Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 68 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Ngôn ngữ nhân vật

3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật và vai trò của nó trong tác phẩm tự sự

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là sản phẩm chủ quan, là tiếng nói mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Mỗi tác phẩm là một thông điệp đợc mã hoá dới dạng câu, chữ... và đặc biệt trong hình tợng nhân vật những phát ngôn gián tiếp

hoặc trực tiếp của nhân vật đều chứa đựng t tởng của nhà văn. Ngôn ngữ nhân vật, vì thế có quyền năng lớn trong việc thể hiện nội dung t tởng của tác phẩm trong vai trò là phát ngôn trực tiếp của nhân vật.

Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học xét cho cùng là ngôn ngữ tác giả, là yếu tố của lời văn nghệ thuật. Đặc biệt khi điểm nhìn ngời kể và điểm nhìn nhân vật có sự xoá nhoà vế ranh giới thì không dễ dàng để xác định chính xác ngôn ngữ nhân vật. Tuy có những căn cứ thực tế nhng việc đa ra một định nghĩa về ngôn ngữ nhân vật với mục tiêu có thể bao quát mọi trờng hợp không khỏi có những băn khoăn tranh cãi. ở đây chúng tôi không bàn đến cái hợp lý hay cha hợp lý của các định nghĩa mà chỉ đa ra một cách hiểu làm điểm tựa cho việc khảo sát ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Y.Kawabata. Ngôn ngữ nhân vật hiểu một cách khái quát nhất là “lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch” [10, 183]. Lời nói của nhân vật có thể dùng để nói với ai đó, hoặc để nói với chính mình. Chúng ta có thể xác định ngôn ngữ nhân vật nhờ những đặc điểm riêng, nh việc dùng từ, dùng câu. Và trong tác phẩm tự sự điều này còn đợc khu biệt nhờ sự miêu tả phong cách ngôn ngữ nhân vật của tác giả. Ngôn ngữ nhân vật là một phơng diện thể hiện trong việc xây dựng nhân vật, thông qua đó nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tợng. Nhà văn khắc hoạ nhân vật bằng nhiều yếu tố: ngoại hình, hành động và cả ngôn ngữ. Mỗi nhân vật có ngôn ngữ riêng, chính điều này giúp cho ngời đọc nhận ra tính cách của nhân vật. Nói tóm lại “ngôn ngữ nhân vật là một phơng tiện quan trọng đợc nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”. Trong tác phẩm tự sự vai trò này có vị trí đặc biệt hơn, nhất là trong tiểu thuyết. Con ngời là một thế giới nó không đơn giản là những gì biểu hiện ra bên ngoài, nó còn là một thế giới bên trong phong phú, khéo nắm bắt và không phải bao giờ bên trong cũng đồng nhất với cái bên ngoài. Đây là nhận thức vô cùng quan trọng đợc thể hiện trong văn học.

Tiểu thuyết - thể loại thu vào mình tất cả các thể loại khác, là một minh chứng. Sự tập trung vào thế giới nội tâm đã làm thay đổi cấu trúc tự sự của truyện. Làm sao để nhà văn có thể đa ra trớc mắt bạn đọc con ngời theo đúng

nghĩa thực của từ này. Tâm lý con ngời vốn là cái hữu hình, nó là thế giới tinh thần của con ngời. Cho đến nay dù đã có nhiều thành tựu thì khoa học tâm lý cũng không thể khái quát hết đợc những bậc tình cảm, trạng thái tâm lý hiện t- ợng tâm lý của con ngời đợc hiện hữu trong văn học. Cho đến nay L.Tônxtôi vẫn là đỉnh cao trong việc miêu tả tâm lý với “phép biện chứng tâm hồn”. Hồng

Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần) với kết cấu tâm lý cũng là một dấu mốc đánh dấu b-

ớc phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc. Qua đó chúng ta thấy việc việc chú ý đến thế giới tinh thần của con ngời nh là một phơng diện chứng tỏ sự quan tâm toàn diện đến con ngời của văn học. Và chỉ qua hành động, qua ngoại hình thì yêu cầu thể hiện nhân vật vẫn là cha đủ. Nhân vật phải đợc “nói” nhiều hơn nữa, bộc lộ mình nhiều hơn nữa. Ngôn ngữ nhân vật chính là tiếng nói ấy của nhân vật.

