Cái thực được hư hoá

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 30)

7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

1.2.1. Cái thực được hư hoá

Cái thựcLiêu Trai chí dị là toàn bộ muôn mặt cuộc sống thực tế được bộc lộ một các sinh động, toàn vẹn. “Trong bộ truyện Liêu Trai chí dị cũng chứa rất nhiều truyện nói về những khía cạnh khác nhau của người đời thời đó, hoặc rõ ràng hiển nhiên, hoặc ngầm ý chỉ trích sự cai trị khốc liệt, tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, và đặc biệt tư tưởng dân chủ rất cấp tiến trong vấn đề tình yêu và hôn nhân” [21]. Bồ Tùng Linh viết tập truyện

trong tập thứ nhất, ông có nhắc đến biến cố Giáp thân (1644) khi ông vừa được 4 tuổi thì Trung Quốc bị biến loạn, nhà Thanh thay thế nhà Minh. “Dùng câu chuyện chồn báo tin Linh quan sắp tẩy uế hạ giới nhân dịp tế lễ trời đất, ông viết chồn cho hay là biến cố sẽ xẩy ra. Và ông chắc chắn đã biết được bao nhiêu chuyện thối nát của chính quyền, của lũ quan chức tham nhũng, ăn tiền vô tội vạ, dân chúng oán than, đói khát nghèo khổ. Bồ Tùng Linh đã đỗ tú tài năm 18 tuổi, nhưng rồi sau đó ông thi trượt liên miên cho đến năm ông 71 tuổi mới đậu cử nhân. Trong 52 năm trường lận đận trong thi cử, chắc chắn là ông phải có rất nhiều kinh nghiệm sống, hiểu rõ về nhân tình thế thái, về con người và thời đại mà ông sống....

Trong Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh đã phản ánh một cách đầy đủ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội: từ vua, quan đến tầng lớp bình dân, tầng lớp dưới đáy của xã hội (ca nữ, trộm cắp, giết người, cờ bạc,…), thương nhân, nho sĩ, tăng ni phật tử, đạo sĩ, pháp sư,…Nhiều sắc diện cuộc sống hiện thực được bộc lộ rõ nét qua hệ thống hình tượng này. Đó là bức tranh hiện thực xã hội dưới chế độ phong kiến nhà Thanh đầy rẫy bất công, mục ruỗng, bẩn thỉu, vô lý, tàn ác, vô nhân đạo. Đó là những khát vọng, mong ước rất bình dị, cụ thể, đậm chất đời thường của con người trần thế: thực hiện lẽ công bằng, sống ấm no, hạnh phúc, có tình yêu, hôn nhân tự do,… Khi phản ánh mỗi giai tầng, tác giả đều đặt ra những vấn đề xã hội thiết thực. Đối với vua, quan là vấn đề an dân, trị nước nhưng đáng buồn thay vua, quan trong xã hội Liêu Trai chí dị

hầu hết là những kẻ cậy quyền, cậy thế ức hiếp dân lành, độc ác, tham ô, tranh giành quyền lực với chế độ chính trị mục nát, hà khắc. Đối với tầng lớp bình dân là mong ước được sống ấm no, hạnh phúc, công bằng nhưng luôn bị áp bức, chà đạp, đè nén, hãm hại. Điều này được thể hiện rất rõ trong các thiên truyện: Xúc chức, Mỹ nhân cứu mạng, Mộng lang, Nối giấc kê vàng, Kiều nữ, Hướng Cảo,…“Qua cái nhìn của Bồ Tùng Linh, thế giới hiện ra như một bức

tranh muôn màu sắc, hiện thực cuộc sống được trình hiện trước mắt người đọc vừa bi đát vừa hài hước, vừa thống thiết ly kỳ vừa đau thương ai oán, vừa khao khát hy vọng vừa thất vọng tràn trề....” [77, 82]. Mỗi thiên truyện đều chứa đựng dung lượng cuộc sống rộng lớn. Người đọc tìm thấy trong tác phẩm nhiều kiến thức về mọi mặt cuộc sống từ đạo đức, pháp luật, chính trị, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, ái tình,…Quả là đúng đắn khi đánh giá Liêu Trai chí dị là bộ “bách khoa toàn thư” về cuộc sống, là “pho sử sống” của thời đại! Toàn bộ cái thực này được hóa một cách nhuần nhuyễn, nghĩa là được hư cấu tưởng tượng một cách tài tình tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ cho tác phẩm.

