Con ngời cá nhân Nguyễn Trãi và quan niệm Đạo giáo

Một phần của tài liệu Quan niệm nho phật đạo trong thơ chữ hán nguyễn trãi (Trang 46 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Con ngời cá nhân Nguyễn Trãi và quan niệm Đạo giáo

2.3.1. Chúng ta biết rằng Đạo giáo vốn có nguồn gốc từ t tởng Lão - Trang, một học thuyết mang màu sắc triết học, sau đó phát triển thành một tôn

giáo với nhiều nhánh khác nhau, trong đó có đạo tiên và đạo phù thủy. Trong thực tiễn thơ văn chịu ảnh hởng của t tởng Đạo giáo ta nhận thấy ngoài sáng tác của các Đạo sĩ, còn có những con ngời chủ trơng tu tiên, thoát tục. Nhng Đạo giáo du nhập vào Việt Nam không phải bằng toàn bộ hệ thống của nó mà chủ yếu là triết thuyết Lão - Trang, cho nên các nhà thơ trung đại Việt Nam nh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… cũng tiếp nhận t tởng Lão - Trang là chủ yếu. Nói cách khác, Đạo giáo ở nớc ta cơ bản là quan niệm Lão - Trang.

2.3.2. Điều căn cốt trong t tởng của Trang Tử là quan niệm sống vô vi,vô vi không có nghĩa là không làm gì mà là không làm gì trái với tự nhiên. Trang Tử cho rằng mọi thứ theo nhân vi tất yếu sẽ chuốc lấy khổ đau nên cần phải thuận theo lẽ tự nhiên: "Cái cẳng con le le tuy ngắn, nối thêm vào thì đau. Cái cẳng con hạc tuy dài, chặt bớt đi thì khổ" (Biền mẫu). Đến đây, một câu hỏi đặt ra là vì sao thi sĩ ức Trai, một đệ tử của Khổng giáo, một con ngời hăng hái nhập thế, một kẻ sĩ nặng lòng u ái lại có thể tiếp nhận t tởng Lão - Trang, một học thuyết chủ trơng tiêu dao xuất thế? Điều này không có gì là khó hiểu, bởi trên con đờng nhập thế, hành đạo Nguyễn Trãi gặp khá nhiều trở ngại, bất trắc nên có lúc ông có cái nhìn bi quan, yếm thế về cuộc đời, từ đó trong ông có sự phân thân và bắt gặp t tởng Lão - Trang. Chính điều này đã đem đến cho thơ Nguyễn Trãi một luồng sinh khí mới, một cảm xúc dào dạt và ít nhiều tinh thần phóng nhiệm, h vô. Nói khác đi, với quan niệm sống vô vi theo quy luật tự nhiên và hòa hợp với thiên nhiên đã đa Nguyễn Trãi trở thành một nhà thơ của thiên nhiên.

Trớc hết, một nhà thơ của thiên nhiên phải có một tâm hồn dạt dào cảm xúc trớc thiên nhiên:

Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến, Pha lê vạn khoảnh dạng tình ba. Quản huyền hào tạp lâm biên điểu,

La ỷ phơng nhân ổ lý hoa.

(Hý đề)

(Núi lớp lớp giăng nghìn từng ngọc khuê ngọc bích, Mặt nớc dợn muôn khoảnh trong nh gơng pha lê. Đàn sáo rộn rịp là chim hót bên rừng,

Gấm vóc rực rỡ là hoa nở trong bờ dậu)

Bằng con mắt thơ và khả năng liên tởng phong phú của tác giả, cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật sinh động và tơi mới, vừa huyền ảo, vừa gần gũi với con ngời: dãy núi trải giăng chính là ngọc khuê ngọc bích, mặt nớc sáng trong là tấm gơng pha lê, tiếng chim hót bên rừng là đàn sáo, hoa nở bên bờ dậu là gấm vóc đợc đem phơi. Từ đó, thi nhân khẳng định sự giàu có trong cảm xúc và tâm hồn của mình so với ngời đời:

Nhãn để nhất thì thi liệu phú, Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa.

(Trớc mắt một buổi thi liệu dồi dào, Thi nhân với ngời đời ai thú hơn ai?)

Rõ ràng, sống giữa thiên nhiên, nhà thơ có điều kiện để di dỡng tính tình, nuôi dỡng nguồn cảm xúc tinh tế, làm cho hồn thơ Nguyễn Trãi cất cánh và thăng hoa. Và ở trong thơ Nôm, chúng ta cũng thấy những câu thơ tơng tự:

…Hái cúc ơng lan hơng bén áo, Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn. Đàn cầm suối trong tai dội,

Còn một non xanh là cố nhân.

