Hành trình trở về với các giá trị truyền thống đã bị phôi pha

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 49 - 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.Hành trình trở về với các giá trị truyền thống đã bị phôi pha

2.3.1. Tâm trạng tiếc nuối trớc sự suy vi của trà đạo

Nh đã nói ở trên, Y.Kawabata sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có nớc Nhật có nhiều biến động, đặc biệt là sau hai cuộc đại chiến thế giới. Sự lụn bại về kinh tế không đáng sợ bằng sự mai một về văn hóa, dù sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật đợc phục hồi và có bớc phát triển thần kỳ, song các giá trị truyền thông bị hoen mờ. Ngời dân Nhật tỏ ra nghi ngờ các giá trị một thời đã làm nên bản sắc Nhật trong hàng ngàn năm qua. Những giá trị truyền thống đó không còn là điểm tựa tinh thần bình an cho họ nữa trong khi những giá trị mới lại cha đợc khẳng định.

Sống trong thời kỳ khủng hoảng cách giá trị, con ngời dần mất đi niềm tin vào những gì đã có, thậm chí có ngời đã căm thù, phỉ báng quá khứ của dân tộc. Y.Kawabata bằng những sáng tác của mình đã lặng lẽ tạo dựng cho ngời Nhật một niềm tin yêu vào những điều kỳ diệu đã từng làm nên bản sắc bao đời nay của ngời dân xứ sở mặt trời mọc. Và nói nh Ngô Quý Giang: “Ông đã chiến đấu để bảo vệ và gìn giữ bẳn sắc dân tộc trớc làn sóng Âu-Mỹ hóa đang tràn ngập đất nớc Nhật Bản và buộc ngời Nhật phải suy nghĩ đến việc cứu lấy vể đẹp cổ kính của đất nớc Nhật” [8,45].

Trong những sáng tác của ông, từ Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền

của núi...Y.Kawabata đã lặng lẽ âm thầm đặt các nhân vật trên hành trình về

với các giá trị truyền thống đã bị phôi pha khiến bao thế hệ con cháu ngời Nhật thấu hiểu các giá trị thiêng liêng đã khắc chạm nên tính cách, tâm hồn Nhật.

Qua đó, nhà văn càng có dịp đi sâu khám phá những thế giới nội tâm vô cùng phong phú các nhân vật của mình hơn.

Ngàn cánh hạc thể hiện sự giằng co, đấu tranh giữa các vẻ đẹp với cái

xấu xa, tội lỗi - giữa vẻ đẹp truyền thống với sức sống đơng thời. Tởng nh lối sống buông thả vô trách nhiệm đã thắng, chiếc chén Shino - biểu tợng của vẻ đẹp truyền thống thiêng liêng đã vỡ tan, nhng không, những mảnh vỡ vẫn đợc cất giữ và vẻ đẹp Nhật Bản vẫn còn lại. Tên tác phẩm là Ngàn cánh hạc. Theo nếp nghĩ của ngời Nhật, hình ảnh con hạc là tợng trng cho hi vọng và hạnh phúc. Hình ảnh ngời con gái có chiếc khăn thuê hình con hạc trắng lặp đi lặp lại gần mời lần trong tác phẩm nh xác lập chủ đề cho tác phẩm:

- “Một trong hai cô trông thật xinh đẹp, cô ta mang một cái túi nền hồng đào có in hình những cánh hạc rập rờn màu trắng [34, 508]

- “Chàng tởng nh ngàn cánh hạc nhỏ và trắng tung tăng bay quấn quýt xung quanh ngời nàng” [34, 519]

- “Chàng cảm thấy ngán ngẩm cho chính mình vì đã để cho lá th mời mọc của Chikakô dụ dỗ mình đến đây nhng cái ấn tợng về cô gái mang cái túi hình cánh hạc bay qua thì quả là tơi mát [34, 522]

- “Chàng lại thấy bồng bềnh trớc mắt hình dáng ngời thiếu nữ với cái khăn gói in hình cách hạc rập rờn” [34, 526]

- “Vậy mà trong lúc đang bực bội nh thế, Kikuju lại chợt thấy hình ảnh cô gái nhà Inamura hiện lên nh một tia sáng chói chang [34, 541].