Tác giả biến câu chuyện hiện thực thông thường thành câu chuyện ly kì, nhân vật vốn là những con người bình thường được “kì lạ hóa”. Một số truyện trong phần đầu của tập truyện như Hoàng Anh, Cát Cân, Chương A Đoan, Thanh Nga, Trúc Thanh đã mở đầu cho cái li kì hấp dẫn của mỗi thiên truyện và toàn tập truyện. Thế giới kỳ ảo, “dường có dường không là đẹp” (dĩ nhược hữu nhược vụ vi mĩ). Tác giả tạo nên những biến hóa lạ thường: người biến thành chim (Trúc Thanh), thành tiên (Thanh Nga), thành hổ (Hướng Cảo), thành dế (Xúc chức) …, ngược lại ong (Liên Hoa công chúa), chim (Cáp dị), ma (Nhiếp Tiểu Thiện, Liên Toả, Tiểu Tạ,...), hồ ( Liên Hương, Hồ thiếp, Hồ mộng, Hồ hài, Tân thập tứ nương,...), hoa (Hoàng Anh, Cát Cân) biến hoá thành người. Do vậy, “Trong Liêu Trai độc giả như lạc vào thế giới của cổ tích, thần thoại. Những môtíp “biến hình”, “hóa thân ”, “đội lốt ”, “phục sinh ”, “đầu thai ”,...đầy rẫy trong tác phẩm ” [76, 77]. Tác giả xử lý tình huống truyện khéo léo, tạo nên những cuộc “kì ngộ”, “kì duyên”: hồ với người, ma với người, người với tiên,…Tất cả các nhân vật này đều có khả năng kì lạ với những hành trạng, nói năng, ứng xử khác thường góp phần hư hóa câu chuyện có thực.

Trong truyện Xúc chức, lệ cung tiến dế đã làm bao gia đình khốn đốn và cũng có người nhờ tìm ra dế mà được “thành danh” là điều có thực trong lịch sử. Truyện đã phản ánh một sự thật từng được ghi nhận trong sử sách ở ngay câu mở đầu tác phẩm: “Thời Tuyên Đức trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế, hằng năm trưng thu dế trong dân”. Một thời trong dân gian lưu truyền câu đồng dao: “Con dế kêu ran, Tuyên Đức hoàng đế ham”. Trong thời bấy giờ, vua công khai ra sắc lệnh cho tri phủ Tô Châu phải một nghìn con, đúng kỳ hạn, đúng “phẩm cấp”. Quan thì “dùng hình phạt nghiêm khắc đốc thúc bà con” [40, 366- 367] còn dân thì “từ người khỏe mạnh cho đến con trẻ, thường quần tụ trong đám cỏ, nghiêng tai đi đi lại lại, bộ mặt khó đăm đăm chỉ sợ mất dế” [40, 366- 367]. Trong truyện tác giả đã dẫn dắt cụ thể từ việc “Quan tỉnh đòi cung tiến thường xuyên. Quan huyện đòi lý trưởng phải cung cấp. Bọn lý dịch thì sách nhiễu nhân dân. Mỗi đầu dế phải nộp đủ làm khuynh gia bại sản mấy nhà”. Cuối cùng mọi hậu quả gánh nặng đều đè lên cuộc sống người dân vô tội. Thành Danh là một nạn nhân tiêu biểu. Anh ta vốn là đồng sinh bị ép làm một chân chức dịch trong làng “mới chưa đầy một năm mà gia sản nhỏ mọn của anh ta cơ hồ đã kiệt, gặp vụ nộp thuế buồn lo đến nỗi chỉ muốn chết đi cho rảnh”. Con người ta chỉ có đi vào con đường cùng, vào ngõ cụt mới tìm đến cách kết thúc cuộc đời. Thành Danh lúc này cũng đang bị dồn vào sự bế tắc. Không chỉ bị vò xé về tinh thần, anh ta còn bị tra tấn về thể xác: “phải chịu đòn trăm gậy, đôi mông máu be bét”. Thảm cảnh gia đình Thành Danh, tâm trạng của anh ta khi không tìm ra dế, khi dế chết, con mất, rơi vào bế tắc: từ “lo buồn quá chỉ muốn chết” đến “trăn trở”, “lạnh toát xương sống” rồi “như đứt hơi tắc họng”, “nằm dài”, “lòng buồn rười rượi”,... Đúng là những chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi. “Chỉ mấy chữ cô liêu như vậy, mà có cảm giác như hàng chục, hàng trăm chữ ở đầu ngọn bút, khiến người đọc liên tưởng dồn dập” [Dẫn theo 68, 281]. Nhờ việc sử dụng các chi tiết hoang

