Kết cấu xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 130)

7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

4.2.Kết cấu xây dựng nhân vật

Trong văn chương, nhiều khi chúng ta dựa vào cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của bản thân nhân vật để định tính nó chưa đủ mà còn cần được soi rọi bằng các nhân vật khác. “Tác giả lấy trí tưởng tượng phong phú, mượn các truyện cổ lưu hành đương thời và các sáng tác của người trước mà sáng tạo ra không ít tác phẩm ưu tú. Kết cấu hay lạ, lời lẽ sinh động, lấy hình thức biểu hiện là chuyện yêu ma hồ quỷ, vạch trần sự đen tối của hiện thực và tội ác của quan lại đương thời, đối với chế độ khoa cử và lễ giáo đều có sự phê phán; lại tỏ thái độ đồng tình khi miêu tả những chuyện cổ về tình yêu chân thành của thanh niên nam nữ” [67].

Cách triển khai hệ thống nhân vật theo một cách thức nhất định nào đó được lặp đi lặp lại ở nhiều thiên truyện trong một bộ truyện- nghĩa là ở một chỉnh thể nghệ thuật nhỏ trong một chỉnh thể nghệ thuật lớn hơn gọi là kết cấu xây dựng nhân vật. Tuy tác giả dụng công dàn dựng để mỗi truyện một khác, nhưng nhìn trên đại thể, chúng ta thấy trong Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh xây dựng hệ thống nhân vật theo hai lối kết cấu phổ biến sau:

4.2.1. Kết cấu nhân vật theo lối bổ dọc

Hầu hết các truyện trong Liêu Trai chí dị đều được xây dựng theo kết cấu truyền thống. Nó không nhằm miêu tả đời sống nhân vật theo kiểu xén ngang mà thường là kể chuyện có đầu, có đuôi, các số phận được bàn giao một cách trọn vẹn, các sự kiện có gốc gác, quá trình, kết thúc. Trong miêu tả cố gắng làm cho sự việc thêm éo le, li kì, khúc chiết. Về mặt này nó phát huy được đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Trung Quốc. Tác phẩm gồm nhiều thiên truyện có dung lượng ngắn nhưng hầu hết đều miêu tả rõ tuần tự diễn biến các sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhân vật từ lúc còn trẻ hoặc còn

nhỏ cho đến lúc về già. Các sự kiện, diễn biến đều được tác giả triển khai xung quanh chiều dài cuộc đời nhân vật chính của truyện. Tiêu biểu như trong các truyện: Cung Mộng Bật, Thanh Nga, Thương Tam quan, Mộng lang, ...

4.2.2. Kết cấu nhân vật theo lối tương phản

Trong Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh thường dựng những cặp nhân vật có tính cách đối lập và đặt chúng trong kết cấu tương phản, thường xuyên soi chiếu lẫn nhau. “Kết cấu này làm cho nhân vật rõ nét hơn, đồng thời cũng làm cho cốt truyện không tiến triển đều đều mà có tuyến này xen vào tuyến nọ, có lật qua lật lại” [10, 36]. Trong truyện Giang Thành, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một người vợ cực kỳ hung hãn, đối xử cực kỳ tàn bạo với chồng và gia đình chồng. Sự cực đoan ở đây được cường điệu đến mức tột độ. Thông qua hình ảnh người vợ quá quắt không còn tính người này, hình ảnh một người chồng lại càng được làm sáng tỏ với bản chất nhu nhược và mê muội, vừa sợ vợ lại vừa không có gan dứt tình vợ. Hai con người có tính cách khác nhau lại gắn lại với nhau như một định mệnh. Cả hai tính cách trở thành điều kiện tồn tại của nhau, hoán chuyển cho nhau. Truyện Canh Nương, tính cách của hai vợ chồng Vương Thập Bát khác nhau, một bên nham hiểm, độc ác, một bên hiền lành, trọng nghĩa tình. Trong truyện Liên Thành, tình cảm của chàng Kiều sinh và con trai Vương Hoá Thành đối với Liên Thành khác nhau, một bên sẵn sàng làm mọi việc vì người mình yêu, một bên ích kỷ chỉ biết đòi hỏi, không dám hy sinh cho Liên Thành; một bên là chân tình hết mực còn một bên cơ hội, thực dụng và nhỏ nhen. Tương tự trong các truyện: Nhan thị, Tư Văn lang, Hoàng Anh,...đều có những cặp nhân vật đối lập. Qua những cặp nhân vật đối lập này, chủ đề tư tưởng của truyện trở nên sắc nét, sâu sắc hơn.