- “Bao giờ chàng cũng nuôi ảo tởng là cô gái nhà Inamura đang đi dạo đâu đó dới bóng hàng cây bên đờng, với chiếc khăn màu hồng có vẽ bầy hạc trắng trong tay. Chàng có thể nhìn thấy một cách rõ ràng bầy hạc trắng và chiếc khăn đó” [34, 545]

- “Bầy hạc trắng in trên chiếc khăn choàng của cô gái nhà Inamura bay qua vầng trời chiều và chúng vẫn còn ngự trị trong mắt chàng” [34, 565]

- Khi nghe tin cô gái nhà Inamura đi lấy chồng, Kikuju cảm thấy lòng mình đau nhói và với một nỗi khát khao mãnh liệt, chàng cố gắng gợi lên trong

trí hình ảnh cô thiếu nữ này... mái tóc lung linh lấp lánh, cái túi nhiễu màu hồng đào in hình những cánh hạc” [34, 614-615]

Sự xuất hiện đó không phải là ngẫu nhiên, chúng đều do dụng ý của tác giả. Đó là một biểu tợng của sự thanh bạch, sự trở về với giá trị của truyền thống. Mỗi một lần đối mặt với cái xấu, cái ác, cái nhỏ nhen, ích kỷ thì trong tâm trí Kikuju lại hiện về hình ảnh cô gái và chiếc khăn kỳ lạ ấy. Lần đầu tiên, Kikuju gặp ngời con gái mang chiếc túi màu hồng đào in hình những con hạc trắng trên đờng đến ngôi chùa ở Kamakiua, ấn tợng đầu tiên, hình ảnh đầu tiên mà Kikuju chú ý đến là “một trong hai cô trông thật xinh đẹp, cô ta mang một cái túi nền hồng đào có in hình những cánh hạc rập rờn màu trắng [34, 508]. Con ngời đợc trời phú cho những giác quan cực kỳ nhạy cảm với cái đẹp, đợc phú cho trái tim biết rung động trớc cái đẹp. Cô gái nhà Inamura đợc nhắc đi, nhắc lại nhng chỉ nh một hình ảnh tợng trng trong tác phẩm mà không có lời nói, tính cách và gần nh không tham gia vào diễn biến cốt truyện. Cô gái với chiếc khăn thêu Ngàn cánh hạc, ấy là biểu tợng cho vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, cho niềm hi vọng và hạnh phúc của ngời Nhật. Ngời Nhật gắn niềm vui và nỗi buồn, chia ly và hội ngộ, mơ ớc và hồi tởng thân thiết của mình với cảnh đàn hạc bay, nhất là khi những cánh hạc bay qua núi Phú Sĩ. Hình ảnh những ngời con gái trong trắng đang pha trà tợng trng cho vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản đẹp lung linh: “chính cái ánh sáng hơi quá độ đó lại làm cho dáng vẻ tơi trẻ của cô gái càng nổi bật, rạng rỡ hơn lên. Tấm khăn lau chén màu đỏ mà các cô gái thờng dùng, làm cho ngời ta cảm thấy một cái gì tơi mát hơn là dịu dàng, chẳng khác nào một bông hoa đỏ thắm đang nở bung trên tay thiếu nữ. Nhìn nàng tởng nh có cả ngàn cánh hạc trắng xinh xinh đang rập rờn bay lợn xung quanh” [34, 519]. Trong cuộc trà hội đó, Kikuju gặp lại ngời tình của ngời cha quá cố, càng vô cùng khó chịu: “chàng cảm thấy ngán ngẩm cho chính mình vì đã để cho lá th mời mọc của Chikukô dụ dỗ mình đến đây nhng cái ấn tợng về cô gái mang cái túi hình cánh hạc bay qua thì quả là tơi mát [34, 522]. Vẻ đẹp đã mang lại cho chàng trai ý nghĩa chuyến đi. Vẻ đẹp nh tiềm ẩn một sức mạnh thiêng liêng có thể cứu rỗi con ngời. Nhng sự đam mê, buông thả đã cớp mất