đường kỳ ảo mà sau mỗi bế tắc đến với gia đình anh câu chuyện được tiến triển. Đó là chi tiết: cô đồng gù có tài bói toán cầu thần xuất hiện đã trao cho vợ anh mảnh giấy sơ đồ chỉ dẫn, nhờ vậy anh ta đã tìm được con dế to khỏe; chi tiết sau khi con trai tự vẫn “nửa đêm con sống lại” nhưng “vẫn trơ ra như khúc gỗ, bằn bặt ngủ lịm” sau đó hồn đứa bé biến thành con dế “đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai” biết nhảy tọt vào tay áo, chọi khỏe thắng các con dế khác và thắng cả gà, biết nhảy múa theo các tiết điệu, biết làm đẹp lòng vua quan. Nhờ có dế mà anh chức dịch hiền lành, khốn khổ được vinh hiển “vượt qua các bậc quyền quý”. Với những chi tiết hiện thực được hư hóa

truyện đã vẽ nên bộ mặt vua quan phong kiến nhà Thanh tàn nhẫn, độc ác, vô nhân đạo, đẩy người dân rơi vào thảm cảnh sống dở, chết dở, biến người dân thành thứ đồ chơi mua vui đến mức họ phải đánh đổi bằng cả sinh mệnh, dòng dõi…

Chốn trường thi nhốn nháo và chế độ khoa cử thối nát là một mảng đề tài hiện thực sống động mà Bồ Tùng Linh muốn hê tung lên với tất cả sự căm phẫn qua nhiều hình tượng nhân vật nho sĩ “thượng vàng hạ cám” và quan chấm thi “mắt mù, đầu quáng”. Chuyện lạ lùng, phi lý cứ nghiễm nhiên trở thành chuyện tự nhiên, tất yếu! Bản thân Bồ Tùng Linh từng chịu mọi nỗi ê chề và sự dày vò của chế độ khoa cử, nên ông hiểu cái ấm ức, hậm hực sự bất bình căm phẫn của cử tử. Vì ông là người hiểu rất sâu sắc bản chất giả dối, hủ lậu của chế độ nhà Thanh thời đó cho nên đã đánh thì đánh rất đau. Nói như Lỗ Tấn trong bài Viết sau tập nấm mồ: “Vì họ từ trong thành lũy cũ ra, cho nên họ biết tình hình khá rõ ràng, khi đã trở giáo lại đâm, dễ khiến kẻ thù toi mạng”. Ông đã dùng ngòi bút của mình để phê phán một cách toàn diện sự ruỗng nát suy đồi của chế độ khoa cử đặc biệt là công kích lũ quan chấm thi. Trong truyện Tư Văn lang có những kẻ dốt nát “văn ngửi không được” vẫn đậu cao như: Dư Hàng còn người giỏi văn thì thi rớt như: Vương Bình Tử. Đó

là sự thật đáng buồn, đáng kinh tởm trong xã hội nhưng chi tiết có nhân vật ông sư mù có thể đốt văn người khác ngửi bằng mũi mà đánh giá được hay dở là chi tiết phi hiện thựcmang âm hưởng mỉa mai, chế giễu khoa cử sâu cay.

