Ngôn ngữ thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 82 - 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.Ngôn ngữ thiên nhiên

Trong cảm quan của ngời phơng Đông, thiên nhiên là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Thiên nhiên là ngời bạn tâm tình, là “linh dợc” hiệu nghiệm để xoa dịu những vết thơng trong tâm hồn con ngời. Lối sống hòa mình với thiên nhiên đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của ngời phơng Đông. Với chức năng phản ánh đời sống, nhất là đời sống tâm hồn con ngời, lẽ dĩ nhiên, thiên nhiên trở thành một đối tợng quan trọng của văn học. Đọc sáng tác của Kawabata, ngời đọc bị mê hoặc bởi một thế giới thiên nhiên đầy ám ảnh. Kawabata không chỉ mô tả một thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc mà ông còn sử dụng thiên nhiên nh một ngôn ngữ đặc biệt để thể hiện tâm lí nhân vật.

3.3.1. Thiên nhiên góp phần khơi sâu tâm trạng nhân vật

Thâm nhập vào đời sống bí ẩn của thiên nhiên và con ngời, Kawabata đã tìm đợc sự hòa đồng kì diệu giữa chúng. Qua đó, thể hiện mối gắn kết tơng hỗ giữa con ngời với thiên nhiên. Thiên nhiên có mặt trong hầu hết sáng tác của Y.Kawabata. Dới ngòi bút của ông, bức tranh thiên nhiên gợi lên phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái khác nhau và rất gợi cảm. Vì vậy, thiên nhiên ở đây không chỉ là một khách thể, một thiên nhiên độc lập và thuần túy nữa mà nó còn là một chủ thể, cùng tham gia vào câu chuyện, cùng con ngời buồn vui, đau khổ, lo lắng, băn khoăn, trăn trở trớc những biến cố của cuộc đời. Đó là một thế giới thiên nhiên đậm chất trữ tình, nó không xuất hiện một cách vô tình, ngẫu nhiên mà bao giờ cũng nhằm biểu hiện chính xác và sinh động tâm trạng của nhân vật với thái độ của tác giả. Thiên nhiên đợc miêu tả nh là những bức tranh

tâm trạng góp phần soi sáng thế giới nội tâm của nhân vật. Y.Kawabata là nhà văn rất tinh tế trong việc khám phá thế giới nội tâm phong phú của con ngời. Trong tác phẩm, ông thờng miêu tả những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm lí của nhân vật mà đã là cảm xúc thì có thể kéo dài liên tục. Nó thờng diễn ra ngắt quãng, đứt nối, tùy theo tâm trạng, tình cảm từng thời điểm. Thế nhng, đọc tác phẩm của Y.Kawabata, ta vẫn cảm nhận đợc một cách liền mạch tổng thể bức tranh tâm trạng nhờ tài khéo léo của tác giả trong việc sử dụng cảnh sắc thiên nhiên làm nhịp cầu chuyển giao cảm xúc của nhân vật. Mỗi hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm của Kawabata đều gắn bó với sự kiện, một biến cố, một nhân vật.

Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi, cứ mỗi lần trải qua một biến cố, tâm trạng Shingo thay đổi và Y.Kawabata lại mợn các hình ảnh thiên nhiên để khắc họa sự thay đổi nội tâm nhân vật. Đang nói về tình cảm trìu mến của Shingo đối với cô con dâu, tác giả chuyển sang câu chuyện buồn về Phuxaco. Bớc chuyển giao đó diễn ra bởi một bức tranh thiên nhiên đầy ẩn dụ: “Bữa ăn chiều trôi qua trong ánh nến vì mất điện, gió lùa qua khe cửa làm những ngọn nến mong manh định tắt mấy lần. Qua tiếng gió gào, nghe vọng đến cả tiếng gầm của biển nh muốn làm tăng thêm nỗi khủng khiếp” [34, 32]. Phải chăng, việc đa ngoại đề bằng một cảnh chiều u ám cùng với tiếng gió gào, tiếng gầm của biển là bớc chuyển tiếp giữa hai tâm trạng trong nhân vật Singo. Rõ ràng Singo đã rất buồn đau khi nghĩ đến tình cảnh, nỗi bất hạnh của cô con gái và hình nh ông đang cảm thấy đắng cay, chua chát. Tâm trạng của Singo thờng đợc tác giả tô đậm thêm bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên. Hình ảnh ngọn núi cao lớn bỗng trở nên nhỏ nhoi trớc cái mênh mông vô tận của đất trời, vũ trụ cộng thêm sự bao trùm của bóng đêm càng làm cho hình ảnh ngọn núi nhạt nhòa, mờ ảo. Trên đỉnh núi xuất hiện những vì sao yếu ớt... đã hé mở tâm hồn rất nhạy cảm của Singo. Trớc sự vô tình của tạo hóa, ông cảm thấy số kiếp của con ngời cũng thật mong manh, hữu hạn, một cảm giác lo âu, sầu não đè nặng lên tâm trí ông.

