Nhân vật là người

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 53)

7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2.1.Nhân vật là người

Thế giới con người vô cùng phong phú với nhiều mối quan hệ phức tạp, chằng chéo. Dựa vào nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả, chúng tôi chủ yếu đi vào khảo sát, tìm hiểu hai loại nhân vật: nhân vật nam giới và nhân vật người phụ nữ. Hơn nữa, trong xã hội “nam tôn nữ ti”, phân chia nhân vật thành hai loại theo giới tính là phù hợp. Ở loại nhân vật nam, chúng ta khảo sát ba kiểu nhân vật phân chia theo nghề nghiệp: Nho sĩ, vua quan, thương nhân. Mỗi kiểu người, được tác giả xây dựng với một vẻ khác nhau.

Trong thế giới Liêu Trai chí dị, hình ảnh chàng thư sinh nổi bật lên hàng đầu và thường gắn với việc học hành thi cử. Họ xuất hiện trong những mối quan hệ của cuộc sống đời thường, những thử thách vận may ở nhiều loại nghề nghiệp, chuyện nợ nần cơm áo và chuyện tình yêu, tình dục. Họ chính là những nhân vật trung tâm trong hầu hết các thiên truyện phản ánh được phần nào bức chân dung tinh thần của chính ông.

Nhân vật nho sĩ hiện lên trong bộ tiểu thuyết truyền kỳ Liêu Trai chí dị

có một số đặc điểm: Họ vốn là những người có học, tính tình khảng khái, biết ăn ở tình nghĩa, biết đối nhân xử thế. Ví dụ chàng Viên Đại Dung trong truyện Vân La công chúa là người học trò Loan Châu, tính tình khảng khái hay giúp người: “Trong chợ có kẻ mắc nợ phải bán con gái đi. Viên trút túi ra chuộc giùm, không có vẻ tiếc của chút nào”. Chàng đã tuyên bố rõ ràng quan điểm trừng trị lũ người bất nhân, lũ quan tham lam gian ác với chàng An Đại Nghiệp: “Tôi giết toàn hạng người bất nhân, tôi lấy toàn là tiền của phi nghĩa. Không vậy thì của bỏ rơi ở đường cũng không thèm nhặt”. Viên Đại Dung đã hành động như một trượng phu giàu tinh thần nghĩa hiệp, muốn lập lại công bằng trong xã hội. Trong truyện Liên Thành, Kiều Sinh là một người thật đáng nể phục. Chàng không chỉ là người nổi tiếng tài giỏi, làm thơ lời lẽ như gấm vóc khiến Liên Thành- con gái Sử công ca ngợi hết lời và đem lòng yêu mến mà chàng còn là người hết mực chung tình. Từ khi chàng biết Liên Thành có ý với mình, chàng đã nhận Liên Thành là người tri kỷ. Không những thế, chàng còn luôn sẵn lòng hy sinh cho người mình yêu. Mặc dù biết Sử công đã hứa gả Liên Thành cho Vương Hoá Thành nhưng khi nghe tin nàng phát bệnh nặng muốn chữa được “phải có một đồng cân thịt ở ngực người con trai”, chàng đã “lập tức đến nhà họ Sử, tay cầm dao kéo, tự cắt lấy thịt trước ngực, trao cho nhà sư Tây Vực, máu vấy cả áo chàng”. Khi nàng bệnh cũ tái phát mà chết, chàng đã “đến viếng tang, kêu rú một tiếng, ngã xuống chết giấc”,

xuống âm ty chàng cất công đi tìm Liên Thành bằng được. Tấm lòng chung tình đó đã cảm hoá được trời đất nên hai người được hoàn hồn về dương gian chung sống hạnh phúc bên nhau! Truyện Lôi Tào hiện lên hai nhân vật nho sỹ Hạ Bình Tử và Nhạc Vân Hạc là hai người học trò tính tình khoáng đạt, giữa họ có một tình bằng hữu thắm thiết, sâu nặng, hoạn nạn có nhau. “Khi Hạ mắc bệnh dịch qua đời, nhà nghèo quá không có tiền chôn cất. Nhạc khảng khái nhận hết công việc ấy về phần mình lo liệu. Hạ chết để lại vợ goá với đứa con đang ẵm trên tay. Nhạc thường lui tới chăm sóc, kiếm được thưng lúa, đấu gạo nào đều chia làm hai (...) Các bậc sĩ phu thấy thế càng khen Nhạc hiền đức”. Hạ Bình Tử không chỉ thông minh mà còn sống rất tình nghĩa, ngay cả khi chàng đã chết, là một ngôi sao Thiên Vi ở trên trời, được Nhạc đem về, chàng đã xin đầu thai làm con Nhạc để báo đền ân đức từ trước đến nay. Tình bạn của họ thật là cảm động! Những người nho sĩ như thế, há chẳng đáng để người đời khâm phục sao?

