Khái niệm giọng điệu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đảo mộng mơ và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 42)

Giọng điệu ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Song về cơ bản, giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của tác giả đối với con người và hình tượng được miêu tả. Vì vậy, từ giọng điệu nói có thể nhận ra người nói, từ giọng điệu có thể xác định được tác giả. Giọng điệu vừa là “chìa khóa” để “mở” tác phẩm, vừa là yếu tố xác định phẩm chất nhà văn. Giọng điệu là phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Turghenhev từng cho rằng: “Cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình, không thể tìm thấy cái trong cổ họng của bất kì một người nào khác (…) muốn nói như vậy và muốn vó được cái giọng như loài chim vậy. Đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo”.

Bởi vậy, nhà văn tài năng phải là người sáng tạo ra một hình tượng giọng điệu, một môi trường giọng điệu. Khrapchenco khẳng định: “đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh”.

Những người sành sỏi về văn học có thể căn cứ vào đặc điểm về giọng điệu của một đoạn văn tự sự nhất định mà họ chưa hề biết về tác giả của những tác phẩm ấy. Ở đây, yếu tố của nội dung giọng điệu được thể hiện khá rõ.

Giọng điệu của tác phẩm ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng của nhà văn. Song về cơ bản, giọng điệu bộc lộ tính chất chủ quan của nhà văn, thái độ và

cách đánh giá của nhà văn đối với con ngưoif và những biểu tượng được miêu tả.

Với mỗi tác phẩm sáng giá bao giờ cũng có giọng điệu chủ yếu (giọng điệu chủ đạo) và nhiều giọng điệu khác (đa giọng điệu). Giọng điệu chủ yếu luôn tạo thành âm hưởng chủ đạo bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, kể cả phương thức, cách thức xây dựng nhân vật. Khi tìm được một giọng điệu phù hợp, nhà văn kể được hay hơn, thể hiện được sâu sắc hơn lý tưởng thẩm mỹ của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đảo mộng mơ và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w