Đọc Xứ tuyết, chúng ta thấy rằng bức tranh thiên nhiên ở đây xuất hiện

nguyên. Và thiên nhiên còn có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp nhân vật nói ra những điều không thể diễn tả bằng lời nói thông thờng. Shimamura là một con ngời có tâm hồn phong phú và tinh tế, anh biết mở lòng trớc thiên nhiên, cảm nhận đợc thiên nhiên. Đó là dấu hiệu của một tâm hồn đẹp. Xa hơn nữa, đó là một nhân cách biết tôn trọng vẻ đẹp đích thực của cuộc sống này. Y.Kawabata đã sử dụng thiên nhiên nh một thứ ngôn ngữ đặc biệt để thể hiện tâm lí nhân vật. Những đoạn miêu tả thiên nhiên nhiều vì thế mang tính chất miêu tả phong cảnh nhng thiên về gợi cảm hơn là tả cảnh. Ngời đọc có khi đọc để rồi chiêm ngỡng bức tranh thiên nhiên nhng lại bị lôi kéo bởi những tín hiệu khác, những dòng ngầm kín đáo đang trôi chảy trong mỗi bức tranh thiên nhiên, đang nối tiếp thành chuỗi, thành dòng trong toàn bộ tác phẩm. Thiên nhiên trở thành cái cớ để nhân vật bộc lộ tâm trạng, ở đây, thế giới nội tâm mới là chủ thể, thiên nhiên ngoại giới đã tan biến trong thế giới cảm xúc: “Cửa sổ khuôn màu, bầu trời xám quách, những búi tuyết rơi thẳng xuống nh những hoa đơn trắng trong sự yên tĩnh, hài hòa và êm đềm, có chút gì siêu nhiên. Shimamura để cho hình ảnh đó xâm chiếm, tâm t thì trống rỗng sau một đêm không ngủ” [34, 362]. Kawabata miêu tả thiên nhiên trong con mắt nhìn về tâm trạng của nhân vật hay là ông để nhân vật của mình thổ lộ bằng thiên nhiên. Những cảm xúc nhẹ nhàng, thầm kín, nội tại đợc tác giả chú ý thể hiện nh chứng minh cho sự sống đang diễn ra trong con ngời Shimamura. Tâm lí nhân vật chủ yếu đợc dệt bởi những cảm giác và cảm xúc. Khi biết chuyện Komako đi làm kỹ nữ để cứu chồng cha cới và trả ơn bà giáo dạy nhạc, anh cảm thấy cô “trong sáng hơn, trong sáng nh pha lê vậy”. Nhng anh cũng cảm thấy bị tổn thơng vì đã không còn sự toàn vẹn trong tình cảm mà Komako dành cho anh. Cảm giác của Shimamura đợc tác giả thể hiện một cách rất tinh tế: “ở đáy thung lũng, nơi th- ờng tối sẫm, nay đã bắt đầu tối. Nhô cao ở bên ngoài vùng tối, các ngọn núi ở đằng kia rực rõ nắng chiều, chúng nh gần hơn bởi chúng tơng phản với những hõm tối và màu trắng của chúng nh ánh lân quang dới bầu trời đỏ ối. ở đây, ngay kề bên, rừng lá hơng trên bờ thác phía dới bãi trợt tuyết đã trải một mảng đèn xung quanh ngôi đền” [34, 277-278]. Khung cảnh thiên nhiên trong cái

nhìn viễn cảnh đợc phác họa bằng sự kết hợp kỳ lạ giữa tả thực và tợng trng. Chính những diễn tả bằng ngôn ngữ thiên nhiên, những áng văn xuôi của Kawabata mợt mà, trữ tình nh một bài thơ, nhân vật nhờ vậy có tâm hồn thật nhạy cảm và tinh tế. Ngời đẹp say ngủ là tác phẩm khá hiện đại của Y.Kawabata đã phơi bày hiện thực trần trụi của nhà chứa bên cạnh những chi tiết khắc họa ngoại hình nhân vật rất trần trụi. Tác giả đã đan xen những hình ảnh thiên nhiên để làm nổi rõ đợc tâm trạng của ông già Eguchi - nhân vật chính trong thiên tiểu thuyết: “Bầu trời mùa đông u ám ngay từ sáng, về chiều chuyển thành ma bụi. Rồi ma bụi chuyển thành tuyết rơi từng mảng lớn... Những bông tuyết rơi lấn những làn ma lấp loáng trong luồng ánh sáng. Tuyết không nhiều và mềm, rơi xuống đất lập tức tan ngay bên bậc thềm lát đá dẫn vào nhà” [34, 462]; “Bên ngoài tiếng ma tuyết vẫn đa vào, át mất tiếng sóng biển. Ông già Eguchi tởng tợng ra mặt biển mênh mông và những bông tuyết xen lẫn tia nớc ma rơi xuống mặt nớc, tan ngay đi lúc đó. Một con ác điểu giống nh con đại bàng rất to cắp một vật gì đó đang rỏ máu bay lợn trên mặt biển, thỉnh thoảng chạm cánh xuống ngọn sóng” [34, 470]. Những bức tranh thiên nhiên xuất hiện nh một tín hiệu nghệ thuật có chức năng dự báo, nó trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt để thể hiện, khơi sâu tâm trạng con ngời. Trong cái u ám của bầu trời mùa đông, tiếng ma gió quật thổi chứa đựng cái u ám của tâm trạng ông già Eguchi khi đứng trớc nỗi cô đơn của tuổi già.

