0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Cơ cấu lao động trong công ty

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG HÀ NỘI” DOCX (Trang 46 -46 )

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Chỉ tiêu

Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ

∑Lao động 155 100 159 100 187 100

Lao động gián tiếp 37 23.87 40 25,16 40 21,39

Lao đông trực tiếp 118 76,13 119 74,84 147 78,61

Bảng 3 : Tình hình lao động.

Từ số liệu bảng trên ta thấy công ty có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt khá hợp lý đã tạo điều kiện khởi động, sáng tạo trong điều hành, nhậy bén kịp thời trong hoạt động tiêu thụ. Bên cạnh đó công ty phân ra từng loại hình lao động, lao động gián tiếp chiếm từ 21.39 đến 25.16% , lao động

Chính điều đó đã kích thích nguời lao động phát huy hết khả năng, năng lực của từng người. Mặt khác, công ty có đội ngũ cán bộ quản lý đủ trình

độ, năng lực, sự nhiệt tình, đoàn kết một lòng xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. Sự hợp lý cơ cấu bố chí sắp xếp lao động trong thực hiện công việc chức năng, nhiệm vụ kinh doanh đã được thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO CHT LƯỢNG

CÔNG TÁC QUN TR TIÊU TH HÀNG HOÁ TI CÔNG

TY VT LIU XÂY DNG HÀ NI.

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

3.1.1. D báo v th trường phát trin

Thị trường tiêu thụ bao giờ cũng là vấn đề được xem xét đầu tiên và quan tâm nhất. Khi xem xét thị trường thì họ cần quan tâm tới những vấn

đề như: Nhu cầu thị trường, sức mua của người tiêu dùng , giá cả xu hướng và tính chất mức độ của thị trường …. Hoà cùng định hướng của cả nước trên con đường đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là một doanh nghiệp nhà nước công ty vật liệu xây dựng hà nội đã không tách khỏi phương hướng phát triển chung. Công ty đã dựng chiến lược phát triển của mình theo định hướng sau:

- Tạo thêm nhiều việc làm, thu hút lao động, từng bước cải thiện

điều kiện lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. - Sắp xếp và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh đến từng bộ

phận của công ty, tinh giảm biên chế, tăng hiệu quả , giảm chi phí sản xuất.

- Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên toàn công ty thông qua các hình thức đào tạo, đào tạo lại các khoá bổ túc nghiệp vụ. - Tăng cường củng cố và mở rộng các quan hệ buôn bán, liên doanh,

liên kết với các công ty nước ngoài.

Từng bứoc hoàn thiện và đẩy mạnh công tác tiêu thụ, mở rộng thị

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, trên thị trường Việt Nam hàng ngoại tràn vào rất nhiều, Các đối thủ cạnh tranh của công ty cũng có tiềm lực tài chính vững mạnh, có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường. Đứng trước tình hình đó, công ty đã tích cực tìm kiếm các giải pháp để duy trì và mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhằm chiếm lĩnh thị phần.

3.2. Mt s gii pháp nhm nâng cao cht lượng công tác qun tr tiêu th hàng hoá ti công ty vt liu xây dng Hà Ni. th hàng hoá ti công ty vt liu xây dng Hà Ni.

- Từ việc phân tích những lý luận duy nhất về công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất và qua việc phân tích tình hình chung về kết quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá của công ty vật liệu xây dựng Hà Nội trong thời gian qua. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế rút ra mộ số

thành tựu, những hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó,

đồng thời căn cứ vào phương hướng phát triển và đổi mới hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ

hàng hoá tại công ty.

1. Biện pháp thứ nhất:

Tăng cường cải tiến và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị

trường tạo cơ sở vững chắc cho việc hoạch định tiêu thụ hàng hoá.

Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt được những thông tin một cách chính xác, kịp thời để từ đó nâng cao chất lượng hoạch

định tiêu thụ hàng hoá của công ty là rất cần thiết và là vấn đề được quan tâm đầu tiên. Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao nắm bắt được nhu cầu thị

trường bởi vì có nắm bắt được nhu cầu thị trường thì công ty mới có thể

tiến hành cung ứng đầy đủ hàng hoá về số lượng, chất lượng, chủng loại một cách hợp lý, có như vậy mới thúc đẩy được tiêu thụ hàng hoá.

Phải nghiên cứu và tổng hợp các đơn đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm. Kiểm tra các đơn hàng đó và tình phù hợp của các đơn hàng đó với

các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sản xuất nhằm tránh tình trạng mất khách hàng, mất uy tín hoặc gián đoạn sản xuất.

Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường hiện tại cũng như tiềm năng. Tìm ra khoảng trống, cơ hội trên thị trường, từ đó xây dựng nên chiến lược tiêu thụ hợp lý.

Lập các kế hoạch bán hàng, giao hàng và thoả thuận các kế hoạch đó

đối với các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp để có sự gắn bó giữa tiêu thụ sản xuất.

áp dụng linh hoạt các hình thức và phương thức thanh toán, với việc sử

dụng hệ thống giá mềm dẻo nhằm tối đa hoá tiện lợi cho khách hàng, khai thác triệt để các khách hàng hiện tại và tương lai của các đối thủ cạnh tranh.

Chú trọng đầu tư phát triển thị trường nội địa, mở rộng mạng lưới tiêu thụ các tỉnh thành, tăng khối lượng bán ra nhằm mục tiêu biến thị trường nội địa thành thị trường thường xuyên, truyền thống của mình.

Liên doanh, liên kết với các công ty trong ngành để có sự hỗ trợ cho nhau về nguồn lực, vốn, công nghệ, kỹ thuật, nguyên vật liệu những khi khó khăn.

Đẩy mạnh công tác quản cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty cho các khách hàng trong và ngoài nước.

- Đầu tư ngân sách, trang bị cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu thị

trưòng, có như vậy thì việc thu thập thông tin ở mọi nơi mọi lúc mới diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác.

Từ những kết quả của việc nghiên cứu thị trường công ty lấy đó làm căn cứ cho việc ra quyết định sản xuất tiêu thụ hàng hoá cụ thể là:

- Công ty phải thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết liên quan đến việc khai thác thị trường.

- Khi đã có được những thông tin thì các nhà quản trị phải tiến hành phân tích chon lọc những thông tin thực sự cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định.

- Khi đã hoàn thiện việc nghiên cứu thị trường thì toàn bộ các kết quả thu thập và phân tích được sẽ là cơ sở vững chắc cho nhà quản trị để đưa ra một kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ

hàng hoá nói riêng.

Qua biện pháp này cho thấy: để công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá

được thực hiện một cách có hiệu quả thì một trong những biện pháp quan trọng được là hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoạch định tiêu thụ hàng hoá. Để thực hiện biện pháp này một cách có hiệu quả thì công ty cần phải làm tốt các yêu cầu đặt ra, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu được công ty sẽ tìm ra được chiến lược đúng đắn cho việc thực hiện các biện pháp, thông qua đó sẽ thực hiện tốt công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty.

2. Biện pháp thứ hai:

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức trong hoạt động tiêu thụ

hàng hoá

Từ việc nghiên cứu thị trường để đề ra các chiến lược trong tiêu thụ

thì công việc tiếp theo là thiết lập một cơ cấu tổ chức phù hợp với nội dung của chiến lược để làm được điều đó thì nhà quản trị phải lựa chọn mô hình quản lí cho phù hợp với mục tiêu đề ra, đồng thời có sự chỉ đạo thống nhất tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Công ty nên có bộ máy gọn nhẹ tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Công ty cần có sự điều chỉnh phù hợp giữa các phòng ban, tạo mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau trong công tác của mình.

Công ty nên có phòng nghiên cứu thị trường để có thể cung cấp những thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng.

Mở rộng hơn nữa mạng lưới tiêu thụ, sử dụng nhiều phương thức và hình thức bán hàng.

3. Biện pháp thứ ba:

Nâng cao chất lượng công tác công tác tổ chức, lãnh đạo tiêu thụ

Để tăng cường công tác lãnh đạo hoạt động tiêu thụ hàng hoá ở công ty thì cán bộ lãnh đạo của công ty Giám đốc, các nhà quản trị trong công ty cần đi sâu đi sát tình hình, áp dụng phương pháp làm việc ngoài văn phòng, xuống từng bộ phận kiểm tra, động viên, đôn đốc, tạo được không khí vui vẻ hoà nhã. Ra các chỉ thị, mệnh lệnh nhưng phải nghe các ý kiến phản hồi từ cấp dưới để kịp thời điều chỉnh. Duy trì kỷ luật nghiêm minh, có chính sách thưởng phạt đích đáng, tạo không khí làm việc thoải mái đối với nhân viên cấp dưới, để họ gắn bó và đem hết tài năng, năng lực của mình ra phục vụ công ty.