Trong truyện Hướng Cảo, Thương Tam Quan,..tác giả đã phản ánh thực trạng xã hội bất công, quan lại tham của đút lót bẻ cong công lý: kẻ giết người nhởn nhơ; người bị giết oan không được minh oan. Tất cả bộ mặt hiện thực đầy trớ trêu, đau lòng này xuất hiện từ tình cảm thâm trầm thương thời mẫn thế của tác giả đối với xã hội đương thời. Ở Hướng Cảo nàng kỹ nữ Ba Tư muốn hoàn lương thì trở thành gái góa, Thạnh cưới người con gái mình yêu thì bị đánh đến chết, người em gái đau đớn đưa đơn kiện lên quan thì quan làm ngơ vì đã nhạn tiền hối lộ- đó là những sự thật đau lòng. “Cực chẳng đã”, Cảo phải tự tìm cách trả thù cho anh trai. Quyết tâm trả thù của nàng ngùn ngụt sự căm phẫn dù mưa lớn, gió táp bốn bề dữ dội, thân thể đau đớn, tê liệt, rét run nàng vẫn không từ. Quyết tâm đó đã cảm hóa được đạo sĩ và nhờ đạo sĩ nàng biến thành hổ, trả được mối thù. Chi tiết lạ lùng này làm người đọc hả lòng, hả dạ biết bao! Thương Tam Quan là câu chuyện về nàng Tam Quan phải hy sinh hạnh phúc riêng tư và tuổi xuân, đem thân gái dặm trường trả thù cho cha vì cha chết oan không được giải. Cái thực này được hư hóa với chi tiết sau khi treo cổ tự tử, nàng chết rồi mà “nét mặt vẫn đẹp như ngọc, vỗ về thì thân thể tay chân nóng ấm lại” và còn trừng trị cả hai anh chàng máu dê “dở trò khả ố”. Với chi tiết ấy, phải chăng là ngòi bút tác giả nhằm thần thánh hóa cô gái Tam Quan có tấm lòng thơm thảo? Những chi tiết được hư hóa này không chỉ làm cho hình tượng nhân vật thêm sinh động, hấp dẫn mà còn làm câu chuyện trở nên li kì, biến hóa khôn lường vừa tô đậm thêm giá trị hiện thực, tăng thêm sức mạnh tố cáo và đồng thời góp phần làm nên vẻ đẹp nhân văn cho tác phẩm. Quả là “việc lạ có thể khai mở lòng người ta, khiến người

ta phấn khởi tinh thần” (kỳ vật túc thác nhân hung ức, khởi nhân tinh thần- chữ dùng của Thang Hiển Tổ tập).

Hơn nữa, tác giả còn đặt nhân vật - vốn là những con người bình thường trong không gian hư ảo, thời gian hư ảo.