Trong Liêu Trai chí dị còn có những học trò học hành một cách sáo rỗng, máy móc lại ham hư danh mong muốn tiến thân bằng khoa cử. Có những thư sinh chăm lo học hành một cách thái quá ví như chàng Lang Ngọc Tru trong truyện Thư sĩ (Mê sách). Chàng đọc sách đến ngú ngớ, mê muội, khi học cứ “cất tiếng sang sảng ngâm đọc” cho nên mặc dù “suốt ngày suốt đêm anh ta chỉ mải mê đọc sách, bất kể nóng nung người hay rét cắt da” nhưng mãi vẫn không thành đạt được. Mục đích cuối cùng của họ là đỗ đạt để làm quan cao chức trọng. Chẳng thế mà các anh chàng này hễ nằm ngủ là mơ mình có tên trong bảng vàng như anh chàng Vương Tử An trong truyện cùng tên, ông cử họ Tăng trong truyện Tục hoàng lương,...Trong truyện Vân La công chúa, khi An Đại Nghiệp khoe với vợ là mình thi đậu, chàng tưởng là nàng mừng nào ngờ nàng công chúa đã buồn rầu than thở và lên án cái hư danh tục luỵ đó: “Ôi! Cái thứ danh vọng thoảng đó có nghĩa lý gì đâu. Chẳng

qua làm người ta tổn thọ thì có. Ngờ đâu vắng mặt có ba bữa, mà chàng đã vương phải tục luỵ sâu thêm một lớp nữa rồi”.

Cả cuộc đời Bồ Tùng Linh luôn phải chịu nhiều trắc trở và bất hạnh trong chyện thi cử. Ông đã phản ánh tâm trạng của mình thông qua hình tượng những người học trò với sự căm hờn không thể giải trong việc thi cử. Qua những câu chuyện trên, “tác giả bày tỏ tình cảm chủ quan của mình một cách mãnh liệt và gay gắt nhưng không tránh khỏi khoa trương thái quá. Những bài viết nhằm công kích tệ đoan trong thi cử, có ý nghĩa nhất là phải kể các thí sinh bị hành hạ dữ dội về tinh thần, tâm hồn bị bẻ cong” [29, 606]. Đây cũng là đề tài chủ yếu trong Chuyện làng nho-Ngô Kính Tử. Ví dụ chàng Vương Tử An trong truyện cùng tên cũng giống như Phạm Tiến trong Chuyện làng nho, khao khát đỗ đạt đến mức điên dại, mê muội. Từ hình tượng cụ thể

Vương Tử An, tác giả đã khái quát khắc họa sâu sắc và sinh động hình tượng “lôi thôi sĩ tử” trong và sau cuộc thi với giọng điệu giễu cợt sâu cay: “Các tú tài vào trường thi có bảy cái “giống” như: “Lúc mới vào trường, chân trắng vác chõng giống như ăn mày. Lúc gọi tên, quan thét lệ mắng giống như tù nhân. Lúc về nhà trọ, hốc vác rúc đầu, buồng buồng thò cẳng, giống như ong lạnh cuối thu. Lúc ra khỏi trường thi, tâm thần thảng thốt, trời đất đổi màu giống như chim ốm rời lồng. Lúc đợi yết bảng thì cây cỏ đều kinh, mộng tưởng cũng ảo. Nếu đỗ ư, thì khoảnh khắc đã này lầu, này gác! Nếu trượt ư, thì nháy mắt xương cốt như mục ra. Lúc ấy thôi đứng ngồi không yên giống như con khỉ bị bắt. Lúc xướng danh không có tên thì tinh thần đổ sụp, người chết lặng đi giống như con nhặng phải bả, có ai trêu đùa cũng thây kệ”. Có thể nói “đó là loại trí thức đáng thương, những người này một khi sa vào cạm bẫy của chế độ khoa cử thì họ để mất cả tuổi thanh xuân. Bồ Tùng Linh khóc cho số phận đầy bi thảm của những người đã ngã gục trước những tai nạn tầy đình do khoa cử gây ra” [18, 192]. Từ đó hình tượng nhân vật nho sĩ trong thi

cử được hiện lên toàn vẹn, đầy đủ vừa đáng thương vừa đáng trách. Thật là một cách miêu tả nhân vật một cách cụ thể, sinh động, tài tình của tác giả !

Trong tầng lớp nho sĩ đã có sự sa đọa về nhân cách. Người xưa quan niệm nho sĩ- những người theo học đạo thánh hiền phải có đủ tài và đức, đức bao gồm nhân-lễ-nghĩa-trí-tín. Ấy vậy mà trong xã hội của Bồ Tùng Linh, tài năng nho sĩ có hạn và để đạt được mong muốn thì nhân cách của họ được đem ra để đổi lấy những giá trị khác.

