đã đợc nhiều nhà nghiên cứu thể hiện ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, tiêu biểu là các tác giả: Mai Trân, Nguyễn Thiên Thụ, N.I.Nhiculin, Đặng Thanh Lê [41] và Thạch Hơng [43, 130]. Sự gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu nói trên là tìm hiểu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãỉ trên phơng diện thiên nhiên thuần tuý. ở đây, chúng tôi tìm hiểu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi nhằm mục đích phát hiện những cảm quan, quan niệm Nho - Phật - Đạo mà nhà thơ gửi gắm và kí thác trong đó. Nói khác đi, ở đây chúng tôi tìm hiểu thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi từ điểm nhìn của quan niệm Nho - Phật - Đạo.
3.2.2.1. Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi thờng kỳ vĩ, hoành tráng, biểu lộ niềm tự hào, ý chí và cảm khái của ngời anh hùngtheo quan niệm Nho giáo. Đó chính là thiên nhiên lịch sử, chiến trận, thiên nhiên nh là "quốc huy", tức là nó đại diện cho một giai đoạn lịch sử, một chiến công và niềm tự hào của toàn thể quốc gia, dân tộc. Đây là phong cảnh Bạch Đằng, nơi ghi dấu những trang sử vàng dân tộc:
Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khỉ ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng…
(Bạch Đằng hải khẩu)
(Gió bấc thổi nhẹ trên biển, khí lạnh rùng, Nhẹ kéo buồm thơ để qua cửa Bạch Đằng.
Nh cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc một, Nh mũi qua chìm, cây xích gãy, bên bờ lớp lớp chồng)
Phong cảnh Bạch Đằng hiện lên trong thơ thật hùng tráng với những con sóng, ngọn gió, những dãy núi uốn khúc và hiểm trở. Đặc biệt, nhìn thấy hình sông thế núi ấy, ức Trai thi sĩ liên tởng tới sự thất bại thảm hại của bao đội quân xâm lợc ở đây, dấu ấn của cuộc chiến xa nh đang hiển hiện. Đứng trớc cảnh thiên nhiên hùng tráng ấy, nhà thơ đã bộc lộ cảm khái của mình, đó là niềm tự hào trớc giang sơn Tổ quốc, niềm kính phục các bậc anh hùng đã lập công trong quá khứ. Có thể nói âm hởng ở đây mang đậm tính anh hùng ca. Chúng ta sẽ gặp lại niềm tự hào, lòng kính phục và tính anh hùng ca này trong nhiều bài thơ khác, chẳng hạn nh bài Thần Phù hải khẩu (Cửa biển Thần Phù):
Cố quốc quy tâm lạc nhạn biên, Thu phong nhất diệp hải môn thuyền. Kình phun lãng hống lôi nam bắc, Sáo ủng sơn liên ngọc hậu tiền. Thiên địa đa tình khôi cự tẩm, Huân danh thử hội tởng đơng niên. Nhật tà ỷ trạo thơng mang lập, Nhiễm nhiễm hàn quang khỉ mộ yên.
(Lòng về quê cũ đi theo chỗ chim nhạn đậu, Chiếc thuyền ở cửa biển nh chiếc lá trớc gió thu. Sóng rống kình phun, sấm gầm ở nam và bắc, Núi liền nh giáo dựng, ngọc bày cả trớc và sau. Trời đất đa tình, mở vụng biển lớn,
Công danh hội ấy, nhớ lại năm nào.
Lúc mặt trời xế, dựa chèo đứng giữa mêng mông, Ngùn ngụt sông lạnh chiều hôm nổi khói).
Cảnh Thần Phù đợc khắc họa bằng những nét hoành tráng, đồng thời lại thấm đẫm chất trữ tình. Cảnh vật ở đây hiện lên một cách đầy đủ, đa dạng, từ chiều cao tới chiều sâu, từ xa tới gần, với những màu sắc, âm thanh, hình ảnh
vừa gợi lên sự thơ mộng, lại vừa gợi lên sự bao la hùng vĩ của thiên nhiên đất n- ớc. Đó là những dãy núi điệp trùng, trời cao lồng lộng, mặt biển bao la, những ngọn sóng tuôn trào… và đặc biệt, giữa chốn bao la hùng vĩ ấy xuất hiện thấp thoáng hình bóng con thuyền trớc cơn sóng gió, phải chăng qua đây thi nhân muốn khẳng định hoài bão, ý chí của mình luôn vững vàng trớc mọi sóng gió của cuộc đời và sóng gió của lịch sử.
Nh vậy, ở mảng thiên nhiên này, ức Trai thi sĩ gửi gắm vào đó ý chí, khát vọng và hoài bão của chính mình. Đúng nh nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Mậu nhận xét: "Một mảng thơ thiên nhiên đợc phổ vào những nỗi buồn vui, u t của Nho sĩ; thiên nhiên chỉ là phơng tiện, là vỏ bọc cho một t tởng, một tình cảm, một sự phấn chấn, cảm khoái anh hùng ca…" [41, 479].
