Nghệ thuật cấu trúc

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử hồ quý ly (Trang 58 - 62)

Từ xa ngời ta đã biết đến cấu trúc tác phẩm văn học nhng chỉ hiểu ở khía cạnh hoà hợp, hài hoà đối xứng. Ngày nay cấu trúc tác phẩm văn học là khái niệm đợc sử dụng rất phổ biến và đợc hiểu nh là mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hiện tợng khác, quan hệ giữa các lớp t tởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn . Hay nói cách khác, cấu trúc tác phẩm là “Tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác ” [ 6; 34] . Và các yếu tố của cấu trúc tác phẩm đều có ý nghĩa riêng. Do đó , muốn hiểu tác phẩm văn học ta phải tìm hiểu cấu trúc của nó, đặt các yếu tố trong cấu trúc của nó.

Nguyễn Xuân Khánh luôn trăn trở đi tìm một hình thức thể hiện mới. ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tác giả đã có một cách cấu trúc thật độc đáo. Không phải theo trình tự tuyến tính nh một số tiểu thuyết lịch sử vẫn sử dụng. Tính phân mạch là tơng đối rõ ràng. Đó là cấu trúc lồng khung. Bề ngoài là một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh nhng chứa đựng trong nó là nhiều cuốn tiểu thuyết nhỏ về cuộc đời, số phận từng nhân vật. Sự lồng ghép đan cài của nhiều truyện trong một truyện đã tạo đợc sự thú vị, bất ngờ đối với độc giả. Nếu nh các nhân vật Chí Phèo, Thị Nở... của Nam Cao đều chụm vào một mối: đó là khát vọng lơng thiện; thì ở cuốn tiểu thuyết này, nhân vật vừa chụm vào một mối , vừa toả thành nhiều hớng, vừa có cái chung thống nhất vừa có cái riêng. Do đó ngòi đọc không chỉ thấy đợc toàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thời Trần, mà còn thấy rõ số phận từng con ngòi trong xã hội đó.

Cuộc đời các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly nh những cuốn tiểu thuyết nhỏ. Đó là bi kịch của Hồ Quý Ly- con ngời quyết đoán nhng cô đơn vô cùng (xin xem 2.2), và cuộc đời bất hạnh của Ngọc Kiểm, Nguyễn Cẩn, sự dở dang số phận của Phạm Sinh (xin xem 2.1.2). Hay cuộc đời nhân vật Thanh Mai. Đó là một chuỗi những khổ đau và nớc

mắt. Làm thị tì cho vua Chiêm . Hầu hạ, xoa bóp, đội đèn hầu tiệc..." công việc thật nhục nhã tuy không mệt nhọc" [8; 868] . Lúc vua Chiêm chiếm đoạt thân xác, nàng chỉ biết ngậm ngùi," Nghiệp là thế. Thôi thì sống cho hết nghiệp của mình [8;687]. Khi Trần Khát Chân cứu thoát, Thanh Mai nh thoát đợc nỗi khiếp sợ luôn ám ảnh, day dứt," mấy ai hiểu đợc sự tủi nhục, nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần của một cô gái ngây thơ trong phút chốc cuộc sống bỗng tan nát, mất tất cả cha lẫn mẹ, sống một cuộc sống thấp hèn của một con vật, của kiếp ngời nô lệ đàn bà" [8;690]. Nàng đã tìm đợc tình yêu đích thực với Hồ Nguyên Trừng dù tr- ớc đó nàng chỉ giả vờ yêu chàng để dò xét tình hình. Sự thành thực đã khiến hai tâm hồn trở nên đồng điệu. Thanh Mai nh tìm đợc chỗ dựa. Tuy nhiên số phận thật trớ trêu. Cha nuôi của nàng là thợng tớng Trần Khát Chân bị Hồ Quý Ly chém đầu.Tình yêu của nàng và Nguyên Trừng chỉ đẹp tựa giấc mơ, không thể chống lại sự nghiệt ngã của cuộc sống " làm sao con ngời có thể vừa là kẻ trợng phu mu việc lớn, mà đồng thời làm cả kẻ si tình đeo bòng với một mỹ nhân "[8.830]. Và cuộc đời Thanh Mai là cuộc đời của " ngời đàn bà hiền dịu đã trải qua nhiều đau khổ"," trong trắng.., có một tấm lòng cao cả, chịu bao nhiêu cay đắng nh thế mà không hận thù "[ 8; 684].…