của con ngời sự trong sạch, Kikuju sa vào quan hệ với bà Ota, lúc bà ta ngồi trong ngôi nhà trọ trên đồi, chàng cảm thấy sự “thoải mái, êm đềm” của “tấm thân ấm áp, mềm mại” của bà Ota nhng rồi chàng lại thấy hiện lên trong đầu “hình ảnh cô gái nhà Inamura trong lúc pha trà chờn vờn trớc mặt” và chàng lại nhìn bà Ota “thấy ngời đàn bà gục đầu nức nở trông thật khó coi”. Hình ảnh của vẻ đẹp ẩn hiện, can thiệp vào hành động của ngời ta, càng về sau, sự tranh đấu, giằng co giữa cái đẹp và điều xấu xa, tội lỗi càng rõ nét. Và cái đẹp dờng nh ám ảnh nhiều hơn, mọi lúc, mọi nơi. Cái đẹp buộc ngời ta phải sám hối những tội lỗi của mình đã gây ra làm tổn hại đến cái đẹp. Khi cô gái Fumico đến gặp Kikuju, xót xa van xin, bào chữa cho những hành động của mẹ cô, cô ớm hỏi có phải Kikuju sắp lập gia đình với cô Inamura. Kikuju trả lời: “không phải thế đâu” nhng “chàng lại thấy bồng bềnh trớc mắt hình dáng ngời thiếu nữ với cái khăn gói in hình cách hạc rập rờn” [34, 526]. Chỉ là cảm giác, ảo ảnh bồng bềnh thôi nhng vẻ đẹp dờng nh đã buông đậu vào tâm trí chàng trai, càng lúc càng bắt rễ, ăn sâu. Mỗi khi làm việc sai trái, mỗi khi bực tức hay buồn bã hoặc lo ngại thì hình ảnh cô gái, ấn tợng về cô lại hiện lên nh một điểm tựa cho tinh thần th thái, bình an. Nh lúc Chikaco tự tiện đến dọn dẹp trà thất nhà Kikuju khiến chàng bực bội, tức tối - “vậy mà trong lúc đang bực bội nh thế, Kikuju lại chợt thấy hình ảnh cô gái nhà Inamura hiện lên nh một tia sáng chói chang” [34, 541]; “chàng tởng nh ngàn cánh hạc nhỏ và trắng tung tăng bay quấn quýt xung quanh ngời nàng” [34, 519]. Cô gái đến nhà Kikuju một lần nhng tác giả không miêu tả gì hành động xử sự với Kikuju nh thế nào. Ngời ta chỉ nhìn thấy “những cánh cửa bếp rộng mở, cô gái ngồi ngay bên hàng hiên. Tuy phòng khách rộng rãi, thênh thang, phía cuối phòng mờ tối đó, hình dáng cô gái nổi bật lên rạng rỡ dờng nh dọi sáng cả căn phòng” [34, 543]. Và chàng chỉ còn nhặt lại “mùi hơng của nàng còn vơng vấn đâu đây. Vĩnh viễn nàng sẽ là ngời của phơng trời khác. Khi Kikuju nhận đợc tin bà Ota chết “chàng ngồi bên máy điện thoại, nhắm nghiền đôi mắt, chập chờn trớc mắt là hình ảnh của buổi chiều tội lỗi” [34, 564], nhng “giây phút này trong đôi mắt còn vơng vấn ánh trời chiều đỏ nh đốt nh thiêu, chàng lại nhìn thấy hình ảnh bầy hạc trắng in trên cái túi cô gái nhà