4. Biện pháp thứ 4 :

Nâng cao chất lượng công tác hoạt động kiểm soát:

Thiết lập các hệ thống tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng, lượng hoá được các kết quảđạt được, ra các chỉ tiêu thống nhất về số lượng, giá trị,…

Tiến hành các hoạt động điều chỉnh các kết quả khi mà các kết quả này không đúng với mục tiêu đã đề ra.

Thường xuyên đánh giá công tác quản trị, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh chính sách về nhân sự, xét duyệt một cách chặt chẽ các báo cáo về

chi phí và các nghiệp vụ tài chính.

3.3 Một số kiến nghị khác.

Các doanh nghiệp kinh doanh đang được tác nghiệp ỏ cơ chế mở

thông thoáng, tuy nhiên nhà nước cần tạo điều kiện bằng cách phát triển

đồng bộ các yếu tố môi trường kinh doanh và hoàn thiện cơ chế tự do kinh doanh theo khuôn khổ pháp lý ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp được kinh doanh các mặt hàng mà nhà nước không cấm trên nguyên tắc phải có giấy phép kinh doanh để hoạt động của doanh nghiệp theo đúng giấy phep kinh doanh đã đăng ký, tuân thủ pháp luật hiện hành.

Nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước bằng cách định rõ quyền sở hữu tài sản của nhà nước với quyền độc lập tự chủ trong các hoạt

động kinh doanh, tiến tới sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo hướng cổ

phần hoá. Củng cố hệ thống quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện đảm bảo quyền cạnh tranh bình đẳng và năng động giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và nhân tài kinh doanh. Đây là một đòi hỏi cấp thiết trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay.

Xây dựng hệ thống luật, đặc biệt luật doanh nghiệp phù hợp ; hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh thương mại nhằm giúp doanh nghiệp thực thi tư duy kinh tếđổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Củng cố hệ thống quản lý doanh nghiệp, tạo cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động không bị động ; những yêu cầu, đề nghị hợp lý của doanh nghiệp

được đáp ứng và trả lời nhanh chóng, từng bứơc tiến tới quản lý doanh nghiệp theo luật.

Phát triển xúc tiến thương mại bao gồm hệ thông xúc tiến chính phủ

và phi chính phủ nhằm hỗ trợ các thông tin, các cơ hội giao dịch và kích

đảy các đàm phán, thương thảo của doanh nghiệp thương mại.

Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo kinh tế xã hội, làm phong phú và sát thực các cơ sở dữ liệu cho công nghệ thông tin Marketing của các công ty làm cơ sở công tác quản lý.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, từ đó nâng cao vai trò của doanh nghiệp thương mại nhà nước nhằm giữ vai trò định hướng, dẫn đạo của nó trên các lĩnh vực, các địa bàn và các mặt hàng trọng điểm.

Phấn đấu tăng dần thị phần trên thị trường, đặc biệt là thị trường thủ đô Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh. Sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế trong thời gian tới

Để đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, nâng cao vị

thế, tăng doanh số phải tăng lợi nhuận thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá.

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh tại công ty vật liệu xây dựng Hà Nội đã khẳng

định được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. Có thể nói công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty vật liệu xây dựng Hà Nội đã được thực hiện rất tốt, kết quả kinh doanh đều tăng vượt chỉ tiêu, tăng từng phần cho công ty và củng cố thương hiệu trên thị trường. Đó là

điểm mạnh mà công ty vật liệu xây dựng Hà Nội cần duy trì và không ngừng phát huy hơn nữa để ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.

Sau một thời gian thực tập tại công ty vật liệu xây dựng Hà Nội,

được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo công ty, các cô chú trong phòng tiêu thụ cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Bích Loan - Giảng viên môn Quản trị doanh nghiệp, trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.

Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế

chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, của ban lãnh đạo công ty, của các bạn để bài viết được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thiết thực hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Nguyễn thị Bích Loan đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Em xin chân thành cám ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2005 Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Lan

1. Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weihrich, Những vấn đề

cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1994.

2. PGS, PTS: Hoàng Minh Đường, PTS: Nguyễn Thừa Lộc, Quản trị

doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo Dục-1996.

3. James M.Commer, Quản trị bán hàng -.NXB Thống Kê-1995.

4. Lê Văn Tâm, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê Hà Nội, 2000.

5. Nguyễn Thức Minh, Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính, 2000. 6. Phạm Vũ Luận, Quản trị doanh nghiệp thương mại, Trường đại học Thương Mại-2001.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG HÀ NỘI” DOCX (Trang 46 -46 )

×