Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn nồng độ lipid và lipoprotein máu cũng như rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Thiếu insulin và tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, tăng LDC - C và giảm HDL – C [5], [37], [54].
Nghiên cứu của chúng tôi có 119/129 (92,2%) bệnh nhân có rối loạn một hoặc nhiều thành phần lipid máu. Trong đó, rối loạn cholesterol máu toàn phần 48,8% (cholesterol toàn phần trung bình là 5,3 ± 1,1), triglycerid là 69,0% (triglycerid trung bình là 3,3 ± 1,5), LDL – C là 65,9% (LDL – C trung bình 3,9 ± 0,9) và HDL – C là 18,6%. (HDL – C trung bình là 1,2 ± 0,5).
Cook CB, Erdman DM. nghiên cứu đái tháo đường ở người Mỹ gốc Phi có 58% người bệnh tăng LDL – C, 26% người bệnh giảm HDL – C [20]. Khăm Pheng Phun Ma Keo nghiên cứu ở một số bệnh viện Viêng Chăn – Lào cho thấy tăng tỷ lệ cholesterol máu toàn phần 44,6%, tăng triglycerid 43,1%, giảm HDL – C 34,6% [28]. Nghiên cứu của Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình cho kết quả tỷ lệ rối loạn lipid máu là 65,3%, trong đó tăng cholesterol máu toàn phần chiếm 53%, tăng triglycerid chiếm 40%, tăng LDL – C chiếm 42,9% và giảm HDL – C chiếm 20% [23]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và Nguyễn Thị Phúc, tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol chiếm 41,67%, tăng triglycerid 38,89%, tăng LDL – C chiếm 25% và giảm HDL – C chiếm 26,39% [20]. So
với một số nghiên cứu trên, tỷ lệ giảm HDL – C trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. HDL – C bình thường hoặc tăng được xem là một yếu tố bảo vệ thành mạch, chống xơ vữa động mạch. Có thể do 68,2% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là làm ruộng nên tỷ lệ rối loạn HDL – C chỉ chiếm 18,6%. Mặt khác, bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc hạ glucose máu, trong đó đa số phối hợp giữa Sulfonylurea và Biguanid, vì thế có thể số lượng tăng triglycerid không nhiều và giảm HDL – C không cao như các nghiên cứu khác.
Nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn chuyển hoá lipid máu trong bệnh đái tháo đường thường rối loạn nhiều chỉ số với nhau. Vì vậy, phải đồng thời định lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện sớm những rối loạn lipid máu, dự phòng tốt hơn biến chứng bệnh đái tháo đường.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số glucose máu trung bình của các nhóm tuổi đều cao nhưng nhóm tuổi dưới 40 cao nhất (8,61 ± 2,4). So sánh với tiêu chí kiểm soát glucose máu của WHO thì glucose máu trung bình nằm ở mức kiểm soát kém. Trong 129 bệnh nhân, kiểm soát glucose máu ở mức tốt chỉ có 13,2%, mức chấp nhận 9,3% và còn 77,5% ở mức kiểm soát kém. Bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng có mức kiểm soát kém và chấp nhận cao nhất, chiếm tỷ lệ 58,9%.
Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mức tốt 7,6%, mức chấp nhận 17,7%, mức kém 74,7% [14]. Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thấy kiểm soát glucose máu ở mức tốt chiếm 31,8%, mức chấp nhận 27,9%, mức kém 40,3% [42]. Nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu trên đều phù hợp với kết luận về quản lý bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu hợp tác giữa Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội và Bệnh viện Quốc gia Kyoto - Nhật Bản, đó là số người bệnh kiểm soát glucose máu ở mức kém và chấp nhận chiếm tỷ lệ cao.
Nghiên cứu UKPDS đã kết luận, việc kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 bằng nhiều phương pháp điều trị làm giảm tỷ
lệ tử vong và mức độ tàn phế [26]. Do vậy, kiểm soát glucose máu chặt chẽ quan trọng là càng đưa glucose máu về gần với giá trị bình thường bao nhiêu thì càng kiểm soát được các biến chứng bấy nhiêu.