Ngôn ngữ nhân vật trở thành một dòng chảy mà ngợc theo đó độc giả có thể đi đến ngọn nguồn của tâm hồn con ngời. Trong tác phẩm của mình, Y.Kawabata đã khai thác triệt để yếu tố ngôn ngữ nhân vật (bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ đọc thoại) để thể hiện tâm lý, tạo ra dấu ấn riêng trong lời văn nghệ thuật.

3.2.2. Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là một khái niệm đợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nh- ng cách hiểu về nó đã không phải hoàn toàn thống nhất. Lại Nguyên Ân trong

150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật

nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm) mô phỏng suy nghĩ cảm xúc của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó” [1,127]. ở một phơng diện khác, Môtlêva lại cho rằng, độc thoại nội tâm xuất hiện nh diễn từ không biểu đạt thành lời của các nhân vật, hoặc nh diễn từ của tác giả, nhân danh mình mà nói nhng có thể coi nh mợn từ vựng và giọng điệu của nhân vật, hoặc nh đối thoại bên trong giọng nói của nhân vật bị xử làm đôi làm thành hai giọng phân biệt và đối nghịch, nó xuất hiện dới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng nh qua ý kiến mơ hồ và hỗn loạn. Nh vậy, độc thoại nội tâm thực chất là thể hiện ý nghĩ của nhân vật

tiếp cận khái niệm trên phơng diện này. Môtêlêva đã có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn bởi: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể tìm hiểu bằng cách thâm nhập vào nó dới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại” [19,49]. Nhà tâm lý Mỹ- Giêmx cho rằng: ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tởng bất chợt thờng xuyên xen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng phi logíc. Khai thác triệt để thủ pháp nghệ thuật này, các nhà văn hiện thực đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật nhằm lý giải, khắc họa tính cách, hành động của nhân vật. Bởi đây là cách bộc lộ tâm lý trực tiếp và nhanh nhất khiến nó trở thành một thủ pháp hết sức hiệu quả. Trớc hết nó tạo đợc yếu tố khách quan cho đời sống nhân vật, làm cho hình tợng nhân vật trở nên sinh động chân thực hơn. Nói khác đi qua độc thoại nội tâm nhân vật đợc tự sống với chính mình, phơi bày tất cả tâm t, tình cảm suy nghĩ, tự thể hiện “tiểu sử tâm hồn”. Thủ pháp nghệ thuật này đánh dấu bớc tiến trong nghệ thuật nhân loại, song song và là kết quả của quá trình thayđổi điểm nhìn trần thuật, dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong. Nhà văn không chỉ miêu tả tâm lý qua ngoại hiện nh khung cảnh sống, hành động, nét mặt... mà còn đọc đ- ợc ý nghĩ sâu kín nhất trong lòng nhân vật. Đây là một chặng đờng mới trong việc khám phá con ngời - chân thực và gần gũi hơn.

Là một nhà tiểu thuyết tâm lý xuất sắc, Y.Kawabata đã nhập thân vào nhân vật. Ranh giới ngôn ngữ nhà văn và ngôn ngữ không còn, thay vào đó là sự tự bộc lộ bản thân của cả nhân vật. Một đặc điểm dễ nhận thấy là trong tác phẩm của mình Y.Kawabata dờng nh không quan tâm nhiều đến việc miêu tả ngoại hình, hành động, cử chỉ của nhân vật. Thay vào đó là phân tích thế giới nội tâm, khắc họa những biến thái tế vi trong tâm hồn nhân vật. Để miêu tả nội tâm bên trong của nhân vật, nhà văn đã để cho nhân vật tự nói lên tiếng nói của chính mình qua hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật. Do vậy trong tiểu thuyết Y.Kawabata, ngôn ngữ nhân vật chứa đầy tâm trạng, chúng vang lên một cách thầm lặng trong tâm t của nhân vật. Y.Kawabata đã dành rất nhiều trang viết để nhân vật tự phát ngôn, qua đó bộc lỗ rõ tâm trạng, t tởng tình cảm của

chính bản thân mình, những biến chuyển hay suy nghĩ thầm kín mà thực ra chỉ một mình mình biết, một mình mình hay.