Về không gian nghệ thuật, tác giả đặt nhân vật vào trong không gian hư ảo. Có không gian: thiên đình (truyện Bạch Vu Ngọc, Lôi Tào,...), long cung (trong truyện La Sát hải thị, Trúc Thanh,...), hang sâu (Kiều Na, Tân thập tứ nương, Phiên Phiên, Dạ Xoa quốc,...), âm phủ (Chương A Đoan, Liên Thành, Cầm Sắt, Lý Bá Ngôn,...). Đó là không gian nhằm mở rộng phạm vi hoạt động cho nhân vật. “Khung cảnh mê ảo và nhân vật kỳ ảo đã tương hỗ, bổ sung lẫn nhau, do đó làm phát sinh các tình tiết ly kỳ, làm thành hiệu quả nghệ thuật kỳ diệu” [77, 85]. Truyện Mộng lang đã phản ánh một sự thật về những kẻ quan lại quyền cao chức trọng nhưng tàn ác, tham lam, lòng lang dạ sói, ỷ thế làm xằng, coi “danh vị quý báu của triều đình như món hàng đem bán lấy tiền làm giàu, tha hồ so đo gầy béo”. Đặc biệt hình tượng nhân vật Giáp chỉ biết ăn của đút lót, mua quan bán tước với quan niệm: “Quyền cho thăng hay truất là ở các đấng bậc ttreen chứ đâu phải ở dân trăm họ. Bề trên hài lòng thì tao nhất định là vị quan tốt. Thương yêu trăm họ thì làm sao được các quan trên vui lòng”. Toàn bộ câu chuyện hướng vào triết lý “ác giả, ác báo” qua các chi tiết hư cấu. Đó là chi tiết giấc mộng thấy sói của người cha và kết cục bi thảm của Giáp: bị chặt đầu sau được Tể quan cho gắn đầu lại nhờ phúc ấm của người cha nhưng đầu bị gắn lệch “bả vai đỡ lấy hàm”, “mắt có thể tự nhìn thấy sau lưng và không ai coi y là người nữa”. Trong truyện Trúc Thanh, chi tiết Ngư Dung nhà nghèo, thi trượt, không một đồng dính túi phải đi ăn xin, “bi phẫn mà khấn vái trước bàn thờ thần”, bị bất tỉnh nhờ mọi người giúp đỡ mà tỉnh dậy, về được quê hương là những chi tiết giàu màu sắc hiện thực; tuy nhiên nhiều chi tiết kỳ lạ kể từ khi chàng nằm mộng được yết kiến Ngô Vương,

cuộc đời chàng thay đổi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác một cách li kỳ là hóa: biến thành quạ kết vợ chồng với Trúc Thanh, sau ba năm về quê trở lại nơi miếu cũ thì gặp người xưa giờ đã là thần nữ sông Hán. Họ ăn ở và có với nhau ba người con ở dưới thủy cung,... Truyện đã thể hiện mong ước tình yêu đích thực, hôn nhân tự do vượt qua muôn ngàn khó khăn, cách trở, gieo vào lòng người niềm tin tưởng, lạc quan về cuộc sống. Trong nhiều chuyện khác nữa như: Củng tiên, Trần Vân Thê, Liên Hoa công chúa,...tác giả dùng nhiều chi tiết hư ảo để thể hiện mong ước một tình yêu trong trắng, thủy chung. “Vô luận người yêu của họ là hồ ly, ma quỷ, hay yêu tinh của hoa, của cá, họ vẫn tôn trọng nhau với quan niệm bình đẳng, đúng mực” [18, 188]. Đó là quan niệm tình yêu hôn nhân mới mẻ, tiến bộ, đáng trân trọng của văn sĩ họ Bồ.

Về thời gian, tác giả tạo nên thời gian hư ảo- thời gian “mở rộng và vận động tự do với các duyên kiếp tiếp nối đổi thay để răn đe, thưởng phạt các hành vi của con người. Những con người với các “kiếp” khác nhau, sống trong các thế giới khác nhau đều ít nhiều liên quan với quan niệm triết học của Phật giáo, Đạo giáo và cả phần mê tín trong dân gian, nhưng tất cả đều được Bồ Tùng Linh sử dụng với tư cách là các phương tiện nghệ thuật để thể hiện quan niệm và tư tưởng của mình” [22, 54]. Tiêu biểu như trong các truyện: Liên Thành, Chương A Đoan, Lâm Tứ Nương, Lôi Tào,...

Ngay đến cả tâm lý từng loại nhân vật cũng được tác giả hóa tạo nên màu sắc hư hư thực thực cho câu chuyện. Ví dụ truyện: Phượng Dương Sĩ Nhân, tác giả miêu tả tinh tế tâm lý người làm vợ khi xa chồng thì nhớ đến da

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w