Quản trị bán hàng theo các hoạt động tác nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty vật liệu xây dựng Hà Nội” docx (Trang 29 - 32)

Quá trình bán hàng được chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm: trước bán hàng, trong bán hàng, sau bán hàng. Nếu quá trình tổ chức bán hàng doanh nghiệp bỏ sót một trong 3 yếu tố trên thì sản phẩm của họ khó mà tiêu thụ được so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.

Trước bán hàng.

Thực chất, đây là một quá trình chuẩn bị bán hàng, là hoạt động của người bán hàng tác động vào tâm lý của người mua, để đạt được điều đó doanh nghiệp phải biết sản phẩm, hiểu biết thị trường, đây cũng là điều kiện tiên quyết của bán hàng. Trước khi bán hàng, doanh nghiệp phải làm rõ các vấn đề sau:

+ Lý do thực hiện thương vụ, vì mỗi thương vụ được thực hiện đều chứa một “ý đồ” khác nhau, đối thủ cạnh tranh, hoạch định một chiến lược trong tương lai, đưa lại uy tín cho doanh nghiệp hoặc đơn thuần chỉ là tìm kiếm lợi nhuận.

+ Công việc chuẩn bị triển khai thương vụ: Một “ý đồ” tốt nếu không có một kế hoạch thực hiện hoàn hảo vẫn có thể không thực hiện được hoặc dẫn đến thất bại. Các phương án thực thi thương vụ phải được thực hiện một cách nghiêm túc, cân nhắc đến tất cả các mặt của vấn đề. Phương án triển khai thương vụ cần phải ngắn gọn, rõ ràng, có tác dụng như chỉ dẫn,

đảm bảo cho các bộ phận triển khai thương vụ.

+ Phải chuẩn bị kỹ càng, không bị bất ngờ đối với, phải am hiểu kỹ

càng về sản phẩm và ngành nghề kinh doanh để trả lời các câu hỏi của khách hàng (về sản phẩm, về từng chi tiết của sản phẩm,…), ngoài ra, người bán hàng phải chuẩn bị một loạt các kiến thức khác để không bị lúng túng trước khách hàng.

+ Xác định thời gian thanh toán, bán được càng nhiều hàng, càng tốt nhưng phải cân nhắc nếu có sự nhượng bộ trong thanh toán sẽ là một việc nguy hiểm. Cần phải xác định rõ thời gian thanh toán bởi vì nếu chúng ta không tính toán thời gian thanh toán thì trong thời gian khách hàng nợ

doanh nghiệp, rất có thể doanh nghiệp sẽ mất cơ hội kinh doanh mới do thiếu nguồn vốn kinh doanh. Thiết lập các tuyến liên lạc và xác định nhân

viên trong thực hiện thương vụ, được xem xét dưới cả hai góc độ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Trong bán hàng.

Các nhà quản trị phải nắm rõ tiến trình thương vụ, bắt đầu từ công tác triển khai bán hàng, đến các hoạt động giao hàng. Nhà quản trị phải nắm được khối lượng hàng giao, lực lượng vận chuyển,… nhà quản trị sử

dụng một số chỉ tiêu theo dõi nhanh là:

Tỷ lệ chi phí/ doanh thu: chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thì tỷ lệ chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu tỷ lệ này có xu hướng tăng lên so với dự kiến thì lợi nhuận của thương vụ sẽ giảm. Vì vậy, cần phải ổn định chỉ tiêu này trong suốt quá trình thương vụ như dự kiến ban

đầu, phải kịp thời xác định các nguyên nhân làm chi phí tăng và có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Tỷ lệ % chiết khấu: là tỉ lệ phản ánh mức chiết giảm so với doanh thu. Tỷ lệ này cho phép đánh giá được doanh thu thuần của thương vụ so với dự kiến. Nếu tỷ lệ này có xu hướng tăng lên so với dự kiến sẽ làm giảm doanh thu thuần, từđó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu: tỷ lệ này phản ánh hiệu quả kinh tế của thương vụ, nó chịu ảnh hưởng của chi phí và doanh thu thuần. Nếu tỷ lệ

này giảm đi thì cần phải xem xét vấn đề chi phí và mức chiết giảm, đồng thời có những hoạt động điều chỉnh kịp thời, chính xác.

Tỷ lệ nợ/ doanh thu: đây là tỷ lệ phản ánh khả năng thu hồi công nợ

trong trường hợp bán chịu cho khách hàng. Nếu tỷ lệ này tăng nghĩa là khách hàng đã vi phạm các điều khoản thanh toán và có thể lâm vào tình trạng khó đòi. Vì vậy, tuỳ theo từng tình huống cụ thể để có giải pháp khắc phục.

Sau bán hàng.

Sự kết thúc của công việc bán hàng được biểu hiện bằng một hợp

đồng kinh tế cụ thể, bằng một văn bản hoặc không. Mỗi bên giữ lấy một bản để đảm bảo điều kiện giao hàng và thanh toán tiền hành theo quy định, việc làm tiếp theo của việc bán hàng là đảm bảo tốt nghĩa vụ của doanh

nghiệp đối với khách hàng, nhất là trong tiêu dùng sản phẩm hàng hoá dịch vụ cần thực hiện các dịch vụ sau bán.

Các dịch vụ miến phí: Bảo hành, lắp đặt, chỉnh lý, hướng dẫn sử

dụng,… các dịch vụ này nhằm tới hai mục tiêu:

+ Đảm bảo cho khách hàng được hưởng mọi quyền lợi từ việc mua các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

Nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. Từ đó nâng cao

được uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp, đồng thời nó được coi là công cụ hay phương tiện để cạnh tranh.

Các dịch vụ không miễn phí, ví dụ như: Sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo trì, bảo dưỡng đối với sản phẩm,… các dịch vụ này nhằm đạt được hai mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng uy tín cho doanh nghiệp và sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, phải thường xuyên thu thập, phân tích các khả năng cạnh tranh, ý kiến đóng góp của khách hàng để kịp thời phát hiện những sai lệch và có biện pháp hữu hiệu nhằm sửa chữa những sai sót, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng.

Vậy việc bán hàng là một chuỗi những cố gắng của doanh nghiệp để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, không chỉ trong lúc giao hàng mà trong cả tương lai để doanh số bán ra của doanh nghiệp là lớn nhất, với hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty vật liệu xây dựng Hà Nội” docx (Trang 29 - 32)