Trong các tác phẩm của mình, Y.Kawabata đã sử dụng thiên nhiên nh một thứ ngôn ngữ đặc biệt để thông qua đó, nhà văn có điều kiện khám phá thế giới tinh thần con ngời. Chúng còn là phơng tiện để nhà văn đối thoại với cuộc đời, bảy tỏ chính mình. Chúng ta biết rằng tự nhiên là hiện tợng tồn tại xung quanh cuộc sống con ngời. Dới ngòi bút Y.Kawabata, mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh đều ẩn chứa những ẩn dụ kỳ diệu, tầng tầng lớp lớp ý nghĩa. Chính vì thế, tác phẩm của Y.Kawabata luôn hấp dẫn ngời đọc không chỉ bởi nghệ thuật viết văn tuyệt vời mà còn bởi chiều sâu t tởng của nó.

Nằm trong hệ thẩm mĩ văn chơng á Đông, Y.Kawabata đợc mệnh danh là “ngời nghệ sĩ của thiên nhiên”, là “ngời tôn vinh vẻ đẹp h ảo và hình ảnh u ẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con ngời” [4,29]. Trong các tác phẩm của ông, thiên nhiên luôn xuất hiện đồng hành cùng con ngời. ở đây nhà nghệ sĩ đã dựng lên cả một thế giới thiên nhiên bằng ngôn ngữ, nó rất thực, rất sống động. Mỗi lúc con ngời cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền với cuộc sống thực tại đều đến với thiên nhiên để tìm nguồn an ủi, cảm thông, chia sẻ. Tâm hồn con ngời biết hòa nhập với thiên nhiên và ngợc lại thiên nhiên soi chiếu thế giới tâm linh con ngời. Có thể nói, thiên nhiên là chiếc cầu giao cảm linh diệu để Kawabata có điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật với những biến thái và những cung bậc tâm trạng không giống nhau. Ngời Nhật vốn thích sống thanh cao, biết trọng danh dự, gìn giữ đạo đức khuôn phép, tâm hồn rộng mở hòa hợp với thiên nhiên. Trong kiệt tác Tiếng rền của núi, Kawabata đã dùng thiên nhiên nh một linh dợc trị độc, chạy chữa vết thơng tâm hồn, xoa dịu nỗi đau không hiện diện ở con ngời. Mỗi lần gặp phải biến cố trong cuộc sống, các nhân vật lại hòa mình vào thiên nhiên, lại tìm thấy ở đó niềm chia sẻ, sự giao cảm tuyệt đối. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống với những mối quan hệ phức tạp ở gia đình Singo trong bối cảnh nớc Nhật thời hậu chiến. ở đó, tất cả bọn họ - các thành viên trong gia đình Shingo - đều lâm vào tình trạng bế tắc, không tìm đợc ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Những rạn nứt trong gia đình, con gái bỏ chồng, con trai có nhân tình, ngời vợ không thể chia sẻ tình cảm đã khiến ông cảm thấy mệt mỏi và luôn nghe thấy tiếng rền của núi nh âm thanh của sự chết chóc. Hàng ngày Shingo phải đối mặt với bao nỗi u t, sầu não: “ở ngoài nhìn vào thấy ông có vẻ buồn hơn là đăm chiêu”, bởi vì ông “cảm thấy cuộc sống đang từ từ rời bỏ ông” [34,9]. Điều này khiến ông không thể chợp mắt, Shingo dậy mở cánh cửa sổ ở hàng hiên và quỳ xuống cạnh đó. Thế là cả một thế giới thiên nhiên đã mở ra trớc mắt ông: “Một đêm trăng sáng. Từ ngoài vờn văng vẳng vào tiếng ve sầu... Sau đó ông nghe thấy tiếng núi rền. Nó giống nh tiếng gió xa nhng có thể ví với tiếng rền rĩ trầm vang từ trong lòng đất vọng ra. Shingo cảm thấy nh đó là tiếng rền từ trong chính bản thân mình” [34,11].