Số phận nhân vật Phạm S Ôn cũng là một cuốn tiểu thuyết thu nhỏ. Từ một đứa con hoang của một ngời đàn bà nô tỳ lỡ làng nào đó đặt ở một ngôi chùa làng, đến ngời thủ lĩnh của đội quân từ bi... Cuộc sống hiện lên thật khắc nghiệt. Không cỡng lại đợc" cái sức sống quá d thừa đang bừng bừng toả ra" [8; 234] từ thân thể cờng tráng , Phạm S Ôn đã làm “ những điều trái với ngời thờng” [ 8; 243] . S Ôn đến với cô nô tì rách rới bên bờ đầm một cách đam mê và hoang dại. Pham S Ôn khát khao:" Tôi sẽ đi đến tận cùng; nếu cần sẽ thiêu trụi cả thế gian và thiêu trụi cả tôi "[ 8;246]. Tuy nhiên, khát khao mãnh liệt ấy của Phạm S Ôn cha đủ để chàng có thể làm đợc một điều gì đó và rốt cuộc triều đình đã

xử trảm S Ôn khi chàng cha kịp nhận Phạm Sinh là con, đúng hơn cha biết rằng trên đời mình có một đứa con... Đó là điều xót xa vô cùng.

Nhân vật Sử Văn Hoa nh là ngời phát ngôn quan điểm tác giả. Song, nhìn dới góc độ nào đó, nhân vật này chịu nhiều đau khổ. Suốt cuộc đời chỉ cặm cụi chép sử :" Nhẫn nại, tỉ mỉ, chăm chỉ đều đặn nh một cỗ máy" [ 8; 501]. Công việc tơng đối đơn giản "ấy thế mà cái hiểm nguy trên đống giấy, nghĩ cho kỹ, lại còn gớm ghê hơn cả cái hiểm nguy chốn trận tiền" [ 8;501] . Bởi lẽ, Văn Hoa chép sử một cách khách quan, dám thẳng thắn nói lên sự thực, phê phán Minh Đạo của Hồ Quý Ly mà không hối hận. Cuốn sách Trần sử là cả một đời tâm huyết" Chết cũng thỏa ,chết cũng chẳng ân hận gì " [ 8; 507] của Văn Hoa. Cuốn sách đợc viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục thất với biết bao thiếu thốn . Song, giá trị của cuốn sách là to lớn. Sử Văn Hoa có công khi dựng lại lịch sử nhà Trần với nhiều sự kiện, biến động, nhng lại phải chết trong lặng lẽ, lãng quên. Âu cũng là số phận của con ngời sống trong xã hội nhiễu nhơng, li loạn.

Có thể nói, với cấu trúc lồng khung nh vậy, tiểu thuyết Hồ Quý Ly trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Ngời đọc nh vui buồn với số phận, cuộc đời mỗi nhân vật để cảm nhận cho thấu triệt sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Chính điều này tạo cho tác phẩm có nhiều chủ đề. Chủ đề nào cũng ám ảnh. Tác giả không có ý làm nhòe chủ đề phụ. Bởi vậy, tính chất đa chủ đề cũng là nét độc đáo trong tác phẩm Hồ Quý Ly. Từ đây nó sẽ liên quan đến ngôi kể: nhân vật Tôi thay đổi (Chúng tôi trình bày rõ mục 3.3).

Ngợc dòng văn học, ta thấy tiểu thuyết Những ngời khốn khổ của Victor Hugo cũng sử dụng kiểu cấu trúc này. Trớc khi kể chuyện Giăng Van Giăng cứu Mariuýt thì tác giả nói chuyện về cống ngầm, về Pari với những căn nhà ổ chuột... Nghĩa là tác giả đã tạo cho tác phẩm tính đa chủ

đề. Và đây sẽ là một hớng mở trong quá trình xây dựng cấu trúc tác phẩm. Rõ ràng, một cuốn tiểu thuyết ôm chứa tiểu thuyết nhỏ về từng nhân vật là cả quá trình tìm tòi trăn trở của Nguyễn Xuân Khánh trong việc đi tìm một hình thức thể hiện mới .

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử hồ quý ly (Trang 58 - 62)