(Thuật hứng, bài 15)

Có thể nói rằng về với tự nhiên, có lúc tâm hồn Nguyễn Trãi đã đạt đến mức tọa vong theo quan niệm của Trang Tử, đó là "Một trạng thái tinh thần tuyệt diệu, trong đó ngời ta thống nhất đợc nội tâm và ngoại giới, chủ quan và khách quan, hợp nhất với vũ trụ và hởng tự do tuyệt đối" [20,497].

Một nhà thơ thiên nhiên còn là một con ngời khao khát với thiên nhiên và tìm thấy tâm hồn mình giữa thiên nhiên, bởi ngời xa quan niệm Thiên nhân hợp nhất. Sinh thời, Nguyễn Trãi luôn khao khát đợc trở về giữa thiên nhiên mây ngàn hạc nội:

Duy hữu cố sơn tâm vị đoạn, Hà thì kết ốc hớng mai biên.

(Hạ nhật mạn thành)

(Duy có núi quê là lòng cha dứt,

Bao giờ mới quay về làm nhà bên gốc mai?)

Nh kim chỉ ái sơn trung trú, Kết ốc hoa biên độc cựu th.

(Ngẫu thành)

(Nh ta nay chỉ thích ở trong núi, Làm nhà bên hoa mà đọc sách xa)

ở đây ta nhận thấy niềm khao khát trở về với thiên nhiên, ớc muốn hòa hợp với thiên nhiên luôn thờng trực và lắng sâu trong cõi lòng nhà thơ, một con ngời mà một thời thơ bé đã đợc hòa mình với thiên nhiên Côn Sơn, nơi phong cảnh hữu tình. Niềm khao khát, ớc mong này luôn song hành cùng ức Trai trên con đờng hành đạo, nhất là những khi cuộc đời gặp bất trắc và ngang trái.Và những lúc thực sự đợc sống giữa thiên nhiên, thi sĩ ức Trai đã tìm thấy tâm hồn mình ở đó:

Lãm Thúy đình đông trúc mãn lâm, Sài môn trú tảo tĩnh âm âm.

Vũ d sơn sắc thanh thi nhãn,

Lạo thoái giang quang tĩnh tục tâm. Hộ ngoại điểu đề tri khách chí, Đình biên mộc lạc thức thu thâm. Ngọ song thụy tỉnh hồn vô mị,

ẩn kỷ phần hơng lý ngọc cầm.

(Tức hứng)

(ở phía đông đình Lãm Thúy trúc mọc đầy rừng, Cửa nè ban ngày quét sạch bong bong.

Sau ma sắc núi làm trong trẻo mắt thơ, Hết lụt ánh sáng trên sông rửa sạch lòng tục. Ngoài cửa chim kêu, biết là có khách đến, Bên sân cây lá rụng, biết là thu đã sâu.

Bên cửa sổ hớng nam tỉnh rồi không nằm ngủ nữa, Dựa ghế đốt hơng gảy đàn ngọc chơi)

Rõ ràng, về với thiên nhiên, Nguyễn Trãi thực sự là chính mình, sống cởi mở và hòa hợp chứ không còn là kẻ cô trung nơi triều chính. Tâm hồn ức Trai có sự giao cảm, chan hòa cùng thiên nhiên, hình nh ở đây không còn khoảng cách và ranh giới nữa. Thiên nhiên đã trở thành bầu bạn tri âm, là tín hiệu báo mùa, là môi trờng sống thanh tao, là nguồn mạch nuôi dỡng tâm hồn nghệ sĩ của ức Trai. Cho nên, Nguyễn Trãi luôn có ý thức giữ gìn vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, nâng niu nó nh nâng một cái gì mỏng manh, dễ vỡ. Và thi nhân luôn cố gắng mở rộng chiều kích của tâm hồn mình để hòa hợp tận cùng với thiên nhiên và trở thành một phần của nó. Do vậy, ở bài thơ trên, phong cảnh tuyệt đẹp của đình Lãm Thúy sau cơn ma đã khơi nguồn cảm hứng thi ca cho Nguyễn Trãi. Và đến lợt mình, khi cảnh vật đã hóa thân vào cảm xúc thì ta không thể nào phân biệt nổi đâu là cảnh và đâu là tình nữa, bởi cả hai đã hòa làm một. Sở dĩ có đợc vẻ đẹp hài hòa, tinh tế ấy có phần không nhỏ của t tởng Lão - Trang đợc Nguyễn Trãi hấp thu và chuyển hóa vào thơ.

Trong thơ Nôm, thi sĩ ức Trai cũng có nhiều lần thể hiện tinh thần giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên, chẳng hạn:

Non nớc cùng ta đã có duyên, Đợc nhàn sá dỡng tính tự nhiên.