HbA1C và Glucose là 2 chỉ số vàng để đánh giá mức độ của bệnh ĐTĐ chúng tôi đã đi xem xét mối tương quan của 2 chỉ số này và kết quả có sự tương quan giữa HbA1C và nồng độ Glucose máu. Sự tương quan này là tương quan thuận và ở mức độ vừa và có ý nghĩa r = 0,496, p<0,01. Kết quả của chúng tôi cũng giống kết quả của Phạm Thị Thu Trang, Trần Hoài Nam, Đào Văn Tùng là có sự tương quan vừa và có ý nghĩa giữa nồng độ HbA1C và nồng độ Glucose máu, r = 0,6485, p < 0,05 [47].
Chúng tôi cũng đi nghiên cứu sự tương quan giữa HbA1C và các chỉ số lipit máu. Theo tác giả Thượng Thị Ngọc Thảo, không có sự tương quan có ý nghĩa giữa các chỉ số lipit máu với nồng độ HbA1C [46]. Theo Haseeb Ahmad Khan, có sự tương quan có ý nghĩa giữa HbA1C với CT, TG và tương quan nghịch giữa HbA1C và LDL [52]. Theo Hồ Trường Bảo Long và cộng sự, có sự tương quan giữa HbA1C và LDL với r = 0,273 (p<0,05) [25]. Theo Phạm Thị Thu Trang tỷ lệ HbA1C có sự tương quan với TG. với r = 0,172 (p<0,05) [47].
Kết quả của chúng tôi có sự tương quan rất yếu, giữa HbA1C với HDL- C, với hệ số tương quan r =0,24 (p < 0,01). Khác kết quả nghiên cứu của Hồ Trường Bảo Long và cộng sự là có sự tương quan yếu, giữa HbA1C và LDL- C [25]. Điều này cho thấy cần phải kiểm soát đường huyết tốt hơn nữa để giúp bệnh nhân ổn định chuyển hóa lipit để giảm các biến chứng do liên quan đến HDL-C. Khác biệt này có lẽ do sự khác nhau về cỡ mẫu nghiên cứu.
Qua việc thống kê và phân tích số liệu của 129 bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại khoa ĐTĐ Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Các đặc điểm và yếu tố liên quan dến bệnh nhân ĐTĐ típ 2
Về độ tuổi, khu vực phân bố và nghề nghiệp: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,5 tương đương giữa nam và nữ (p>0,05). Số đối tượng nghiên cứu cư trú đông nhất tại khu vực nông thôn 82,2% và thấp nhất ở khu vực thị xã – thị trấn 6,2%, chủ yếu là làm ruộng 68,2%.
Về thời gian mắc bệnh chủ yếu là từ 1 - 5 năm (69%) và thường gặp ở độ tuổi 60-69 (24,8%).
Về biến chứng: Đa số bệnh nhân ĐTĐ là có biến chứng 89,1%; Chủ yếu là biến chứng thận 38,8% và tuổi bệnh càng cao thì tỉ lệ biến chứng càng tăng cao nhất ở bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 5 năm.
Trong việc sử dụng thuốc chỉ có 3,9% sử dụng một loại thuốc uống đơn độc. Tiền sử gia đình liên quan chiếm tỷ lệ thấp 6,2%. Thói quen uống rượu 22,5%; thói quen hút thuốc lá cũng khá cao 31%. điều đáng chú ý là có tới 78,2% đối tượng nghiên cứu không có thói quen tập thể dục thể thao cho dù tập luyện thể dục thể thao rất quan trọng trong việc điều trị bệnh ĐTĐ.
2. Các chỉ tiêu hình thái và sinh lý
Thể trạng thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ cao 44,2%. Số người có chỉ số WHR bệnh lý ở bệnh nhân là rất cao 60,5%. Nữ 81,5% cao hơn nam 39,1% (p<0,05)
Tỉ lệ tăng huyết áp là 39%. TS tim, HATT, HATTr đều cao hơn hệ số sinh học và tương đương giữa nam và nữ (p>0,05)
3. Các chỉ tiêu hóa sinh
Glucose máu ở mỗi nhóm tuổi đều cao hơn HSSH và khác nhau ở mỗi nhóm (p<0.05) và căn cứ theo WHO năm 2002 thì có 75,5% kiểm soát kém Glucose những trường hợp này rơi vào những người làm ruộng (51,9%)Có tới 92,2% bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
- Các thành phần lipit máu có hàm lượng trung bình cao hơn giới hạn bình thường. Tỉ lệ rối loạn một thành phần là 92,2% trong đó có 48,8% rối loạn Cholesterol.
