Chỉ tiêu hóa sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 41 - 46)

ĐTĐ theo định nghĩa là hiện tượng tăng đường huyết mạn tính, do vậy nồng độ Glucose trong máu được coi là tiêu chuẩn vàng trong chuẩn đoán và có giá trị cao trong theo dõi điều trị ĐTĐ chình vì vậy chúng tôi đã quan tâm tới chỉ số này và sử lý số liệu và được kết quả như bảng 3.6 dưới đây. Theo kết quả bảng 3.6 thì Glucose máu trung bình đều cao hơn hệ số sinh học (4,4 - 6,1) và khác nhau ở từng nhóm tuổi và cao nhất ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi (8,61 ± 2,4), thấp nhất ở nhóm tuổi trên 70 (7,12 ± 2,3).

Bảng 3.14. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu. Bệnh nhân

Phân loại huyết áp

Số trường hợp (n) Tỷ lệ (%) Bình thường 69 53,5 Bình thường cao 17 13,2 Tăng huyết áp: Độ I Độ II Độ III 43 20 17 6 33,3 15,4 13,2 4,7

Nhóm tuổi Số trường hợp Glucose máu trung bình ( X ± SD) HSSH(4,4 mmol/l - 6,1 mmol/l) < 40 10 8,61 ± 2,4 40 - 49 23 7,97 ± 3,1 50 - 59 29 8,32 ± 3,6 60 - 69 42 8,56 ± 2,5 ≥ 70 25 7,12 ± 2,3 Chỉ số chung 129 8,11 ± 3,6

Như vậy chỉ số Glucose máu trung bình của bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu có giá trị rất cao, nếu khảo sát mức độ kiểm soát Glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO năm 2002 chúng tôi nhận thấy mức độ kiểm soát kém còn chiếm tỉ lệ rất cao (77,5%) mức chấp nhận là 9,3%, mức tốt chỉ chiếm 13,2% đây là điều đáng báo động vì muốn tránh các biến chứng của tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết.

Bảng 3.15. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO năm 2002

Mức độ Số trường hợp ( n = 129) Tỷ lệ (%)

Tốt (4,4 - 6,1) 17 13,2

Chấp nhận (6,2 -7) 12 9,3

Kém (> 7 hoặc<4,4) 97 (>7) và 3 ( <4,4) 77,5

Biểu đồ 3.5. Mức độ kiểm soát glucose máu [theo tiêu chuẩn của WHO năm 2002]

Bảng 3.16. Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp Mức độ

Nghề nghiệp

Tốt Chấp nhận Kém

Làm ruộng 12 9,3 9 7,0 67 51,9

Hưu trí 3 2,3 0 0,0 15 11,6

CN-VC 0 0 0 0,0 6 4,7

Tự do 2 1,6 3 2,3 12 9,3

Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.16 thì mức độ kiểm soát glucose kém nhất là những bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng (51,9 %). Kết quả này theo chúng tôi là phản ánh đúng thực tế hiện nay vì mức độ kiểm soát glucose phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống. Việc kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 bằng nhiều phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ tử vong và mức độ tàn phế [theo UPKDS].

Bảng 3.17. Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu Chỉ số lipid máu X ± SD Giới hạn bình thường

Cholesterol toàn phần (mmol/l) 5,3 ± 1,1 < 5,2

Triglycerid (mmol/l) 3,3 ± 1,5 < 2,3

HDL – C (mmol/l) 1,2 ± 0,5 > 0,9

LDL – C (mmol/l) 3,9 ± 0,9 < 3,5

HbA1C (%) 7,7 ± 1,8 4,0 - 6,0%

Nhận xét:

- Hàm lượng cholesterol toàn phần trung bình và triglycerid trung bình cao hơn giá trị bình thường. Mức Cholesterol và Triglycerid cao là một yếu tố rủi ro gây bệnh sơ vữa động mạch và có thể gây bệnh đột quỵ hoặc cơn đau tim. Hàm lượng HDL - C, LDL - C trung bình trong giới hạn bình thường. - HbA1C cao (> 6,5%) chứng tỏ đường huyết không được kiểm soát tốt. - HbA1C và Glucose là 2 chỉ số vàng để đánh giá mức độ của bệnh ĐTĐ chúng tôi đã đi xem xét mối tương quan của 2 chỉ số này và kết quả có sự tương quan giữa HbA1C và nồng độ Glucose máu. Sự tương quan này là tương quan thuận và ở mức độ vừa.

Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa HbA1C và nồng độ Glucose máu

y = 0.2153x + 5.6291, y: HbA1C, x: Glucose, R2 = 0,1933, p<0,01

Chúng tôi cũng đi nghiên cứu sự tương quan giữa HbA1C và các chỉ số lipit máu. Theo tác giả Thượng Thị Ngọc Thảo, không có sự tương quan có ý nghĩa giữa các chỉ số lipit máu với nồng độ HbA1C. Theo Haseeb Ahmad Khan, có sự tương quan có ý nghĩa giữa HbA1C với CT, TG và tương quan nghịch giữa HbA1C và LDL. Theo Hồ Trường Bảo Long và cộng sự, có sự tương quan giữa HbA1C và LDL với r = 0,273 (p<0,05). Theo Phạm Thị Thu Trang tỷ lệ HbA1C có sự tương quan với TG. với r = 0,172 (p<0,05).

Kết quả của chúng tôi có sự tương quan rất yếu, giữa HbA1C với HDL- C, với hệ số tương quan r =0,24 (p < 0,01). Khác kết quả nghiên cứu của Hồ Trường Bảo Long và cộng sự là có sự tương quan yếu, giữa HbA1C và LDL- C. Điều này cho thấy cần phải kiểm soát đường huyết tốt hơn nữa để giúp

bệnh nhân ổn định chuyển hóa lipit để giảm các biến chứng do liên quan đến HDL-C. Khác biệt này có lẽ do sự khác nhau về cỡ mẫu nghiên cứu.

Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa HbA1C và nồng độ HDL - C máu

y = - 1.1529x + 9.1039, y: HDL-C, x: HbA1C , R2 = 0.0589, p<0,01

Bảng 3.18. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu.

Nhận xét: Bệnh nhân tăng Cholesterol và Triglycerit chiếm tỉ lệ rất cao trong đó tăng Triglycerid cao nhất, chiếm tỷ lệ 69,0 % và Số bệnh nhân có giảm HDL - C gặp ít nhất (18,6%). Bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu chiếm tới 92,2%. Cho thấy mức độ kiểm soát các thành lipit máu ở bệnh nhân là rất kém vì thế ở bệnh nhân xuất hiện các biến chứng kèm

Lipid máu Gới hạn bệnh lý (mmol/l) trường hợp (n = 129) Tỷ lệ (%) Cholesterol ≥ 5,2 63 48,8 Triglycerid ≥ 2,3 89 69,0 HDL - C ≤ 0,9 24 18.6 LDL - C ≥ 3,5 85 65,9 Rối loạn ít nhất một thành phần 119 92,2

theo như tim mạch, thận...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w