(Tự thán, bài 4)

Nh vậy, có thể khẳng định rằng với việc tiếp nhận t tởng Lão - Trang, Nguyễn Trãi đã thực sự trở thành nhà thơ thiên nhiên. Nói nh Tiến sĩ Lã Nhâm Thìn thì "Đạo gia đã góp phần làm nên một ức Trai thi sĩ" [60,72].

2.3.3. Phạm trù trung tâm của học thuyết Lão - Trang là "Đạo". "Đạo" ở đây đợc quan niệm là nguồn gốc của vạn vật, nó tồn tại phổ biến trong vạn vật lẫn không gian và thời gian. "Đạo" là sự thống nhất giữa thờng vô (vật vô hình) và thờng hữu (vật hữu hình). Bản thể thế giới là vĩnh hằng nhng thế giới luôn vận động và biến ảo vô thờng, vạn vật phát sinh từ Đạo rồi lại trở về với Đạo theo vòng sinh - hóa, hóa - sinh. Cho nên, những ngời theo thuyết Lão - Trang coi cuộc đời là h ảo, là giấc chiêm bao, là bóng câu qua cửa sổ, là áng phù vân. Bởi vậy, con ngời cần “thanh tĩnh vô vi”, gạt bỏ mọi thứ danh lợi để đạt đến bậc chân nhân có thể dửng dng với mọi sự, tâm hồn luôn thanh thản trớc mọi sóng gió cuộc đời. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, ta cũng bắt gặp một con ngời sống ung dung tự tại, coi danh lợi và cuộc đời là h ảo:

Bán sinh trần thổ trờng giao cốc, Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên.

(Côn Sơn ca)

(Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc, Muôn chung chín đỉnh có là gì)

Mạc ngoại h danh thân thị huyễn, Mộng trung phù tục sự kham phao.

(Lâm Cảng dạ bạc)

(Danh hão để ngoài lòng, thân là ảo ảnh,

Đời phù sinh trong giấc mộng, việc đáng quăng đi) Và trong cả thơ Nôm:

Phú quý treo sơng ngọn cỏ, Công danh gửi kiến cành hòe.

(Tự thán, bài 3)

Cần nói thêm rằng Nguyễn Trãi lấy cái h ảo của Đạo giáo để phủ nhận danh lợi cha hẳn là xuất phát từ cái nhìn bi quan, yếm thế về cuộc đời mà nó chứa đựng chiều sâu triết học. Đó là sự ý thức về sự thờng hằng của vũ trụ và sự hữu hạn, biến ảo của cuộc đời.

2.3.4. Cũng có lúc thi nhân Nguyễn Trãi mơ ớc đợc tu tiên thoát tục, trở thành một đạo sĩ luyện đơn những mong trờng sinh bất lão:

Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy, Mộng ki hoàng hạc thợng tiên bàng.

(Mộng sơn trung)

(Đêm qua trăng sáng, trời trong sáng, một màu nh nớc, Chiêm bao thấy cỡi hạc vàng lên đàn tiên)

Thị xứ chân kham dung ngã ẩn, Sơn trung hoàn hữu cựu sa phù.

(Đề Bảo Phúc nham)

(Chốn này thực đáng cho ta ở ẩn, Trong núi có còn đơn sa cũ chăng?)

Nh vậy, bên cạnh quan niệm sống vô vi thuận theo tự nhiên và cái nhìn huyễn ảo về cuộc đời của triết lý Lão - Trang, Nguyễn Trãi còn tiếp nhận t tởng thoát tục của Đạo tiên, một nhánh khác của Đạo giáo. Nhng Nguyễn Trãi cha hề trở thành Đạo sĩ hay tiên nhân, đó chỉ là những ớc mơ trong những khoảnh khắc nào đó của cuộc đời tác giả.

Nói tóm lại, trong thơ Nguyễn Trãi có sự hiện diện của quan niệm Đạo giáo, chủ yếu là t tởng Lão - Trang. Nhng không phải Nguyễn Trãi tiếp nhận toàn bộ quan niệm của Đạo giáo mà ông chắt lọc những gì là tinh túy của nó, đó là tinh thần hòa hợp với thiên nhiên và tinh thần sống ung dung, tự tại, coi cuộc đời là h ảo. Bên cạnh đó có một phần t tởng của Đạo tiên. Có thể khái quát nh Trần Đình Hợu rằng: "T tởng Trang Tử tràn ngập trong thơ Nguyễn Trãi" [22,

112] nhng đó chỉ là thành phần "phụ gia", cũng giống nh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm "cái chất Lão - Trang đã dung hòa với lý thuyết "xuất xử" của Nho giáo, có nghĩa là t tởng thể hiện đậm nét, lặp đi lặp lại thờng xuyên trong văn ông, trớc sau vẫn là Đạo Nho" [38,112](Nguyễn Huệ Chi - Tạ Ngọc Liễn).