Kết quả thông kê ở bốn tiểu thuyết cho thấy có 284 lần nhân vật độc thoại nội tâm (trong đó Tiếng rền của núi có 70 lần, Xứ tuyết có 60 lần, Ngời

đẹp say ngủ có 93 lần, Ngàn cánh hạc có 60 lần). Trong tiểu thuyết Xứ tuyết

độc thoại nội tâm chủ yếu là lời của nhân vật Shimamura, thể hiện nhng diễn biến tâm lý hoài nghi, do dự, những cảm xúc mơ hồ, mong manh, h ảo đang dâng lên trong chàng trớc cảnh sắc và con ngời. Với việc sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm nhân vật, Y.Kawabata đã đa chúng ta lạc vào thế giới trầm buồn với biết bao tâm t, tình cảm của nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, chúng ta bắt gặp đợc con ngời thực của Shimamura. Tâm lý hoài nghi thất vọng bám riết lấy Shimamura, chàng trai nhìn vẻ bề ngoài là một ngời nhàn c, có tính cách hời hợt không sâu sắc, nhng thực ra hơn ai hết anh lại là đại diện cho cả một thế hệ thanh niên trong cơn lốc Âu hóa đang đi tìm bản ngã của chính mình. Anh luôn bị giằng co day dứt giữa Yoko và Komako, giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại, giữa sự tinh khiết, thanh cao và vẻ nồng ấm ngọt ngào: “Lật di lật lại câu chuyện trong đầu, bao giờ anh cũng quay về ý tởng “tốn công vô ích” mà anh đã nghĩ khi nói tới nhật ký của Komako. Bởi lẽ nếu quả thật Komako là vợ cha cới của ngời đàn ông kia và Yoko là ngời yêu mới của anh ta, còn chính anh ta lại sắp chết, thì tất cả những cái đón chẳng phải là tuyệt đối vô ích, là hoàn toàn mất hết hay sao? Có thể nào nghĩ khác đợc, nếu Komako khi đến mức phái bán mình để giữ lới cam kết và để trả chi phí chữa bệnh? Tốn công vô ích. Cố gắng vô ích. Mất hết tất cả” [34,277]. Sự do dự giữa hai giá trị ấy luôn trở đi trở lại trong đầu Shimamura: “Nhng tại sao Komako lại hoàn toàn không nói gì đến Yoko? Yoko mà anh đã trông thấy trên tàu luôn chăm sóc ngời ốm nh mẹ chăm con, tình cảm của nàng ra sao nhỉ? Nếu chính nàng là ngời đem tới cho Komako một chiếc kimono và cây đàn cùng các bản nhạc, trong khi Komako lại có những mối liên hệ nào đó với ngời đàn ông mà nàng đa về đây”[34,284]. Thâm nhập sâu vào tâm hồn nhân vật, tác giả cùng vui với niềm vui, buồn với nỗi buồn, sự giằng xé băn khoăn trong tâm hồn họ. Tâm trạng của Shimamura là

hình ảnh chuyển tải mạnh mẽ dụng ý của tác giả. Cùng một kết thúc đột ngột vang lên trong nguời đọc nhiều những suy nghĩ khác nhau. Lời độc thoại trên của nhân vật là lời nửa độc thoại trực tiếp. ở đây, lời của tác giả hòa quyện vào lời của nhân vật, vừa để nhân vật phơi bày ý nghĩ của mình vừa là để kể, để miêu tả tâm lý nhân vật. Chúng ta khó phân biệt đợc đâu là suy nghĩ của nhân vật, đâu là lời của tác giả, điều này góp phần thể hiện tâm trang nhân vật một cách sâu sắc, rõ ràng hơn. Tâm trạng của Shimamura liên tục có những thay đổi. Đối thoại hay sự kiện chỉ là nguyên nhân, là cái cớ để nhân vật thể hiện cái nhìn thế giới, đánh giá con ngời thông qua những tự vấn, những ý nghĩ. Độc thoại nội tâm ở Shimamura không hớng đến việc hình thành một tính cách mà tác giả quan tâm nhiều hơn đến sự lớn dần trong nhận thức của nhân vật. Đó có thể là suy nghĩ của Shimamura về hai ngời con gái, những hồi tởng của anh về những gì đã trải qua và cả những cảm giác của anh đối với Xứ tuyết. Nếu xét về số l- ợng, độc thoại nội tâm ở Xứ tuyết không nhiều và thờng dàn trải, có khi xen lẫn đối thoại khiến cho đối thoại bên ngoài thờng có xu hớng độc thoại. Nhng nó giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chứa đựng sức nặng t tởng - điều mà tác giả gửi gắm vào nhân vật của mình. Kết thúc tác phẩm là một dấu chấm đột ngột cho một bài ca còn vang vọng. Ngời đọc cảm thấy ch- a trọn vẹn nhng thực tế kết thúc ấy đã hoàn chỉnh, trọn vẹn cho biểu tợng về một con ngời đi tìm lại cái tôi đích thực của mình trớc thời điểm mà hoài nghi, băn khoăn là âm hởng chính trong từng tâm hồn và cả một dân tộc.