Inamura” [34, 564]. Tội lỗi đã phải trả giá, hổ thẹn mà tự bỏ đi trớc vẻ đẹp lung linh của truyền thống, của đạo đức, sự trong trắng của con ngời. Cô gái và bầy hạc trắng - biểu tợng của niềm tin, hi vọng và hạnh phúc lại hiện ra trong tâm thức Kikuju: “khi nghe tin cô gái nhà Inamura đi lấy chồng, Kikuju cảm thấy lòng mình đau nhói và với một nỗi khát khao mãnh liệt, chàng cố gắng gợi lên trong trí hình ảnh cô thiếu nữ này... mái tóc lung linh lấp lánh, cái túi nhiễu màu hồng đào in hình những cánh hạc rập rờn... duy chỉ có khuôn mặt nàng là chàng không sao nhớ nổi [34, 614-615]. Nàng chỉ là hình ảnh cho một vẻ đẹp, một biểu tợng ám ảnh ngời ta để ngời ta hớng tới. Hình ảnh vết son môi trên chén trà là sự hiện hình rõ nét của quá khứ. Quá khứ đã kết đọng lại hiện tại. Đỉnh điểm của bi kịch quá khứ - hiện tại là khi Fumiko và Kikuju ngồi bên nhau - những ngời thuộc thế hệ sau ngắm chén trà. Kiếp sống của chén trà tỏa ra sức mạnh “chiếc chén có một vẻ cân đối, mạnh mẽ đầy uy thế”. Còn cuộc sống của họ là đấu tranh để thoát ra khỏi cái vòng khép kín của quá khứ. Không gian hồi tởng là không gian giao tranh tràn ngập, day dứt, giằng xé. Nhng những gì thuộc về cái đẹp đích thực thì vẫn tỏa sáng. Không gian ấy vẫn là không gian thanh lọc. Trà đạo bị vẩn đục, cái đẹp bị hoài nghi vĩ những dục vọng, những toan tính. Nhng cái đẹp luôn có quyền uy của nó. Hình ảnh bầy hạc trắng gắn với cô gái nhà Inamura, tâm hồn thanh tiết của Fumiko đã kéo chàng ra khỏi niềm đam mê tội lỗi. Kikuju đã tìm ra đợc con đờng để mình sống tốt hơn. Chiếc chén Shinô - giá trị đẹp đẽ thiêng liêng đã vỡ tan nhng không phải là tan biến, những mảnh vỡ đã đợc góp nhặt lại, cất giữ. Đó là sự bảo tồn cho cái đã mất: “đã bao lâu rồi chàng cố tìm cách thoát khỏi bức màn tăm tối, xấu xa, giờ đây mới thoát ra đợc. Phải chăng là nỗi đau thơng thuần khiết của Fumiko đã cứu gỡ cho chàng” [34, 641].

Trong cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp và tội lỗi, bằng cái giá là nỗi đau thơng (bà Ota, Fumiko, Kikuju) là sự tan vỡ (chén Shinô) vẻ đẹp trở về với giá trị của truyền thống đã đẩy lùi đợc bóng tối tội lỗi trong những con ngời. Luôn luôn trong Ngàn cánh hạc có sự hiện hữu của không gian hồi tởng. Các nhân vật không sống hoàn toàn trong hiện tại mà hành động của họ bị chi phối

bởi quá khứ. Quá khứ luôn có sự giao tranh với hiện tại. Cuộc giao tranh ấy h- ớng tới việc bảo vệ truyền thống tốt đẹp, chống lại sự suy đồi, tha hóa, đa con ngời đến với cái đẹp thực sự nằm trong bản thân họ.

2.3.2. Sự phân thân trớc cái đẹp truyền thống và hiện đại

Trong tiểu thuyết của Y.Kawabata thờng có sự xuất hiện của một cặp nhân vật chính, một nam, một nữ (hoặc nhiều nữ) và vai trò của các nhân vật th- ờng là nh nhau trong kết cấu tác phẩm. Ông Shingo và cô con dâu Kikuko trong