Tiểu kết

Nhìn chung, cả ba học thuyết Nho - Phật - Đạo đều có sự hiện diện ở con ngời cá nhân trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi nhng mức độ và liều lợng của ba học thuyết này có sự khác nhau. Trong đó, Nho giáo luôn giữ mức độ đậm đặc nhất, bởi ông xuất thân từ dòng dõi Nho gia, lại là học trò xuất sắc của Khổng giáo, suốt đời ông luôn phấn đấu thực hiện lý tởng tu - tề - trị - bình. Cho nên, đúng nh nhà nghiên cứu Nguyễn Thiên Thụ nhận định: "Mặc dù ba t tởng Nho - Lão - Phật hòa điệu trong thi ca nhng Nho giáo vẫn là t tởng u thế, bởi vì Nguyễn Trãi là một Nho sĩ hơn là một Đạo sĩ, một thiền s" [41, 81]. Tiếp đến t tởng Đạo giáo cũng xuất hiện khá nhiều ở hình ảnh con ngời cá nhân Nguyễn Trãi, nhng ở đây tác giả chỉ thâu nhận những nét tinh túy chứ không phải toàn bộ hệ thống nh đối với t tởng Nho giáo. Cuối cùng, quan niệm Phật giáo cũng có chỗ đứng trong tâm hồn Nguyễn Trãi nhng đó chỉ là những cảm quan khi thi nhân đi du lãm cảnh chùa hoặc là sự gặp gỡ, tơng đồng về cách hình dung về cuộc đời của thi nhân với nhân sinh quan Phật giáo. Đến đây, vấn đề đặt ra là tại sao có sự hòa điệu giữa ba hệ t tởng Nho - Phật - Đạo trong thơ của một Nho sĩ nh Nguyễn Trãi? Lý giải điều này, Giáo s Trần Đình Hợu cho rằng: "Đối với ngời nh Nguyễn Trãi, Nho giáo quá chật hẹp vì vậy trong t tởng ông, thờng có một cái gì khác với Nho giáo bổ sung" [22, 127- 128]. Chính sự hòa điệu này đã làm cho t tởng và tâm hồn thi nhân trở nên cân bằng hơn và đợc Giáo s Trần Đình Sử khẳng định "Tam giáo đồng nguyên ở đạo tự nhiên, nhng Nho học nghiêng về đức sinh, Phật học nghiêng về tâm tĩnh, Đạo học chuộng sự hòa đồng. Thơ Nguyễn Trãi có cả ba khuynh hớng ấy và thờng xuyên giằng xé giữa một bên là nghĩa vụ đối với quân thân và bên kia là khát vọng đợc yên tĩnh trong tâm hồn và hòa hợp với thiên nhiên vĩnh viễn trong lành" [52, 20].

Chơng 3

Quan niệm Nho - Phật - Đạo từ điểm nhìn hệ thống đề tài

ở chơng 2 chúng tôi đã đi vào tìm hiểu quan niệm Nho - Phật - Đạo đợc quy chiếu qua cái tôi tác giả với ý nghĩa là một quan hệ, một thái độ của chủ thể đối với hiện thực, là sự ý thức về cá nhân, cá tính của chủ thể trữ tình. Đến đây, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu quan niệm Nho - Phật - Đạo đợc quy chiếu qua hệ thống đề tài, một phơng diện thuộc về nội dung tác phẩm. Đề tài đợc hiểu là: "Khái niệm chỉ loại các hiện tợng đời sống đợc miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là một phơng diện khách quan của nội dung tác phẩm" [44, 110]. Mà chúng ta biết rằng nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống đợc phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn, là "kết quả khám phá, phát hiện, khái quát của nhà văn" [44, 240]. Nói cách khác, ở chơng 2 chúng tôi nghiên cứu quan niệm Nho - Phật - Đạo ở phơng diện chủ quan tác giả, đến chơng 3 chúng tôi triển khai nghiên cứu ở phơng diện khách quan của nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tơng đối, bởi trong thực tế hai yếu tố này có sự đan xen, gắn kết và chuyển hóa lẫn nhau nên khó bề tách bạch. Cho nên việc chia tách này chỉ mang tính quy ớc nhằm hớng tới mục đích cuối cùng là giải mã một cách sắc nét quan niệm Nho - Phật - Đạo đợc tác giả Nguyễn Trãi mã hóa trong thơ chữ Hán của mình.

Một phần của tài liệu Quan niệm nho phật đạo trong thơ chữ hán nguyễn trãi (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w