Đến với tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ, chúng ta sẽ thấy những đoạn độc thoại nội tâm xuất hiện dày đặc góp phần thể hiện tâm trạng phức tạp, tinh tế của nhân vật. Nhiều khi hình tợng tác giả - ngời dẫn chuyện mờ hẳn đi và bao choán toàn bộ câu chuyện chỉ còn là những dòng suy t cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Nội tâm của nhân vật chảy tràn trên trang giấy và Y.Kawabata đã để cho những thái cực của nội tâm ấy tự do đấu tranh với nhau. Đây là một ví dụ: “Mi đem ta ra làm trò đùa, phải chăng mi chính là con quỷ? Con quỷ? Đâu phải chỉ đơn giản thế? Chính đấy là hình thái to tát mà ngời hình dung ra thói đa cảm cũng nh những khát vọng mà cái chết sẽ hủy diệt đi trong lòng ngời, đúng thế

chăng? Không đúng. Ta chỉ thử nhìn mọi thứ theo góc độ của những ông già còn đáng thơng hơn cả ta mà thôi. Nói sao? Mi nói gì vậy, đồ đồi bại! Kẻ nào trút tội lỗi sang đầu ngời khác, đáng bị gọi là kẻ đồi bại. Mi nói đồi bại ? Thôi đợc, hãy tạm cho là nh thế! Nhng nếu cả trinh tiết là trong sạch thì những cô gái đã mất trinh không đợc coi là trong sạch hay sao? Ta đến ngôi nhà này đâu phải để kiếm những cô gái trinh tiết?” [34, 471]. Tất cả giống nh cuộc tự vấn lơng tâm trong Eguchi. Nó cho thấy ông luôn có sự đấu tranh gay gắt giữa một bên là con ngời đạo đức và một bên là con ngời với những trạng thái chân thực của cảm xúc. Nó phản ánh tâm trạng ăn năn, tự thú của Eguchi. Nếu không có những dòng phân thân độc thoại này, sẽ rất khó để làm nổi bật tâm trạng giằng xé phức tạp của nhân vật. Mặt khác, ta cũng không thể cảm nhận đợc tính chất bi kịch, những thái cực đối lập trong tâm hồn của ông già Eguchi.

Bên cạnh việc sử dụng biện pháp nghệ thuật “phân thân độc thoại”, Y.Kawabata còn sử dụng những dòng độc thoại trực tiếp, cụ thể là những dòng Eguchi tự nói với chính bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy có 23 lần Eguchi độc thoại nội tâm trực tiếp (tự nói và hớng đến đối tợng là chính mình). Trong số này loại trừ trờng hợp độc thoại hớng đến tìm sự giao tiếp với các cô gái. Những lần độc thoại này vừa góp phần biểu hiện cụ thể hơn tâm trạng Eguchi nhng quan trọng nhất nó đã làm nổi lên trạng thái cô đơn đến cùng cực của nhân vật. Bởi khi con ngời lâm vào cảnh cô đơn, bế tắc, không có ngời chia sẻ, họ có xu hớng tự tạo đối tợng giao tiếp “ảo”. Điều này gợi lên sự cay đắng, xót xa cho số phận con ngời. Bên cạnh việc diễn tả trạng thái cô đơn, việc sử dụng độc thoại nội tâm trực tiếp còn phản ánh tất cả những trạng thái đa dạng, phong phú, phức tạp trong tâm hồn con ngời.

Quan trọng và chiếm số lợng nhiều nhất trong việc sử dụng độc thoại nội tâm trong tác phẩm Y.Kawabata là việc sử dụng phổ biến độc thoại nội tâm gián tiếp - độc thoại thông qua ngôn ngữ kể của tác giả. Ngôn ngữ ấy rõ ràng đ-

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 68 - 82)