Nguyễn Huệ Chi đã có một phát hiện thú vị: “Những cặp hình tượng mang dạng thức đối lập về tính cách đều nằm trong kết cấu tương phản của Bồ Tùng Linh, nhưng trong truyện của Bồ Tùng Linh còn có một hình thức

kết cấu tương phản kém triệt để hơn: Kết cấu tương phản- song trùng. Sự đối lập về hai hình tượng ở đây chỉ là tiểu tiết; trên cơ bản vẫn là hai hình tượng thống nhất” [10, 35]. Trong truyện Liên Hương, cặp nhân vật Liên Hương và Lý nữ lúc đầu thì tranh giành nhau tình yêu với chàng Tang sinh. Cả hai ghen tức nhau song trải qua bao khốn khó cuối cùng lại quý mến nhau thực lòng bởi vì giữa họ cùng có điểm chung về tính cách: là những người hết sức trọng tình nghĩa. Tương tự trong truyện Tiểu Tạ, cặp nhân vật Thu Dung và Tiểu Tạ lúc đầu cũng ganh tỵ nhau từng tý một nhưng sau đó cùng hợp lực cứu giúp Đào Vọng Tam thoát khỏi hoạn nạn nên sau đó lại hòa thuận sống trong một nhà... Như vậy nhìn chung ở các cặp nhân vật này “tính tình của họ có những mặt này mặt khác bất đồng, trong cách cư xử, có điểm này điểm khác làm nẩy sinh những hiểu lầm nho nhỏ. Nhưng trong quá trình giải quyết mọi chuyện hiểu lầm, thắc mắc cũng là quá trình các nhân vật xích gần nhau lại, tỏa sáng lẫn nhau, và cũng là quá trình gỡ ra thắt vào cái nút câu chuyện, gây hứng thú cho độc giả” [10, 36-36]. Kết cấu tương phản- song trùng trong Liêu Trai chí dị được Bồ Tùng Linh sử dụng nhiều hơn cả và đã làm nên những sáng tạo nghệ thuật độc đáo!

Liêu Trai chí dị trở thành một bộ tiểu thuyết đoản thiên kiệt tác trứ danh của Trung Quốc: lời văn điêu luyện, hình thức ngắn gọn, tác giả diễn đạt được một nội dung lớn, đặc biệt là diễn biến tâm lý nhân vật. Tác phẩm quả là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả họ Bồ, là áng văn truyền kỳ vào loại hay nhất của thời đại văn học Minh Thanh nói riêng và của kho tàng văn học cổ điển Trung Quốc nói chung.

Tóm lại với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và tài tình như trên, nhân vật trong Liêu Trai chí dị đã có sự thay da, đổi thịt so với nhân vật trong các tác phẩm truyền kỳ, chí quái trước đó. “Tập truyện đầy ắp những sự tưởng tượng lạ lùng đẹp đẽ, nhân vật được sáng tạo sống động chân thực, tình tiết

bất ngờ biến ảo. Lời lẽ gọt giũa hàm súc, văn chương trôi chảy linh hoạt, “Tả quỷ tả ma cao bậc nhất, châm tham châm bạo thấu vào xương” đều có phong cách độc đáo đặc biệt, chiếm địa vị rất cao trong lịch sử truyện ngắn” [67].

C. KẾT LUẬN

1.Bồ Tùng Linh (1640- 1715) là một trong những tác giả trác việt của lịch sử văn học Trung Quốc. Liêu Trai chí dị là một giai tác kiệt xuất của ông. Tác phẩm không chỉ có vị trí đặc biệt trong nền văn học Trung Quốc mà nó còn nổi tiếng trên cả thế giới. Tác phẩm được nhiều bạn đọc trong và ngoài nước mến mộ. Có thể mượn lời của Thanh Hiển Tổ (đời Minh) để nói đến hiệu quả nghệ thuật to lớn mà Liêu Trai chí dị đem lại cho người đọc: “Đọc nó khiến lòng người rộng mở trí tưởng tượng, thích thú nhảy nhót (độc chi sử nhân tâm khai thần thích, cốt phi mi vũ). Tuy hào hùng không bằng Sử ký, Hán thư, thanh đạm không bằng Thế thuyết tân ngữ, nhưng khúc chiết phong phú, tươi tắn sinh động, thật là con thuyền trân châu của nhà tiểu thuyết vậy” [Dẫn theo 68, 133]. Để làm nên “con thuyền trân châu” đoản thiên tiểu thuyết

Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh đã rất dụng công trong việc xây dựng thế giới nhân vật. Thành công trong việc xây dựng thế giới nhân vật của tác phẩm không chỉ làm rạng danh nền văn học Trung Quốc mà còn làm phong phú thêm nền văn học thế giới.

2. Nghiên cứu nhân vật trong Liêu Trai chí dị giúp chúng ta đi sâu tìm hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm một cách sâu sắc, toàn diện. Thế giới nhân vật của Liêu Trai chí dị cho thấy được bức tranh xã hội phong kiến thời

đại nhà Thanh đầy mục ruỗng, ung nhọt và đang dần dần xuống dốc: chế độ thi cử thối nát, xấu xa; chế độ chính trị tàn bạo, chuyên quyền với bộ máy quan lại tham ô, độc ác, ra sức bóc lột dân lành; lễ giáo phong kiến đầy những trói buộc, hủ tục khắt khe đối với tình yêu, hôn nhân,...

3. Nghiên cứu nhân vật trong Liêu Trai chí dị giúp ta nhìn nhận rõ hơn đặc trưng của truyện truyền kỳ nói chung và tác phẩm Liêu Trai chí dị nói riêng. Với bút pháp thực hoá và hoá, Liêu Trai chí dị đã kế thừa một cách xuất sắc phương pháp truyền kỳ của người đời trước và khởi phát cho người đời sau. Phương pháp này đã được Kim Dung ở thế kỉ hai mươi kế thừa một cách xuất sắc. Bởi vậy, bộ đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ này có một sức sống thật mạnh mẽ mạnh mẽ và dồi dào, nó ảnh hưởng đến nhiều sáng tác văn học thậm chí đến những ngành nghệ thuật khác mấy trăm năm về sau.

4. Nghiên cứu nhân vật trong Liêu Trai chí dị càng nhận thấy ngòi bút viết truyện truyền kỳ điêu luyện, phong cách nghệ thuật tài hoa của Bồ Tùng Linh. Tác giả đã tạo ra một thế giới nhân vật phong phú với nhiều kiểu, loại đồng thời tạo dựng được các mô hình xây dựng nhân vật độc đáo. Hình tượng nhân vật hiện lên sinh động, sắc nét.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Liêu Trai phong phú và đặc sắc với các thủ pháp ngoại hiện, miêu tả tâm lý nhuần nhuyễn, kết cấu xây dựng nhân vật đa dạng, ngôn ngữ kể chuyện tinh tế,...Các cách thức xây dựng thế giới nhân vật này đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn học Việt Nam trung đại và hiện đại. Do đó nghiên cứu nhân vật trong Liêu Trai chí dị góp phần vào việc hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn tầm ảnh hưởng của văn học Trung Quốc vào văn học Việt Nam trung đại và hiện đại.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Hà Thị Vinh Tâm ( 2008), “Trình bày một vấn đề”, Thiết kế bài giảng Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Hà Thị Vinh Tâm ( 2009), “Một số nhận xét về số từ trong đồng dao Việt Nam”, Ngữ học toàn quốc diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.

3. Hà Thị Vinh Tâm ( 2009), “Suy nghĩ thêm về chữ tình và nàng Kiều trong

truyện Kiều của Nguyễn Du”, Những công trình nghiên cứu truyện Kiều đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Hà Thị Vinh Tâm ( 2009), “Mối quan hệ giữa cái “tôi” kể chuyện với nhân vật Ônêghin trong tác phẩm Épghênhi Ônêghin của A.Puskin”, Kỷ yếu Khoa học 50 năm thành lập Trường Đại học Vinh.

5. Hà Thị Vinh Tâm ( 2010), “Hư và thực ở phương diện nhân vật của Liêu Trai chí dị”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, Tập 39 (1B).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristote, Nghệ thuật thơ ca (Lê Đăng Bảng, Thành Thế, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy dịch) - Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long (Phan Ngọc giới thiệu, dịch và chú thích), (1999), Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (2008), Hán Việt từ điển giản yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabiel Garciá Márquez, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục.

7. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch và tuyển chọn), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

8. Anh Chi (2005), Vũ Trinh và bước phát triển mới của truyện truyền kỳ Việt Nam,Văn nghệ, (32), tr.7.

9. Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, (biên soạn), (1999), Tiễn đăng tân thoại * Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội.

10.Nguyễn Huệ Chi (1999), Một vài tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị, Tạp chí Văn học, (5), tr.28-37.

11.Lý Duy Côn (chủ biên), (2004), Trung Quốc nhất tuyệt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Dân (2002), “Huyễn tưởng văn học và truyện kinh dị”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (547), tr. 102-106.

13.Nguyễn Thị Bích Dung (2008), “Chân dung kẻ sĩ - thương nhân trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5), tr. 78- 86. 14.Đinh Trí Dũng (2006), “Cái kỳ ảo trong tác phẩm yêu ngôn của Nguyễn

Tuân”, Tạp chí Khoa học, 34 (3B), tr. 5-8.

15.Đinh Trí Dũng (2009), “Màu sắc Liêu Trai trong tác phẩm Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (nhìn từ góc độ ngôn từ)”, Ngữ học toàn quốc diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội,tr. 495- 498.

16.Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trương phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam.

17.Hồ Đắc Duy (2009), Lệch lạc tình dục trong tác phẩm Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, http://www.ykhoanet.com

18.Trần Xuân Đề (1991), Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

19.Lâm Ngữ Đường (1999), Truyện truyền kỳ Trung Quốc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Đường (chủ biên), (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10

(nâng cao)tập 2, Nxb Hà Nội.

21.Sóng Việt Đàm Giang (2010), Mạn đàm về sự đa dạng trong bộ truyệnLiêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, http://chimviet.free.fr

22.Nguyễn Thị Bích Hải (2009), Đến với tác phẩm văn chương phương Đông ( Trung Quốc- Nhật Bản- Ấn Độ), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23.Nguyễn Thị Bích Hải (2007), “Truyền thống “hiếu kỳ” trong tiểu thuyết Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (6), tr.77-83.

24.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25.Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ Lý luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, Hà Nội.

26.Đào Duy Hiệp (2006), “Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant”,

Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (9), tr.24- 39.

27.Nguyễn Ngọc Hiệp (2005), “Đời sống của nhân vật truyền kỳ ngoài tác phẩm và trong lòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (5), tr.42-49.

28.Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (2004), Từ điển văn học, (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.

29.Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (chủ biên), (2000), Trung Quốc văn học sử, ( Phạm Công Đạt dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

30.Nguyễn Trọng Hoàn (2007), Tư liệu dạy và học môn Ngữ văn 10, Nxb Hà Nội.

31.Trần Kiết Hùng (2005), 180 nhà văn Trung Quốc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32.Nguyễn Huy (2010), Đọc lạiLiêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh), http:// nguyenhuytp.vnweblogs.com

33.Đàm Quang Hưng (2000), Giới thiệu bộ truyện Liêu Trai Chí Dị và tác giả Bồ Tùng Linh, http: //www.tusachthantien.com

34.Phạm Văn Hưng (2010), Đi tìm cơ sở hiện thực của những tưởng tượng về nhân vật hồ ly tinh và hóa thân của nó trong Liêu Trai chí dị, http: //diendankienthuc.net

35.Trần Thế Hương (2006), Liêu Trai chí dị từ góc nhìn tính dục học, http:// nld.com.vn.

36.Jeon Hye Kyung (2006),Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn- Trung- Việt”, Tạp chí Văn học (12), tr. 59-74.

37. Đinh Thị Khang (2007), “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn đăng tân thoại Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Văn học, (4), tr.62-72.

38.Ngô Tự Lập, Mavới tư cách là nhân vật văn học, http: //www.viet - studies.info

39.Bồ Tùng Linh (2002), Liêu Trai chí dị ( Lời bình: Tản Đà, lời bạt: Chu Văn), Nxb Văn học, Hà Nội.

40.Lý Nham Linh- Cố Đạo Hinh (1997), Đời sống cung đình Trung Quốc,

Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

41.Lê Nguyên Long (2006), “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9), tr.40-54.

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 130)