3.2.2.2. Bên cạnh những bài thơ thiên nhiên chứa đựng "những nỗi buồn vui, u t của Nho sĩ" là những bài thơ thiên nhiên với ý nghĩa là môi trờng sống thanh tao, thuần khiết theo quan niệm Lão - Trang. Đó là mảng thơ thiên nhiên "cũng mây, núi, trăng, hoa, chim ngàn, hạc nội nhng bây giờ đợc viết dới một trạng thái tâm lý khác: tâm lý say đắm, hòa nhập vào thiên nhiên. Thiên nhiên bây giờ đợc trả lại vẻ đẹp tự nhiên của nó" [41.479].
Trở về với thiên nhiên là trở về với cội nguồn thanh sạch, lánh xa cuộc sống ồn ào, hỗn tạp, ở đó có sự hòa hợp đến tận cùng:
Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền. Côn Sơn hữu thạch, Vũ tẩy đài phô bích, Ngô dĩ vi đạm tịch. Nham trung hữu tùng, Vạn lý thúy đồng đồng, Ngô thị hồ yển tức kỳ trung.
Lâm trung hữu trúc, Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô thị hồ ngâm tiếu kỳ trắc… (Côn Sơn ca)
(Côn Sơn có khe,
Tiếng nớc chảy rì rầm, Ta lấy làm đàn cầm. Côn Sơn có đá,
Ma xối rêu xanh đậm, Ta lấy làm chiếu thảm. Trong núi có thông,
Muôn dặm rờn rờn biếc một vùng, Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Trong rừng có trúc, Nghìn mẫu in biếc lục,
Ta tha hồ ngâm nga bên gốc…)
ở đây, Nguyễn Trãi đã thực sự hòa hợp với thiên nhiên, lấy tiếng suối chảy làm đàn cầm, lấy đá xanh rêu làm chiếu thảm, lấy muôn dặm thông biếc làm chỗ nghỉ ngơi, lấy nghìn mẫu trúc làm chốn ngâm nga thởng cảnh để quên đi những khổ đau của cuộc đời. Rõ ràng phải gắn bó hết mực với thiên nhiên Côn Sơn đến mức coi mình là một phần của thiên nhiên thì Nguyễn Trãi mới có đợc cảm nhận tinh tế và viết lên những vần thơ tài hoa tuyệt mĩ đến nh vậy. Trong những vần thơ này ta thấy thiên nhiên thực sự đã trở thành ngời bạn lớn san sẻ nỗi cô đơn trong cuộc đời nhà thơ, sống giữa thiên nhiên, thi nhân nhận thấy cảnh vật trở thành ngời bạn tâm giao, có sự gắn bó máu thịt và có khả năng xoa dịu những nỗi đau của cuộc đời. Sống trong sự hòa hợp với thiên nhiên, ức Trai nh thoát khỏi mọi ràng buộc của cuộc đời, sống theo phơng châm của Lão Tử đề ra trong Đạo đức kinh: Tuyệt thánh khả trí (bỏ thánh hiền, vứt trí tuệ);
Tuyệt xảo khí lợi (Vứt cái khéo léo, xa lìa danh lợi); Tuyệt học vô u (Bỏ học, không lo lắng gì cả) [29, 106].
Đi vào thơ Nôm chúng ta bắt gặp nhiều hơn những câu thơ biểu hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cảnh vật, chẳng hạn:
Rùa nằm hạc lẫn nên bầu bạn, ấp ủ cùng ta làm cái con.
(Ngôn chí, bài 20)
Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam.
(Thuật hứng, bài 19)
Về với thiên nhiên, ức Trai thi sĩ tìm thấy đợc những phút giây thanh thản, nhẹ nhàng:
Độ đầu xuân thảo lục nh yên, Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên. Dã kính hoang lơng hành khách thiểu, Cô châu trấn nhật các sa miên.
(Trại đầu xuân độ)
(Đầu bến cỏ xuân xanh lục nh khói, Lại thêm trời ma xuân nớc vỗ ngang trời. Đờng ngoài nội vắng teo ít ngời đi,
Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ)
Cảnh xuân ở một bến đò hiện lên thật thơ mộng và đầy sức gợi. Tất cả cảnh vật và con ngời trong bài thơ nh đang tràn ngập bởi không khí ấm áp của mùa xuân, trong sắc xuân tơi thắm. Đặc biệt, con ngời ở đây nh đang lặng im để lắng nghe hơi thở, nhịp điệu của mùa xuân đang rộn ràng khắp đất trời, vũ trụ, nói nh Giáo s Trần Đình Sử thì "Không gian con ngời không hoạt động, vắng lặng, là lúc cảm thấy đợc thiên nhiên sống cuộc sống tự nhiên sôi động của nó" [55, 95]. Phải có một tình cảm đặc biệt với thiên nhiên mùa xuân thì Nguyễn
Trãi mới có đợc những vần thơ tinh tế ấy. Trong bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh con thuyền gác đầu lên bãi mà ngủ giữa phong cảnh hữu tình, đó chính là hình bóng của tác giả, một con ngời sống ung dung, nhàn nhã giữa chốn thiên nhiên thanh sạch, giữa phong cảnh mùa xuân đầy sức sống.