- HbA1C và Glucose có sự tương quan thuận với nhau ở mức độ vừa với hệ số tương quan r = 0,496, p<0,01; Kết quả phân tích của chúng tôi cũng cho thấy có sự tương quan rất yếu, giữa HbA1C với HDL-C, với hệ số tương quan r = 0,24 (p < 0,05).
1. Tư vấn, điều trị ngoại trú tốt để bệnh nhân tuân thủ đúng chế độ điều trị ngoại trú, hạn chế tình trạng không kiểm soát được glucose máu.
2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng tương đối cao, vì vậy cần phải tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức chung về bệnh đái tháo đường cho đối tượng này trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời và hạn chế biến chứng của bệnh.
Tiếng Việt:
1. Phạm Hoài Anh (2003), Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
2. Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá và Nam Định", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 738-749.
3. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Mai Tuấn Hưng và cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ tại Cao Bằng", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 825-837.
4. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam – Các phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống, Nxb Y học, Hà Nội.
5. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường – tăng glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội.
6. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Bệnh đái đường", Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 214-229.
7. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Đái tháo đường thai nghén", Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 347-359.
8. Bùi Thế Bừng (2004), Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh đái tháo đường týp 2, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
9. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 317-319.
10. Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường típ 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 672-676.
11. Trần Hữu Dàng, Trình Vĩnh Tiến (2006), “Ảnh hưởng của thể trọng lên nồng độ axít uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Tạp chí y học thực hành, (548), tr. 406-410.
12. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007), "Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại Thành phố Quy Nhơn", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 648-660.
13. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thuỷ (2008), "Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân đái tháo đường", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 349- 357.
14. Võ Bảo Dũng (2008), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 267-273.
15. Châu Minh Đức, Phạm Thị Mai (2006), “Rối loạn chuyển hoá Lipid và Lipoprotein máu ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Y học thực hành, (2), tr. 78-81.
16. Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương (2007), "Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 900-911.
17. Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường ở người từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh (2006), "Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 166-172.
19. Tô Văn Hải, Lê Thu Hà (2006), "Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, (548), Bộ Y tế xuất bản, tr. 158-164.
20. Tô Văn Hải, Nguyễn Thị Phúc (2003), " Rối loạn lipid máu ở người bệnh đái tháo đường", Hội nghị khoa học toàn quốc lần II, tr. 262-266
21. Tô Văn Hải, Ngô Mai Xuân và cộng sự (2006), "Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội", Tạp chí Y học Thực hành, (548), tr. 158-164.
22. Hoàng Thị Hằng và cộng sự (2007), "Nhận xét về bệnh đái tháo đường điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn", Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn.
23. Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 66-669.
24. Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Văn Hoàn và cộng sự (2007), "Điều tra tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 605-616. 25. Phạm Thị Hồng Hoa, Hồ Trường Bảo Long (2007), "Đái tháo đường một đại dịch cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 393-399.
26. Đặng Văn Hoà, Nguyễn Kim Lương (2007), "Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 888-895.
27. Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006), "Nghiên cứu tỷ lệ yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 173-178.
28. Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006), "Đặc điểm lâm sàng, hoá sinh máu và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 179-184. 29. Phạm Thị Lan (2009), Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y -Dược Thái Nguyên.
30. Nông Phương Mai (2007), “Tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết lần thứ 3, tr. 879-887. 31. Nguyễn Thu Minh, Vũ Kim Hải, Nguyễn Kim Lương (2003), “Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, tr. 73-79.
32. Nguyễn Thị Nhạn (2006), "Đái tháo đường ở người già", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 75-83.
33. Trần Văn Nhật và cộng sự (2008), "Thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 319-