Có những nho sĩ bị đồng tiền, ham muốn bản năng làm cho mờ mắt, tự đánh mất dần ở bản thân bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp. Truyện Mưa tiền đã phản ánh sự xuống dốc về phẩm cách của anh thư sinh tú tài xứ Tân Châu. Ham muốn tiền bạc đã khiến anh ta mất đi bản tính khoáng đạt, cao nhã vốn có. Anh ta đã lợi dụng người bạn văn chương chữ nghĩa là một hồ tiên có tài biến hoá để kiếm vàng bạc giàu sang. Thói tham lam, vô liêm sỉ của anh chàng thư sinh nọ đã khiến cho Hồ Dưỡng Chân tức giận, mắng cho một trận rồi bỏ đi. Phẩm cách của một anh chàng có học, đọc sách thánh hiền hàng ngày không bằng một người vốn chỉ là loài hồ ly! Tác giả không đặt tên cụ thể cho nhân vật chàng thư sinh phải chăng muốn khái quát nên bản chất thấp kém của một bộ phận nho sĩ, khi có điều kiện làm điều xấu, thì những thứ bản năng hèn hạ trong con người có “nhiều chữ” cũng nổi lên không kém ai. Truyện A Hà đã làm nổi bật chân dung của hai anh chàng học trò xuống cấp về nhân cách: Trần sinh máu dê lợi dụng lúc cô gái bước vào đường cùng đem về nhà “muốn vầy cuộc mây mưa”; Văn Đăng Cảnh Tỉnh là người bội bạc, khi được A Hà để ý đã tìm mọi cách để ruồng rẫy người vợ ngoan hiền bấy lâu không hề thương tiếc- thật là một người “bất lương, được mới nới cũ”.

Có những anh học trò tuổi nhỏ đã thích ăn chơi, sống hưởng thụ, buông thả. Anh chàng Lưu Xích Thuỷ trong truyện Phượng Tiên cha mẹ mất sớm, anh ta không những không bấm chí học hành mà còn “mải mê chơi bời, bỏ

học. Gia cảnh cũng chẳng có gì mà tính lại thích chải chuốt, chưng diện, giường chiếu, chăn nệm nhất nhất đều là những của tốt đẹp, tinh xảo”. Còn Quảng Bình Phùng sinh trong truyện Tân thập tứ nương lại là một người “từ lúc nhỏ đã có tính bê tha hay rượu”.

Đáng buồn hơn nữa, trong xã hội phong kiến tiến thân bằng con đường khoa cử là con đường duy nhất và nhanh nhất để leo lên bậc thang danh vọng thì rất ít nho sĩ đi thi mong đậu đạt làm quan là để giúp dân giúp nước mà phần lớn là ham hư danh, tiền tài, địa vị. Khi chưa đỗ đạt thì lo dốc lòng dốc sức “dùi mài kinh sử”, khi đã đạt được chút ít công danh thì rơi vào con đường tha hóa. Những nho sĩ này khi đã áo gấm khăn dài bước lên ranh giới của bọn thống trị thì không chỉ hoàn toàn rời xa nhân dân mà còn ra sức hành hạ bóc lột nhân dân. Họ càng trèo lên cao trên bậc thang địa vị xã hội thì trên bậc thang giá trị nhân cách đạo đức họ càng biến đổi trở thành những kẻ thuộc tầng lớp thấp nhất. “Điều đó chứng tỏ chế độ khoa cử đã thâm nhập tận tâm linh của những phần tử trí thức, khiến tinh thần của họ sa đọa đến mức không tưởng tượng được” [18, 193]. Tiêu biểu là truyện Nối giấc kê vàng. Bằng cách sử dụng giấc mơ, thông qua nhân vật Tăng, tác giả đã làm nổi bật con đường của bao kẻ sĩ khi thi đậu ra làm quan thì nghênh ngang ra oai, phân biệt đối xử theo chức vị, quà biếu, dùng quyền hành để giải quyết ân oán cá nhân, ra sức bóc lột, ức hiếp dân lành,...Bao nhiêu chữ nghĩa thánh hiền như một thứ bàn đạp, khi đạt được danh vọng kẻ sĩ sẵn sàng vứt bỏ, thay vào đó là bao nhiêu cặn bã nhân cách suy đồi nổi lên, chỉ biết “dối trên lừa dưới” để thoả mãn bản năng của con người! Đó cũng chính là biểu hiện của sự rạn nứt của cả một hệ thống giáo dục phong kiến lúc bấy giờ.

