Các yêu cầu về Cache

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ của ISP (Trang 130 - 136)

IV- Các yêu cầu Firewall cho ISP

d-Các yêu cầu về Cache

+ Các tính năng về hiệu năng.

Cache phải thực sự cải thiện tốc độ đáp ứng của mạng, cần có đường nối tốc độ cao tới server, và nên có thiết bị cân bằng tải để có thể hoạt động phân tán; vì vậy nếu đường nối tốc độ thấp, bỏ qua cache tới thẳng server gốc có thể còn có tốc độ tốt hơn.

Tính năng quan trọng nữa là cache phải có khả năng bỏ qua các thông tin cũ, kiểm tra làm tươi thông tin thời gian thực, nếu không sẽ làm giảm giá trị của cache. (cần nhớ rằng cache các đối tượng lớn, ví dụ như các file đồ hoạ tĩnh, sẽ làm chậm tốc độ kiểm tra và ảnh hưởng đến hiệu năng, do vậy cần điều chỉnh sao cho phù hợp).

+ Tối ưu tốc độ: Các cache chuyên dụng được ưa chuộng nhất do cải tiến phần cứng và phần mềm của chúng. Nó nhanh hơn, dễ quản trị hơn, tin cậy hơn, và an toàn hơn các phần mềm caching chạy trên nền Unix hay NT, Tất nhiên, các phần mềm cache trên những server đa chức năng thông thường có tính linh hoạt hơn.

+ Hỗ trợ đa giao thức: Danh sách các giao thức cache cần hỗ trợ không thể đầy đủ, tuỳ theo yêu cầu sử dụng của khách hàng; ví dụ cache là loại streams cache hay chỉ là passed through, Cache hỗ trợ tất cả các loại giao thức mới như HTTP 1.1, RSTP (Real-Time Stream Transport Protocol).. và các giao thức cũ HTTP 1.0, PNA, hay chỉ hỗ trợ những giao thức mới. Các giao

thức Routing như WCCP rất cần thiết, cho phép nhiều lựa chọn kiến trúc mạng hơn khi cần định hướng các yêu cầu cache trực tiếp từ một router.

+ Dễ quản trị: Cache cần hỗ trợ MIB II, e-mail hoặc thông báo sự kiện qua nhắn tin, và có khả năng quản trị và cấu hình cache từ xa. Quản trị phải có các lựa chọn trên cả browser và giao tiếp dòng lệnh.

+ Tính khả mở. Caches phải có tính khả mở phục vụ từ vài trăm tới hàng chục ngàn User, và dễ dàng lưu trữ cơ sở dữ liệu nội dung thông tin từ 25Gbytes tới 1Tbyte hoặc hơn nữa, nhất là khi người sử dụng Video trở nên phổ biến. Internet Cache Protocol (ICP) thường được sử dụng trong trường hợp cần mở rộng giải pháp cache. Cấu hình cluster nhiều cache vào trong một cấu trúc cây chủ/tớ, cung cấp dung lượng rất lớn nhưng cũng làm tăng lưu thông mạng và có thể lưu trữ dư thừa các trang thường xuyên được truy cập. Một cache chủ phải được chỉ định rõ, cùng với các cache tớ kiểm tra các yêu cầu tới một chỉ mục các đối tượng Web lưu trữ..

Giải pháp Microsoft Cache Array Routing Protocol (CARP) giải quyết các vấn đề của ICP, nhưng là loại client-oriented và không được phát triển rộng rãi.

+ Độ tin cậy và chống lỗi: vì cache nằm tại phần phía trước của khu vực các server, chúng có thể là điểm lỗi duy nhất của mạng (single point of failure). Một số cache như DynaCache của InfoLibria có thể được cấu hình để tự động hoạt động trong chế độ bỏ qua hoặc hoạt động offline trong trường hợp gặp lỗi hệ thống; tuy nhiên, tính năng này tương đối khó đặt cấu hình.

Có thể tăng độ tin cậy, chống lỗi nhờ sử dụng giải pháp Cluster các Caching Server; Tính chống lỗi được đảm bảo ở mức độ kép nhờ sử dụng cân bằng tải cục bộ và các thiết bị chống lỗi, và ở lớp mạng nhờ sử dụng công nghệ thông minh Best Distributor Selection, định tuyến các yêu cầu thời gian thực tới các cache tối ưu, dựa trên các điều kiện thay đổi của mạng.