Và khi tiếng rền biến mất, lúc này Shingo linh cảm thấy một sự sợ hãi. Singo có hai ngời con, một trai, một gái, cả hai hòa vào dòng chảy cuộc đời vốn bình lặng, vô vị này, chứng kiến nỗi bất hạnh của cô con gái, Shingo đã mặc cảm bởi mình không làm tròn bổn phận của một ngời cha. Những mặc cảm ấy luôn đè nặng lên tâm hồn ông song mỗi khi đêm đến, ông vẫn cảm nhận đợc thứ âm thanh sôi động vang vọng từ thiên nhiên: “đêm đến ve sầu từ cây anh đào ngoài vờn lại bay vào nhà. Tiếng ve sầu vang lên ong ong từ khắp mọi nhà”. Đó là thứ tiếng của thiên nhiên, tiếng của động vật nhng cũng chính là tiếng của lòng ng- ời. Mỗi lần đối diện với thế giới thiên nhiên ấy, Shingo lại nh đợc bồi bổ thêm nguồn sinh lực để tiếp tục sống dẫu xô bồ nhng không ai đủ can đảm để khớc từ nó. Kawabata đã đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ với những biến cố. Shingo liên tiếp đối mặt với những bất hạnh trong cuộc sống. Nỗi đau cũ cha nguôi, nỗi đau mới đã đến khi ông hay tin con trai mình có nhân tình, Điều này làm cho Singo vừa xấu hổ vừa giận giữ. Cuộc sống hiện tại của Shingo sẽ trở thành dịa ngục nếu nh không đợc ngòi bạn thiên nhiên an ủi. Không hiểu sao lúc này ông muốn đợc trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ, ông nằm mơ thấy vịnh Matxuxima: “ông nhớ từng đoạn của giấc mơ, riêng màu xanh của biển, màu xanh của rặng thông, có lẽ đã làm ông liên tởng đến màu xanh của cuộc đời - màu của hi vọng, nó khác hẳn với màu xám xịt của cuộc sống hiện tại... làm gợi dậy cả một thời trai trẻ đầy sung sức của ông”. Quả thực thế giới thiên nhiên ở đây đã soi chiếu tâm hồn của Shingo, những âm thanh kì diệu xủa tạo vật dã ngân lên thật đúng lúc, nó làm lắng dịu cơn bão lòng trong ông. Trong thiên tiểu thuyết này, ngòi bút Y.Kawabata tập trung khai thác nỗi bất hạnh của nhân vật mình mà tâm điểm là Shingo. Đặt nhân vật vào dòng chảy của cuộc sống nhng dòng chảy ấy luôn vấp phải những thác ghềnh. Tác giả đã xây dựng những biến cố trong gia đình Shingo tuy không mang tính kịch song nó lại ẩn chứa ý nghĩa nhân văn cao cả. Độc giả cảm thông cho Shingo, cho cô con dâu của ông - Kikuco, cả hai nhân vật bị đẩy đến chân tờng của sự bất hạnh, nhng trong nỗi đau tột cùng khi phải từ bỏ một sinh linh, đấy là lúc Kikuco phá thai, đứa cháu mà cả hai vợ chồng ông đều mong mỏi. Nỗi đau này không thể nói bằng lời, nó

đã vợt qua sức chịu đựng của ông. Giờ đây ông chỉ còn biết tìm đến với thiên nhiên. Và vẻ đẹp của hoa anh đào hiện diện đã phần nào xoa dịu nỗi đau trong ông: “Shingo lặng thinh ngắm nhìn cây anh đào nở đầy hoa. Những cánh hoa đầy dặn và lộng lẫy bồng bềnh trôi trong sắc trời chiều xanh ngắt. Cả đờng nét lẫn màu sắc, cả vòm tán không hề gợi đến sức mạnh, nhng cây hoa dờng nh vẫn choán hết cả bầu trời...”[34, 96-97]. Cái nên thiên nhiên gợi ra nh vậy khiến cho ta có cảm tởng cuộc sống hàng ngày nặng nề của ông già Singo đã đợc xoa dịu, nó đã đợc tan biến chỉ còn lại niềm khát khao giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên, tìm đợc nguồn đồng điệu cảm xúc tuyệt đối. Trong Tiếng rền của núi

luôn thờng trực một thế giới thiên nhiên đầy ám ảnh, có khi là tiếng ve lanh lảnh gợi lên một cảm giác khác thờng, có khi là âm thanh của tiếng chuông chùa thật buồn thảm hay hình ảnh của hai cây thông gắn với câu chuyện đau buồn. Khi Shingo đáp tàu đi Tôkyô, đi qua cánh rừng ông đã phát hiện ra hai

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 82 - 94)