Cuối cùng, những nho sĩ là những con người giàu mộng tưởng và đa tình, nhất là trong chuyện tình yêu với các giai nhân. Các thư sinh hễ thấy con gái trẻ trung xinh đẹp là nảy sinh tình ý, gặp người tri kỷ thì theo đuổi đến

cùng, đến chết vẫn không từ. Trường hợp thứ nhất có thể kể đến chàng Tống Dương Nhược trong truyện Hà Hoa Tam nương tử. Anh ta vốn là một sĩ nhân, vào một ngày mùa thu anh ta ra thăm ruộng, thấy có đôi trai gái đang dở dang cuộc mây mưa, anh ta liền đằng hắng. Thế mà khi nhìn thấy “cô gái đứng dậy mặt mũi khá xinh. Tống vừa nhìn đã thấy ưa, chớm nảy ý nọ kia”. Anh chàng Trần Bật Giáo trong truyện Bà Chúa Tây Hồ trông thấy cô công chúa đẹp như người tiên thì “dòm từ đầu tới cuối, hồn phách tê mê”. Anh chàng Tang Sinh trong truyện Liên Hương một lúc yêu đương và thương nhớ cả hai cô gái: một cô Liên Hương là hoá thân của chồn, một cô Lý là hồn ma. Cô nào đến chàng cũng “yêu đương cực kỳ âu yếm”. Chàng Khổng Tuyết Lạp trong truyện Kiều Na bị một cái ung to như trái đào giữa bụng phải cắt đi chỗ thịt thối mặc dù “máu tím chảy phun, ướt đẫm giường chiếu”, chàng ta vẫn không thấy đau đớn do được gần kề người đẹp- nàng Kiều Na. Rõ ràng anh chàng thư sinh này là kẻ đa tình, nặng lòng với giai nhân!

Loại thứ hai phải kể đến là chàng Kiều Sinh trong truyện Liên Thành, hoặc có thể kể đến anh chàng Hoắc Hoán trong truyện Thanh Nga,…Hoắc Hoán mười một tuổi, thông minh hơn người đã nổi tiếng thần đồng vào học trường tỉnh, một hôm “đứng chơi ngoài cổng, ngó thấy Thanh Nga. Trẻ con tuy chưa biết gì, chỉ thấy tình yêu nổi lên rạo rực”. Mặc dù chỉ mới là một cậu học trò tóc còn để chỏm nhưng cậu đã dám dùng cái bay đêm tối khoét mấy lớp tường vào nhà nằm cạnh Thanh Nga- “lén nằm phục bên cạnh mền thêu, lặng hơi thở thơm phúc, trong lòng tự lấy làm sung sướng”. Đúng là một “cậu bé đa tình”! Quả thực họ là lớp người giàu mộng tưởng, thích ngao du, ham điều lạ và sớm nhập cuộc nhất vào những cuộc tình ít nhiều mang màu sắc dục. “Cho hay là giống hữu tình” (Nguyễn Du) vậy!

Liêu Trai chí dị có giá trị hiện thực rất lớn, giúp cho người đọc thấy được những bình diện khác nhau của đời sống xã hội đương thời của nhà Thanh.

Trước hết nổi bật lên trong tác phẩm đó là lũ vua quan tham lam, độc ác. Họ ra sức bóc lột, ức hiếp dân lành. Truyện Vương giả đã tố cáo viên quan Tuần phủ Hồ Nam qua bức thư của vị Vương giả gửi cho viên châu tá: “từ khi thành đạt làm quan thú quan lệnh, chức vị cực cao thì của tham ô, quà hối lộ kể không sao xiết. Khoản bạc sáu mươi vạn trước đây đã nghiệp dĩ thu vào kho. Hãy nên mở rộng túi tham nộp bổ sung thêm lệ cũ”. Đọc truyện Mộng lang, ta thấy giá trị phê phán hiện thực, tố cáo bản chất lang sói của bọn quan lại thật sâu sắc. Rõ ràng qua truyện này ta thấy quan là cọp, nha lại là chó sói - cả một bầy hung dữ hợp nhau cấu xé, ăn thịt người.

Hơn nữa họ còn là những kẻ ô lại, sống ích kỷ, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để thỏa mãn lòng tham của mình. Vị quan huyện họ Trình trong truyện

Cực trá là một tay đại bợm! Tên quan này đã dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi nhưng hết sức tinh vi để chiếm đoạt cây đàn kìm cực quý của Lý sinh! Trong truyện

Cáp dị, công tử Trương Công Lượng là người rất thích chim câu, chàng đã biếu “nhầm” cho bậc quan sang một món quà quý giá mà không mảy may được một lời cảm ơn. Đã thế khi chàng thưa đó là giống chim cực quý thì ông quan này “mơ màng như cố nhớ lại”, thủng thẳng đáp: “Thịt cũng không khác chim thường mấy”! Hoá ra vị quan này cũng chỉ là một kẻ nông cạn, hàm h

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 53)