Tiếng rền của núi, Shimamura và hai ngời đẹp Komako và Yoko trong Xứ tuyết,

Eguchi và những ngời đẹp say ngủ trong Ngời đẹp say ngủ - trong đó nhân vật nam chính là ngời đi tìm cái đẹp. Trong đó, Xứ tuyết đợc xem là một tiểu thuyết tiêu biểu cho hình thức kết cấu này của tiểu thuyết Y.Kawabata. Trong cuộc đời sáng tạo của Y.Kawabata, Xứ tuyết là một trong những tác phẩm đợc ông thai nghén lâu dài nhất. Năm 1935, ông bắt đầu viết tác phẩm, và cho mãi mời hai năm sau, năm 1947, tác phẩm mới đợc hoàn tất. Đây đợc xem là tác phẩm toàn bích nhất của Y.Kawabata và là “quốc bảo” của văn học Nhật Bản hiện đại. Nhận xét về cuốn tiểu thuyết, dịch giả Seidensticker cho rằng, Xứ tuyết là cuộc tào phùng giữa thơ Haiku và tiểu thuyết. Tính hàm súc, lối thể hiện theo hình thức biểu tợng đợc xem là dặc điểm nổi bật của tiểu thuyết này. Đây là một tiểu thuyết mang đậm chất thơ, chất thơ từ bức trang thiên nhiên tơi đẹp, từ tình yêu đẹp đẽ của con ngời. Và trên hết là từ thế giới tâm hồn với những rung động té vi. ít có cuốn tiểu thuyết nào mà tâm lý con ngời lại đợc khám phá một cách tinh tế, tự nhiên đến vậy. Cũng giống nh nhiều tác phẩm khác của Kawabata, cốt truyện của Xứ tuyết vừa đơn giản vừa khó nắm bắt. Shimamura, nhân vật trung tâm của tác phẩm, là một lữ khách. Từ Tôkyo, Shimamura đáp tàu lên ph- ơng bắc, tìm về với xứ tuyết. Nơi đó có thiên nhiên thơ mộng, có tình yêu ngọt ngào say đắm. Tác phẩm đã tái hiện ba cuộc hành trình của Shimamura. Lần đầu tiên là vào mùa xuân, lần thứ hai là vào mùa đông, và lần thứ ba là vào mùa thu. ở Tôkyô, Shimamura có một cuộc sống sung túc bên cạnh một ngời vợ giàu có, xinh đẹp. Cuộc sống nh vậy có thể là quá đủ lắm rồi. Vậy điều gì đã

hối thúc chàng đến với Xứ tuyết, không phải là một lần mà là ba lần, với ba mùa khác nhau? Ngoài mục đích đến xứ tuyết để tận hởng vẻ đẹp của thiên nhiên phơng Bắc thì Shimamura còn tìm về với hai cô gái: Komako và Yoko - một nồng nàn, một thánh thiện bởi ở họ đã mang trong mình dấu ấn giá trị truyền thống của dân tộc, vì họ sinh ra, lớn lên trên tuyết, đợc nuôi dỡng bằng lời ca, điệu múa, mặc thứ áo Kimônô chỉ có ở đây. Về với xứ tuyết, chàng còn đợc đắm mình vào âm thanh tiếng đàn Sasimen, đợc thởng thức kịch Kabuchi, đợc xem lễ hội Kimônô. Shimamura vốn là một ngời say mê nghệ thuật biên đạo múa Phơng Tây và cũng rất yêu vũ đạo và kịch câm Nhật Bản. Đôi lúc anh thấy cay đắng trớc sự suy tàn của truyền thống. Anh không muốn xem những điệu múa Nhật Bản bị cách điệu giả hiệu. Anh tìm sự cứu rỗi ở nghệ thuật Balê, thứ nghệ thuật “trở thành giấc mơ về một thế giới khác, thiên đờng của sự hài hòa và sự hoàn hảo tột đỉnh, chiến thắng mỹ học thuần túy”[34, 241]. Cái khiến Shimamura phiền lòng day dứt là hiện trạng của nghệ thuật, một nền nghệ thuật đang đnứg trớc sự xung khắc của truyền thống và hiện đại: “ với kiến thức phong phú, chỉ ít lâu sau anh đã cảm thấy đôi chút đắng cay về sự suy tàn của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 49 - 58)