Sự tổ hợp nhân vật không thể thực hiện đợc nếu không có một hệ thống sự kiện tơng ứng. Quả vậy, các nhân vật làm sao có thể có đợc các quan hệ nói trên, nếu nh chúng không có dịp gặp gỡ, va chạm, đấu tranh đồng tình hay phản đối, hãm hại nhau ở chỗ này hay chỗ khác? Lấy riêng một cuộc gặp gỡ mà nói thì bất cứ ở đâu, các nhân vật không gặp gỡ nhau thì không thể sinh chuyện, sinh cảm xúc và quan hệ. Nhng gặp ở đâu trong tình huống nào thì đó là cả một vấn đề sáng tạo độc đáo mà ở mỗi tác phẩm mỗi nhân vật một khác. Nh vậy, cùng với hệ thống nhân vật, việc tổ chức hệ thống sự kiện là vô cùng quan trọng.
I.1.Hệ thống sự kiện.
“Sự kiện” đợc hiểu là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghĩa đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đổi theo. Do đó khái niệm sự kiện là rất quan trọng để lý giải tác phẩm.
Trớc hết nó phản ánh các quan hệ, xung đột xã hội của các nhân vật, mặt khác lại có chức năng kết cấu làm cho nhân vật xích lại gần nhau hoặc xa nhau. Hệ thống sự kiện rất đặc trng cho văn học. Nó vừa phản ánh sự vận động của đời sống, vừa tạo nên sự vận động trong tác phẩm. Sự kiện buộc nhân vật bộc lộ những gì thuộc bản chất của nó. Sự kiện mở ra những khả năng phát triển khác nhau cho nhân vật.
Hình thức tổ chức sự kiện cơ bản nhất của văn học là liên kết các sự kiện lại thành truyện. Truyện là một chuỗi sự kiện xảy ra liên tiếp trong không gian và thời gian, có mở đầu có phát triển và có kết thúc, thể hiện những quan hệ, mâu thuẫn và quá trình nhất định của cuộc sống. Hệ thống sự kiện đợc tổ chức thành cái gọi là “cốt truyện”.
“Cốt truyện” là hình thức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn, nhỏ, cốt truyện có các thành phần chính : thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.
“Thắt nút” chính là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ tất yếu sẽ tiếp tục phát triển.
“Phát triển” là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai,vận động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xẩy ra.
“ Cao trào” hay còn gọi là “đỉnh điểm”, là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật. Cao trào cũng chính là sự kiện dẫn đến bớc ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển câu chuyện. Chức năng của cao trào không chỉ là mài sắc các vấn đề của tác phẩm, mà còn đa đến chấm dứt sự phát triển. Sau cao trào thì có thể là thoái trào.
“Mở nút” là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào, là sự xoá bỏ xung đột nhng không phải bao giờ cũng xoá bỏ mâu thuẫn.
Tuy nhiên, cốt truyện không phải lúc nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần trên. Cấu trúc cốt truyện phụ thuộc vào quan hệ thẩm mỹ của tác giả đối với hiện thực. Trong phân tích tác phẩm, việc nhận định đúng thành phần cốt truyện có ý nghĩa then chốt để lý giải đúng đắn nội dung và t tởng tác phẩm.
Tất cả việc tổ chức hệ thống sự kiện( các thành phần cốt truyện, trật tự nhân quả, sự vận dụng mô típ truyền thống) đều nhằm tập trung thực hiện các chức năng cơ bản của nó: Phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con ngời. Nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các quan hệ và mâu thuẫn của đời sống đó là những xung đột xã hội, xảy ra giữa các tập đoàn ngời (xung đột dân tộc, xung đột giai cấp, xung đột giữa các tầng lớp ngời) và các xung đột ấy lại thể hiện qua các xung đột riêng t của các nhân vật do quan hệ cụ thể tạo nên.
Kết cấu hình tợng không chỉ có hệ thống sự kiện, còn là sự kết hợp giữa hệ thống hình tợng nhân vật và hệ thống cốt truyện.
II.2. Hệ thống hình tợng nhân vật.
“Hệ thống hình tợng” là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể, cảm tính tạo nên hình tợng nghệ thuật, mà trung tâm là các mối quan hệ của các nhân vật. ở phơng diện kết cấu, hệ thống hình tợng bao gồm một phạm vi rộng hơn, gắn với tất cả chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm.
Khi nói đến hệ thống nhân vật, đó chính là sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm. Các mối quan hệ thờng thấy của các nhân vật là Đối lập, đối chiếu, t“ ơng phản, bổ sung”. Sự phản ánh hiện thực trong các mâu thuẫn xung đột và sự vận động dẫn đến sự tổ chức các nhân vật đối lập. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, giữa thống trị và bị trị, xâm lợc và chống xâm lợc, bóc lột và bị bóc lột. Quan hệ nhân vật đối lập ở đây gắn liền với sự đối lập của các cá nhân về phơng diện địa vị, cá tính, phẩm chất nh : dũng cảm và hèn nhát, trung thành và phản bội, ngay thẳngt và nịnh bợ... Cái khéo léo của tác giả là làm cho các nhân vật đối lập, thù địch có quan hệ với nhau, ràng buộc nhau ở phơng diện nào đó làm cho đối lập càng thêm gay gắt. Chẳng hạn kết làm anh em, cùng quan hệ huyết thống, cùng chung lý tởng, chung đối tợng tranh chấp hoặc loại trừ nhau vì mối thù. Quan hệ đối lập thờng là cơ sở để tạo thành các tuyến nhân vật của tác phẩm.
Quan hệ đối chiếu, tơng phản làm nổi bật sự khác biệt và đối lập của các nhân vật.
Sự tơng phản làm cho các đối lập, khác biệt diễn ra gay gắt. Đối chiếu là một mức độ thấp hơn tơng phản.
Quan hệ bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một loại hiện tợng. Nhân vật bổ sung thờng là nhân vật phụ, làm cho nhân vật chính đậm đà, có bề dày. Chúng tuy mang tính chất phụ thuộc, nhng đồng thời cũng có tác dụng mở rộng đề tài. Ngoài quan hệ bổ sung, phụ thuộc còn có quan hệ bổ sung đồng đẳng.
Do đó, hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ánh nhau, để cùng phản ánh đời sống. Trong hệ thống hình tợng của tác phẩm, nhân vật vừa đóng vai trò xã hội (giai cấp, địa vị, huyết thống...) vừa đóng vai trò văn học(vai trò một công cụ nghệ thuật, thực hiện một chức năng nghệ thuật, vai trò tố cáo, vai trò tấm gơng, vai trò anh hùng...) chỉ chú ý vai trò xã hội, sẽ đa đến sự phân tích văn học nh phân tích một hiện tợng xã hội thuần tuý. Ngợc lại chỉ chú ý vai trò văn học sẽ biến nhân vật có hình thức nhng không có nội dung. Do đó phải kết hợp chúng lại mới thấy hết nội dung t tởng của tác phẩm.