Còn đây là hình ảnh mỹ lệ, thanh tao của núi Dục Thúy trong liên tởng của thi sĩ ức Trai:
…Liên hoa phù thủy thợng, Tiên cảnh trụy trần gian. Tháp ảnh trâm thanh ngọc, Ba quang kính thúy hoàn…
(Dục Thúy sơn)
(Nh hoa sen nổi trên mặt nớc, Nh cảnh tiên rớt xuống trần gian.
Bóng tháp nh hình trâm ngọc xanh cài vào,
ánh nớc nh gơng chiếu búi tóc biếc)
Sự liên tởng của thi nhân đã tạo cho phong cảnh một vẻ đẹp hài hòa, đó là vẻ đẹp của một đóa hoa sen nổi trên mặt nớc, là vẻ đẹp nh chiếc trâm ngọc cài vào mái tóc xanh ngời thiếu nữ đợc phản chiếu qua tấm gơng trong suốt. Một vẻ đẹp thanh tao, mỹ lệ càng trở nên huyền ảo diệu kỳ khi nhà thơ ví là Cảnh tiên rơi cõi tục, bởi vì trong cảm nhận ngôn ngữ của ngời Việt, từ tiên thờng gợi lên ấn tợng thần diệu, thoát tục và phi thờng. Rõ ràng vẻ đẹp của cảnh vật đợc tác giả chấm phá trong bài thơ ít nhiều chứa đựng cảm quan tôn giáo, trong đó nổi bật là cảm quan Đạo giáo bởi vì "Dục Thúy sơn là sáng tạo tuyệt vời của hóa công, không phải cho cõi trần, không phải từ cõi trần mà cho tiên giới, từ tiên giới. Một chút "vô thức" (đánh rơi) đã tô điểm cho vẻ đẹp hạ giới" [36, 158].
Nói tóm lại, bên cạnh mảng thơ thiên nhiên mà Nguyễn Trãi gửi gắm vào đó nhân cách, ý chí của một kẻ sĩ còn có một mảng thơ thiên nhiên không kém phần phong phú thể hiện sự hòa hợp, gắn bó giữa tâm hồn thi nhân với cảnh vật,
đất trời, vũ trụ. Nói cách khác, mảng thơ thiên nhiên này chứa đựng quan niệm
thanh tĩnh vô vi của học thuyết Lão - Trang.
3.2.2.3.Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi vừa biểu lộ niềm tự hào, ý chí, cảm khái của ngời anh hùng theo quan niệm Nho giáo, đồng thời một mảng thơ khác thấm đẫm tinh thần Lão - Trang và cũng có những bài thơ thiên nhiên mang cảm quan Phật giáo. Chẳng hạn, đây là cảnh chiều hôm ở Tĩnh Yên:
Đạm yên sơ vũ vãn mô hồ,
Thủy sắc thiên quang bán hữu vô…
(Tĩnh Yên vãn lập)
(Khói lạt ma nhẹ cảnh chiều lờ mờ, Sắc nớc ánh trời nửa không nửa có)
Ta thấy trong hai câu thơ này tâm hồn tác giả ít nhiều mang sự rung cảm Thiền học, cho nên cảnh vật trong thơ cũng chứa đựng không khí Thiền học. Cảnh vật hiện ra lung linh, siêu thoát giữa thực và ảo, sắc và không, hữu và vô, động và tĩnh. Nói khác đi, bức tranh thiên nhiên buổi chiều Tĩnh Yên rất êm đềm, trong trẻo nh đợc phủ tấm màn sơng khói h ảo của nhà Phật. Câu thơ gợi ta nhớ đến không khí Thiền trong bài Thiên Trờng vãn vọng của Trần Nhân Tông, vị tổ s thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử:
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên, Bán vô, bán hữu tịch dơng biên.
(Trớc xóm sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều nh có lại nh không)
ở đây có sự gặp gỡ giữa Nguyễn Trãi và ngời xa trong cảm quan Thiền học, nói cách khác là d âm của thơ Thiền Lý - Trần vẫn còn vang vọng trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
Ngoài ra, trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi còn có một số bài thơ đề vịnh trong các dịp du lãm cảnh chùa và gửi gắm vào đó ít nhiều những suy t của cá
nhân về các khía cạnh huyền nhiệm nào đó của Phật giáo. Đó là các bài: Đề Đông Sơn tự, Tiên Du tự, Du Nam Hoa tự, Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự…
Tóm lại, thiên nhiên là một đề tài phong phú và đặc sắc trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Điều đặc biệt là qua mảng thơ này tác giả đã bộc lộ ít nhiều cảm quan tôn giáo - triết học của mình. Nói cách khác, thiên nhiên cũng là một đề tài quan trọng để Nguyễn Trãi gửi gắm quan niệm Nho - Phật - Đạo vào thơ.