Nghĩa của thủ pháp “thực giả hư chi, hư giả thực chi”

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 46 - 48)

7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

1.3.nghĩa của thủ pháp “thực giả hư chi, hư giả thực chi”

Trong Liêu Trai chí dị, chuyện người và chuyện yêu ma, hồ mị đã được kết hợp hài hòa, khéo léo, tế nhị. Lương Duy Thứ đánh giá: “Do tiếp thu truyền thống của chí quái và truyền kì, Liêu Trai khai thác toàn chuyện lạ (chí dị) đặc biệt là chuyện chung sống giữa người và hồ li tinh, sức tưởng tượng kỳ diệu cho tác giả tạo nên màu sắc kì ảo của Liêu Trai” [18, 121- 123]. Các tác giả

Từ điển văn học nhận định: “Sự kết hợp giữa “quái” và “kỳ” theo nhiều chuỗi môtip khác lạ không làm cho tác phẩm đồng nhất với văn học dân gian mà vẫn nổi rõ phong cách của văn học viết, không làm cho nội dung các mảng truyện xa lìa thế giới trần tục, trái lại càng xoáy chặt vào thế giới ấy, khiến cho truyện nào cũng sống động sinh sắc” [28, 8132]. Truyện đã phản ánh ba chủ đề chính: 1.Vạch trần chế độ chính trị tàn bạo, đả kích tham quan ô lại,

cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị áp bức; 2.Tố cáo phơi bày những xấu xa của tệ lậu thi cử đày đoạ và làm tha hoá đến cùng phẩm giá của người Nho sĩ; 3.Thể hiện khát vọng và ca ngợi tự do luyến ái trong một xã hội lễ giáo phong kiến đầy những trói buộc khắt khe. Để phản ánh được ba nội dung đó, tác giả đã xây dựng nên các tình tiết vừa li kì hấp dẫn vừa chân thực gần gũi. Cõi trời, cõi người, cõi âm thiên biến vạn hóa, lắm vẻ diệu kỳ, giàu sức biểu hiện và sức truyền cảm. Hư và thực đan cài vào nhau tạo nên một giới vừa hư vừa thực.

Việc cái thực được hóa và cái được thực hóa ở phương diện nhân vật trong Liêu Trai giúp con người nếm trải những điều không thể xảy ra trong thực tế, xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với thần tiên, ma quỷ nhằm nhận chân giá trị cuộc sống, hướng con người tới chân, thiện, mĩ đồng thời thỏa mãn được khát vọng, ước mơ chính đáng của con người. Điều đó vừa phù hợp với bản chất sáng tạo nghệ thuật, đặc trưng của thể loại truyền kỳ vừa giúp cho “đứa con tinh thần” của Bồ Tùng Linh thoát khỏi sự kiểm duyệt khắt khe của chính quyền phong kiến nhà Thanh đương thời. Qua việc

thực hóa và hóa tác giả không chỉ nhằm hiện thực hóa những gì con người khao khát, mong muốn mà còn nhằm tạo một thứ “bóng ngũ sắc” (chữ dùng của Nguyễn Huệ Chi) mặc sức cho trí tưởng tượng người đọc được thăng hoa, tâm trạng người đọc được giải tỏa. Đây là yếu tố quan trọng làm nên giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân văn cao đẹp, tư tưởng tiến bộ của tác phẩm và tạo nên những rung cảm thẩm mĩ, nâng cao năng lực thẩm thấu nghệ thuật của độc giả, gieo niềm tin mãnh liệt ở họ. Liêu Trai chí dị thật xứng đáng là “thiên cổ kỳ thư” (Phùng Trấn Loan).

Như vậy, cội nguồn làm nên sức hấp dẫn kì lạ cuả Liêu Trai chí dị

không phải chỉ ở những đề tài kỳ lạ mà còn ở tính chân thực bắt nguồn từ chân lý hiện thực. Vì vậy, Liêu Trai chí dị không đơn thuần là chuyện quái lạ

để giải trí lúc nhàn rỗi mà là tập truyện đem đến cho người đọc nhiều bài học bổ ích trong việc nhận thức xã hội, hiểu biết cuộc đời và đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do người viết lấy cái kỳ để nói cái thực như vậy nên khi phân tích mối quan hệ giữa thực và ảo cần “bóc tách” được cái vỏ kỳ ảo, kỳ lạ bên ngoài để thấy được cái cốt lõi hiện thực bên trong.

Giải quyết tài tình mối quan hệ giữa những giá trị thực là một cống hiến to lớn của Liêu Trai chí dị. Từ đây, chúng ta cũng phần nào nhận thức được sức hấp dẫn diệu kỳ hết sức đặc trưng của Liêu Trai chí dị, của thể loại truyện kỳ nói riêng và tác phẩm văn chương nghệ thuật nói chung. Đồng thời chúng ta thấy được sự trải nghiệm, vốn sống phong phú của ngòi bút tài hoa, uyên thâm và trĩu nặng nỗi đau đời của văn sĩ Bồ Tùng Linh. Lâm Ngữ Đường ca ngợi “Các tác giả tiểu thuyết thần quái Trung Quốc kể có hàng trăm người, nhưng miêu tả sâu sắc đến chỗ vi diệu, truyện hay sống động thì chỉ có một họ Bồ mà thôi” [19, 10]. Chỗ vi diệu của ngòi bút văn sĩ họ Bồ về phương diện miêu tả, khắc họa nhân vật trong Liêu Trai chí dị chính là sự kết hợp của phương pháp “Tỵ thực kích hư chi pháp” (Tránh chỗ thực đánh chỗ hư) và “Bất kỳ nhi kỳ” (Không kỳ mà kỳ) vậy!

CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI NHÂN VẬT CHỦ YẾU CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ

Một phần của tài liệu Nhân vật của liêu trai chí dị (Trang 46 - 48)