ChươngVIII Các vấn đề về Platform

Các nhà quản lý công nghệ thông tin trên toàn cầu ngày nay đang phải đương đầu với một câu hỏi vô cùng khó khăn đó là việc lựa chọn một hệ điều hành phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Khó khăn đầu tiên và cũng là cơ bản nhất họ vấp phải đó là việc lựa chọn Windows NT/ Windows 2000 hay UNIX. Có phần lớn chúng ta đều đã biết UNIX không phải là một hệ điều hành (HĐH) duy nhất mà đó là một họ các hệ điều hành bao gồm một số các HĐH AIX, BSDI, Tru64 UNIX, FreeBSD, HP-UX, IRIX, Linux, NetBSD, OpenBSD, Pyramid, SCO, Solaris, SunOS, và đó cũng chỉ mới là một số hệ điều hành UNIX có tên tuổi. Ngày nay với sự phát triển mạng mẽ của HĐH Linux các nhà quản lý lại phải đương đầu thêm với một câu hỏi hóc búa khác là sự lựa trọn một HĐH UNIX danh tiếng hay một hệ điều hành UNIX dưới dạng Open Source như HĐH Linux được phát triển tiếp bởi các nhà phát triển tự nguyện.

Một lưu ý rất đáng được quan tâm là không tương thích bắt đầu nảy sinh ra trong các phiên bản của HĐH Linux. Với sự ra đời của Red Hat Linux 7.0 tranh cãi đã nổ ra, bởi lẽ mã nhị phân không còn tương thích với các phiên bản của các nhà sản xuất khác như SUSE hay Debian. Linus Tovalds, người sáng lập ra HĐH Linux thì coi Red Hat 7.0 là một sự ngu xuẩn. Red Hat hiện nay chiếm tới 69% thị phần trong khi SUSE chỉ chiếm có 9% và Debian 8%. Hơn thế nữa các máy chủ có uy tín và các nhà sản xuất phần cứng cho Linux thì lại sử dụng Red Hat là chính. SUSE chiếm lĩnh thị trường của mình chủ yếu ở các nước nói tiếng Đức. Nếu như Red Hat Linux không còn "miễn phí" nữa thì Debian có thể sẽ là sự lựa chọn tiếp theo.

Giải pháp nào rẻ tiền hơn?

Giá của một giải pháp tổng thể thường bao gồm rất nhiều các giá khác nhau, ví dụ giá nền (platform), giá của HĐH (operating system), giá bản quyền cho các phần mềm, những thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật, giá của việc nâng cấp phần mềm, hay sử dụng các gói dịch vụ (servie pack), giá khi nâng cấp phần cứng, giá phải trả khi mất uy tín với khách hàng chẳng hạn trong trường hợp bạn là nhà cung cấp dịch vụ, giá của chuyên viên để lấy lại hoặc tạo mới dữ liệu khi bị mất, giá của các nhân viên quản trị mạng, .... Đó chỉ là một số các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến giá của một giải pháp. Rõ ràng đó không phải là một bài toán đơn giản.

Platform

Việc lựa chọn một nền phần cứng (hardware platform) và một nền phần mềm (software platform), trong đó hệ điều hành đóng vai trò chủ đạo, là công việc hết sức khó khăn cho các nhà quản trị. Vấn đề này đòi hỏi phải phải được đào tạo chuyên môn về hệ thống và quản trị mạng.

Người ta chia các nền phần cứng thành hai nhánh chính. Các platform sử dụng các vi xử lý cấu trúc RISC và các platform dựa trên nền của bộ vi xử lý có cấu trúc CISC như dòng x86 của Intel.

Các RISC platform có giá cao hơn rất nhiều so với CISC platform và thường sẽ sử dụng các HĐH UNIX làm hệ điều hành, trong khi CISC platform thì sử dụng Windows NT, Linux hay các phiên bản UNIX viết cho x86 làm HĐH.

Trên thị trường HĐH mạng hiện nay người ta thường chia HĐH thành 2 nhánh chính, các HĐH UNIX và HĐH Windows NT/ Windows 2000. Tuy nhiên chúng ta có thể chia nhánh UNIX thành hai nhánh nhỏ hơn, các HĐH UNIX và các HĐH Tự UNIX (UNIX like OS).

Các tên tuổi lớn trong nhánh HĐH UNIX người ta phải nhắc đến đó là Sun Solaris của Sun Microsystem, AIX của IBM, HP-UX của Hewlett Parkard, IRIX của Silicon Graphics, Tru64 UNIX của Compaq (trước kia là Digital UNIX của Digital Equipment Coporation).

Các hệ điều hành Tự UNIX bao gồm HĐH Linux và các HĐH thuộc dòng BSD như FreeBSD, OpenBSD và NetBSD.

Tuy nhiên Windows NT nói là hỗ trợ nhiều nền phần cứng khác nhau như PowerPC, MIPS, Alpha nhưng có lẽ người ta chỉ biết đến Windows NT trên các nền x86 của Intel hoặc cùng lắm là trên các Alpha Server của Compaq.

Hệ điều hành

Việc so sánh các hệ điều hành với nhau không phải là một công việc đơn giản, mỗi HĐH đều có chỗ mạnh chỗ yếu khác nhau. D.H Brown, nhà chuyên gia trong các công tác khảo sát nghiên cứu và đánh giá khi phải đánh giá các HĐH thì thương so sánh chúng dựa trên các điểm như tính mở, tính tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng phục vụ, các chức năng Internet, quản trị hệ thống và các dịch vụ cao cấp phân tán. Còn Standish Group, một tổ chức ngiên cứu và đánh giá khác, khi so sánh Sun Solaris với Windows NT thì dựa trên 10 điểm. Đó là tính tin cậy, an ninh, tính mở, tính sẵn sàng, khả năng quản trị, khả năng tương tác, khả năng thích ứng, sự đơn giản trong phát triển, đơn giản khi sử dụng.

