Cấu trúc của cổng TCP hay UDP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ của ISP (Trang 29 - 31)

III- TCP và UDP

3-Cấu trúc của cổng TCP hay UDP

Các dịch vụ TCP hày UDP thường là có mối quan hệ client-server, ví dụ một quy trình Telnet trên Server bắt đầu ở trạng thái rỗi (idle) và chờ kết nối tới, người sử dụng nào đó gọi Telnet trên máy trạm, kết nối được tạo ra với telnet server. Máy trạm viết thông tin lên máy chủ, máy chủ đọc thông tin từ máy trạm và trả lời máy trạm. Máy trạm đọc thông tin máy chủ trả lại và thông báo cho người sử dụng. Sự kết nối này là song phương và có thể sử dụng để đọc và viết.

Nhiều kết nối telnet giữa hai hệ thống được định dạng và được xắp sếp thế nào. Một kết nối TCP hay UDP được định dạng duy nhất bởi các thông số sau đây. Cả bốn thông số này tồn tại trong mỗi thông điệp giữa hai hệ thống, đó là địa chỉ IP của hệ thống gửi, địa chỉ IP của hệ thống nhận, cổng nguồn - cổng của hệ thống gửi, cổng đích - cổng của hệ thống nhận

Cổng là một software construct được sử dụng bởi máy chủ và máy trạm cho việc gửi và nhận thông điệp. Một cổng được định dạng bởi một số có độ dài 16 bit. Các quy trình trên máy chủ thường được gán cho một cổng cố định. Các cổng này phải biết trước, bởi vì, cùng với địa chỉ IP, nó được sử dụng khi tạo ra một kết nối vào một máy chủ và một dịch vụ nhất định. Quy trình trên máy trạm, yêu cầu một cổng từ hệ điều hành hệ thống, khi bắt đầu tiến hành. Cổng này là cổng ngẫu nhiên, tuy nhiên thường là cổng có thể dùng được (cổng rỗi) tiếp theo của hệ thống.

Dưới đây là danh sách một số cổng dịch vụ thường gặp:

Số cổng Tên dịch vụ Protocol 21 FTP TCP 23 Telnet TCP 53 DNS TCP/UDP 69 TFTP UDP 80 WWW TCP 110 POP3 TCP 161 SNMP UDP

Chương III tên miền - domain name system 1- Lịch sử phát triển DNS

Hệ thống tên miền DNS là một tập hợp các giao thức và dịch vụ trên một mạng TCP/IP. DNS cho phép người sử dụng trên mạng tận dụng được việc sử dụng cấu trúc cây của các tên máy tính khi muốn liên kết với chúng trên mạng, thay cho việc phải nhớ và sử dụng các địa chỉ IP của chúng. Hệ thống tên miền được sử dụng rộng rãi trên mạng Internet và một số lượng lớn các mạng tư nhân ngày nay.

Chức năng chính của DNS chính là việc ánh xạ các tên máy dễ nhớ vào các địa chỉ IP tương ứng (ví dụ Site có địa chỉ IP là 157.55.100.1 tương ứng với tên ftp.congty.com). Một tiện lợi nữa là, địa chỉ IP này có thể thay đổi do bất kỳ một lý do nào đó nhưng với người sử dụng điều này là hoàn toàn trong suốt, người ta vẫn chỉ phải nhớ tên công ty của bạn.

Trước khi sử dụng DNS, việc sử dụng tên thay cho việc sử dụng địa chỉ IP được tiến hành thông qua file HOSTS. Tệp tin này chỉ đơn giản là một danh sách tên máy tính và địa chỉ tương ứng của chúng. Trên mạng Internet tệp tin này được quản trị tập trung và mỗi nút trên mạng phải liên tục tải tệp tin này ở dạng cập nhật nhất xuống. Khi số lượng máy tính tham gia vào Internet tăng lên nhanh chóng, giải pháp này không còn phù hợp nữa. Một giải pháp mới đã được ra đời và đó chính là hệ thống tên miền hay DNS ngày nay.

Theo Dr. Paul Mockapetris, người thiết kế ra nguyên tắc hoạt động của DNS, thì mục đích đầu tiên của DNS là thay thế được công việc quản trị tệp tin HOSTS cồng kềnh bằng một cơ sở dữ liệu phân tán đơn giản, cho phép một khoảng tên có cấu trúc cây, có thể quản trị một cách phân tán, hỗ trợ các loại dữ liệu có thể mở rộng, về lý thuyết không bị hạn chế về độ lớn và cho phép một tốc độ có thể chấp nhận được.

DNS hoạt động ở lớp 7, Application layer, của mô hình OSI. DNS sử dụng TCP hay UDP là giao thức vận chuyển. Thường thì UDP được sử dụng để có được tốc độ cao, khi có lỗi xảy ra thì TCP được sử dụng trong các trường hợp đó.

Giao thức DNS được đưa vào sử dụng rộng rãi nhất là giao thức BIND (Berkeley Internet Domain Name). BIND được phát triển bởi Berkeley cho hệ điều hành 4.3 BSD UNIX. Các thông số kỹ thuật cơ bản của DNS được định nghĩa trong các RFC 974, 1034, 1035.

2- Khái quát

com

edu gov mil

cuongco superman mit Managed by Network Information Center Qu¶n trÞ bëi cuongco whitehouse army int/net/org cuongco Domain Hệ thống tên miền DNS

Hệ thống tên miền được cấu thành bởi một cơ sở dữ liệu phân tán. Các tên trong cơ sở dữ liệu này thiết lập một cấu trúc cây logic được gọi là khoảng tên miền hay Domain Name Space. Một một nút hay miền (domain) trong khoảng tên miền đều có một tên riêng và có thể chứa các miền con (subdomain). Domain hay subdomain được nhóm thành các các vùng (zone) để tạo điều kiện cho việc quản trị khoảng tên miền một cách phân tán. Tên của một miền (domain name) định danh một vị trí trên cấu trúc tên miền logíc trong mối tương quan với miền bố (parent domain). Mỗi một nhánh như vậy được phân cánh nhau bởi một dấu chấm. Hình dưới đây biểu diễn một số tên miền lớp chóp (top level domain), một tên miền cấp hai (second level domain) cuongco và một máy chủ thuộc cuongco tên là superman. Nếu một ai đó trên mạng muốn liên kết với superman, người là sẽ sử dụng tên miền đầy đủ của nó, Fully Qualified Domain Name (FQDN), superman.cuongco.com.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ của ISP (Trang 29 - 31)