Có thể nhận thấy, dù có thể được diễn giải một cách khác nhau nhưng thực chất các tính năng, chức năng mà D.H. Brown và Standish Group sử dụng khi so sánh các HĐH với nhau là một.

Dưới góc độ của một nhà cung cấp dịch vụ Internet, tầm cỡ vùng hoặc quốc gia thì có lẽ các tính mở, tính tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng dịch vụ và các chức năng Internet là các tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu. Và như vậy thì các hệ điều hành UNIX sẽ là sự lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh của Microsoft. Một môi trường pha trộn (mixed) với các máy chủ cung cấp các dịch vụ hay ứng dụng trên nền của UNIX và Windows 2000 là cần thiết.

Dưới đây là bảng so sánh Sun Solaris với WindowsNT được thực hiện bởi Standish Group.

Solaris NT Reliability A- C Security B D Scalability A F Availability B+ F Manageability A D Interoperability B B-

Adaptability C+ C+ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ease of Development A A

Affordability A A-

Ease of Use A B+

FINAL GRADE: A- C

Theo D.H. Brown khi so sánh Windows NT, UNIX và Linux, thì các HĐH UNIX cho kết quả từ tốt đến rất tốt, Windows NT cho kết quả tốt (-), còn Linux thì chỉ cho kết quả được đến tốt (-).

Tính mở

Sun Solaris đứng đầu bảng xếp hạng do có khả năng hỗ trợ khoảng SMP rộng và cung cấp tốt các khả năng 64 bit. IRIX đứng kế tiếp sau đó.

Tính tin cậy, tính sẵn sàng và khả năng dịch vụ (RAS)

Solaris 8.0 và HPUX đứng đầu trong việc nhờ vào các chức năng clustering và độ tin cậy rất cao trong công việc lưu trữ.

Quản trị hệ thống

Solaris 8.0, Tru64 UNIX 5.0 đứng đầu trong công việc quản trị hệ thống dựa trên các chức năng quản trị hệ điều hành.

Các dịch vụ ứng dụng Internet

Solaris và AIX luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực này nhờ hỗ trợ mạnh mẽ các giao thức TCP/IP và mở rộng. Ngoài ra AIX còn có các dịch vụ file, mail và e-commerce mạnh nhất.

Dịch vụ thư mục và an ninh

Đứng đầu là Tru64 UNIX với tập hợp các dịch vụ thư mục mạnh nhất và các chức năng an ninh mạng tốt nhất

Trong một so sánh khác của Infoworld thực hiện với 6 sản phẩm, bao gồm AIX, Solaris, Tru64 UNIX, IRIX, HP-UX và SCO UNIXWARE thì Sun Solaris 8.0 là người đạt được điểm tuyệt đối 10/ 10, trong khi điểm của các HĐH thương mại UNIX khác SGI IRIX 6.5 2/10, AIX 5L 9/10, Tru64 UNIX 5.1 4/10, HP-UX 11i 9/10 và SCO UnixWare 7.1 0/10.

Chương IX Quản lý mạng- Tính cước 1- Quản lý mạng

Các ISP cần quản lý mạng của họ một cách hiệu quả, như cần xác định một kết nối vào Internet hoạt động thế nào, thông lượng thực sự (throughput) của mạng ra sao...Quản lý mạng bao gồm mọi hoạt động và các thiết bị được dùng để lập kế hoạch, cấu hình, điều khiển, quan sát, tinh chỉnh và quản trị mạng.

Việc quản lý mạng có thể trở nên rất phức tạp, tuỳ thuộc vào:

+ Số lượng các thành phần mạng, ví dụ các máy chủ, modem, router, gateway... + Các hệ thống hỗn hợp: như hệ điều hành, các giao thức và version.

+ Vị trí địa lý của các phần tử trên mạng.

+ Số lượng các đơn vị liên quan, số lượng các dịch vụ cung cấp...

Việc quản lý mọi thành phần này đòi hỏi các công cụ quản lý riêng lẻ. Mỗi nhà cung cấp đều đưa ra các giao diện riêng của họ cho cùng một tác vụ quản lý, và đòi hỏi sự hiểu biết nhất định với các công cụ quản lý đó. Quản lý hệ thống tổng thể được thực hiện thông qua việc quản lý mạng tích hợp. Yếu tố cần thiết để quản lý mạng tích hợp là quản lý các phần tử phân phát thông tin trong một định dạng, có thể được thông dịch độc lập với thông tin nguyên thuỷ của sản phẩm. Điều này đòi hỏi việc chuẩn hoá các giao diện và giao thức quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ của ISP (Trang 130 - 136)